Tìm hiểu tác giả Vũ Quần Phương về tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, thành tựu, phong cách sáng tác và các nhận định về ông.
- Vũ Quần Phương (sinh năm 1940), tên thật là Vũ Ngọc Chúc, là nhà thơ, nhà báo và nhà phê bình văn học. Bút danh khác của ông: Ngọc Vũ, Phương Viết.
- Quê quán: Quê cha của ông tại Hải Hậu, Nam Định trong khi ông sinh ra ở quê mẹ Từ Liêm, Hà Nội (quê gốc là ở Hải Hậu, Nam Định).
- Học vấn: Lớn lên khi 16 tuổi ông rời quê Hải Hậu đi trọ học ở trung tâm Hà Nội.
- Ông tốt nghiệp Đại học Y khoa rồi làm bác sĩ 2 năm trước khi chuyển sang làm thơ, nhà phê bình văn học.
- Nguyên Trưởng ban biên tập văn học (Nhà xuất bản Văn học).
- Nguyên Chủ tịch Hội văn nghệ Hà Nội, Tổng biên tập báo Người Hà Nội.
- Nguyên Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà Văn Việt Nam, Phó Tổng biên tập tạp chí Văn chương Việt Nam bằng tiếng Pháp.
- Ngoài làm thơ và viết phê bình văn học, ông còn dịch thơ đăng trên các sách, báo và tạp chí văn học.
- Các tác phẩm tiêu biểu :
+ Cỏ mùa xuân (1966)
+ Hoa trong cây (1977)
+ Những điều cùng đến (tập thơ, 1983), 22 bài thơ
+ Đợi (1988)
+ Vầng trăng trong xe bò (tập thơ, 1988)
+ Vết thời gian (tập thơ, 1996).
- Ông được nhận giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.
Phong cách sáng tác của Vũ Quần Phương là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố lãng mạn, cảm xúc sâu sắc và những suy tư về con người, cuộc sống. Ngôn ngữ thơ của ông giản dị mà sâu sắc, dễ dàng khơi gợi sự đồng cảm từ người đọc. Thơ Vũ Quần Phương đã tạo nên một dấu ấn đặc biệt trong văn học Việt Nam, vừa trữ tình, vừa suy tư, phản ánh sự hòa hợp giữa cái đẹp và cái thực trong cuộc sống. Trọn đời người thơ ấy đã gắn bó với mảnh đất ngàn năm văn hiến, nay bước qua ngưỡng bát tuần, hình ảnh của thiên nhiên phố xá, nếp sinh hoạt… đã trở thành một phần của con người Vũ Quần Phương.
Trịnh Đình Hùng: "Quán xuyến suốt tập thơ mới này của Vũ Quần Phương là tâm sự của người đã bắt đầu bước sang tuổi nhìn lại. Chúng ta gặp trong phần lớn các bài thơ chất suy ngẫm, nghĩ ngợi. Nhưng sức trẻ, sức bật của cảm hứng nghệ thuật và tư tưởng các bài thơ làm nên độ chín và sức hấp dẫn của tập thơ lại là ở cái kiểu chiêm nghiệm. Một cách lật lại tín điều: “Gần mực thì đen/ Gần đèn thì rạng” bằng cách viết thêm: Mực để trước đèn/ Mực sáng? Hay đèn đen?"