Tìm hiểu về tác giả Thôi Hiệu bao gồm tiểu sử, sự nghiệp, các tác phẩm, đặc điểm phong cách sáng tác và các nhận định bình luận về ông
- Thôi Hiệu (704 – 754) là một thi nhân nổi tiếng thời nhà Đường
- Quê quán: Biện Châu (nay là thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc)
- Năm khai nguyên 11 (723) ông đỗ tiến sĩ và làm quan đến chức Tư Huân Viên ngoại lang
- Thơ ông còn truyền lại hơn 40 bài, một số lượng không nhiều so với các nhà thơ đương thời. Song chỉ với Hoàng Hạc lâu, tên tuổi của ông đã lưu danh thiên cổ.
- Một số tác phẩm trong đó:
+ Hành kinh Hoa Âm (Đi qua Hoa Âm)
+ Hoàng Hạc lâu (Lầu Hoàng Hạc)
+ Trường Can hành kỳ 1
+ Trường Can hành kỳ 2
+ Trường Can hành kỳ 3
+ Trường Can hành kỳ 4
+ Vị Thành thiếu niên hành (bài Hành tuổi trẻ thành Vị)
+ Nhập Nhược Da khê (Vào suối Nhược Da)
+ Cổ ý (Ý xưa)
+ Mạnh Môn hành (Bài hành qua Mạnh Môn)
+ Nhạn Môn Hồ nhân ca (Bài ca của người Hồ ở Nhạn Môn)
- Những thi phẩm của ông được coi là “viên ngọc sáng” của thơ ca thời Đường bởi những giá trị nghệ thuật cũng như giá trị nhân đạo mà tác phẩm mang lại. Thơ của ông thường viết về những cảnh đẹp hay cuộc sống của con người ở những nơi mà ông đã đi qua. Giọng thơ uyên bác, trữ tình, khiến cho độc giả như được nhìn ngắm cảnh vật trong thơ hiện lên ngay trước mắt mình.