logo

Tìm hiểu thêm về chữ Nho và nghệ thuật viết chữ Nho (thư pháp)

icon_facebook

Câu hỏi: Tìm hiểu thêm về chữ Nho và nghệ thuật viết chữ Nho (thư pháp)

Lời giải

- Chữ Nho có gốc là chữ Hán được phát âm bằng tiếng Việt.

- Chữ Hán được hình thành theo các cách chính: Chữ tượng hình, Chữ chỉ sự, Chữ hội ý, Chữ hình thanh, Chữ chuyển chú, Chữ giả tá.

- Nghệ thuật viết chữ Nho (thư pháp): Thư Pháp là nghệ thuật viết chữ bằng bút lông, thể hiện qua nét chữ những tâm tình và gửi gắm của người viết. Viết Thư Pháp không chỉ đòi hỏi chữ đẹp, mà bố cục còn phải hài hòa, đôi khi phải hợp phong thủy. Theo thời gian, Thư pháp đã hòa trong mạch sống nghệ thuật dân tộc và có ảnh hưởng đến đời sống xã hội. nghệ thuật thư pháp thường được tái hiện vào các dịp lễ, tết cổ truyền của dân tộc với hình ảnh ông Đồ bên bút lông và giấy đỏ. Thư pháp có nghĩa ban đầu là phương pháp viết chữ chuẩn xác, cho đẹp, nhưng cùng với thời gian, thư pháp đã vượt ra khỏi ý nghĩa ban đầu và trở thành nghệ thuật viết chữ cách điệu, tạo ra những hình tượng nghệ thuật thể hiện ý tứ sâu xa của tác giả. Thư Pháp vốn xuất thân từ Trung Hoa và được du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu Công nguyên thời nhà Hán. Để viết được thư pháp bằng chữ Hán người viết cần phải am hiểu về ý nghĩa của các chữ, có nền tảng kiến thức thâm sâu về kết hợp và phân bố hình khối, tạo dáng chữ qua từng đường nét.

Tìm hiểu thêm về chữ Nho và nghệ thuật viết chữ Nho (thư pháp)

>>>Xem trọn bộ: Bài Ông Đồ SGK 7 trang 46, 47, 48 - Văn Cánh diều

Nguồn gốc chữ Nho và Một số tác phẩm chữ Nôm, chữ Hán

- Nguồn gốc chữ Nho

Khoảng thế kỷ II trước CN, phong kiến Trung Quốc (TQ) chiếm nước ta, bắt dân ta học chữ Hán [1]. Nhờ đó lần đầu tiên người Việt Nam biết tới chữ viết –– phương tiện truyền thông tin cực kỳ tiện lợi, không bị hạn chế về không gian và thời gian như tiếng nói. Có thể vì thấy được cái lợi lớn ấy mà các bậc đại trí người Việt đã nảy ý tưởng mượn dùng loại chữ này. Nhưng học Hán ngữ cực kỳ khó, vì người TQ đọc tiếng Hán theo hàng trăm phương ngữ khác nhau. Cái khó ló cái khôn: tổ tiên ta đã nghĩ ra cách chỉ đọc thứ chữ này bằng tiếng Việt mà không đọc bằng tiếng Hán, tức chỉ học chữ mà không học tiếng Hán. Ngôn ngữ học ngày nay giải thích điều đó là hợp lý, vì chữ Hán là chữ biểu ý (chữ ghi ý, ideograph), tương tự chữ tượng hình vẽ con vật hoặc chữ số 1, 2, 3 hoặc ký hiệu $, %, … cả thế giới đều hiểu ý nghĩa các ký hiệu biểu ý đó, tuy đọc bằng tiếng của mình. Tổ tiên ta đã lợi dụng tính biểu ý của chữ Hán để đọc nó bằng tiếng Việt, như cách người TQ các địa phương đọc bằng phương ngữ của họ. Vì thế chính quyền chiếm đóng không thể cấm dân ta đọc chữ Hán theo cách của ta.

Người Việt gọi thứ chữ Hán đã Việt hóa phần ngữ âm ấy là chữ Nho, tức chữ của người có học. Khi ấy mỗi chữ Hán được đọc bằng một âm (từ) Hán-Việt gần giống âm Hán của nó; nhưng một âm Hán có thể chuyển thành một số âm Việt khác nhau. Không chữ Hán nào không được đặt tên tiếng Việt. Việc đặt tên cho hàng chục nghìn chữ Hán kéo dài hàng trăm năm, thực sự là một công trình vĩ đại. Chỉ bằng truyền miệng mà cách nay 2000 năm các thầy đồ Nho trong cả nước ta đã đọc chữ Hán bằng một âm Việt thống nhất (TQ đặt mục tiêu đến năm 2020 toàn dân đọc chữ Hán bằng một âm Hán thống nhất). Có lẽ đây là lần đầu tiên chữ Hán được phiên âm ra tiếng nước ngoài.

- Một số tác phẩm chữ Nôm và chữ Hán

+ Tác phẩm chữ Nôm như: Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh Phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm - Đặng Trần Côn, và Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.

+ Tác phẩm chữu Hán: Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Hịch trướng sĩ của Trần Quốc Tuấn và Chuyện người con gái Nam xương của Nguyễn Dữ…

icon-date
Xuất bản : 27/08/2022 - Cập nhật : 27/08/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads