Câu hỏi: Ngoài bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ (đã học lớp 6), em còn biết thêm bài thơ năm chữ nào khác không? Đọc trước bài thơ Ông đồ; tìm hiểu thêm về tác giả Vũ Đình Liên
Lời giải
- Ngoài bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, em còn biết thêm bài thơ năm chữ: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Sóng (Xuân Quỳnh), Đánh thức trầu (Trần Đăng Khoa), Chú bò tìm bạn (Phạm Hổ), Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ), Tiếng thu (Lưu Trọng Lư), Mầm non (Võ Quảng)…
- Tác giả Vũ Đình Liên:
+ Vũ Đình Liên (1913-1996), sinh ra tại Hà Nội, quê gốc ở thôn Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
+ Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới, nhà giáo nhân dân Việt Nam. Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ.
+ Ngoài thơ, ông còn hoạt động trong lĩnh vực lý luận, phê bình văn học và dịch thuật.
+ Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam
+ Tác phẩm tiêu biểu: Ông đồ, Lòng ta là những hàng thành quách cũ, Luỹ tre xanh, Người đàn bà điên ga Lưu xá…
>>>Xem trọn bộ: Bài Ông Đồ SGK 7 trang 46, 47, 48 - Văn Cánh diều
Định nghĩa và đặc điểm của thơ năm chữ
- Định nghĩa thơ năm chữ
Thơ năm chữ là thể thơ mỗi dòng gồm năm tiếng. Trong văn học dân gian thì gọi là thể vãn năm (mỗi câu năm âm tiết). Còn trong văn học bác học thì gọi đây là thơ ngũ ngôn. Như vậy có thể khẳng định thể thơ năm chữ cũng xuất hiện từ xa xưa và được lưu hành nhiều trong văn học ‘dân gian cũng như trong văn học bác học. ở văn học dân gian, nhiều nhất là thể hát dặm Nghệ – Tĩnh.
Còn trong văn học bác học thì thể thơ năm chữ (ngũ ngôn) được dùng nhiều hơn thể thơ bốn chữ. Đặc biệt là ở thơ chữ Hán. Chẳng hạn như bài Tăng thử (Ghét chuột) của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sở kiến hành (Những điều trông thấy) của Nguyễn Du,… Cho đến nay, thể thơ năm chữ vẫn được các nhà thơ hiện đại sử dụng.
- Đặc điểm của thơ năm chữ
+ Số câu không hạn định
+ Mỗi câu gồm 5 chữ (ngũ ngôn)
+ Nhịp 2/3,3/2
+ Vần kết hợp :vần liền,vần cách,vần lưng