Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính và là bộ phận của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân,… của sự việc nêu trong câu. Vậy có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào? Các bạn hãy cùng Toploigiai tìm ra đáp án đúng ngay bây giờ nhé!
A. Theo các nội dung mà chúng biểu thị
B. Theo vị trí của chúng trong câu
C. Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau
D. Theo mục đích nói của câu
Trả lời:
Đáp án đúng: A. Theo các nội dung mà chúng biểu thị
Có thể phân loại trạng ngữ theo các nội dung mà chúng biểu thị
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, ….
Có thể phân loại trạng ngữ theo các nội dung mà chúng biểu thị vì khi dựa vào nội dung chúng biểu thị, ta có thể dễ dàng phân loại trạng ngữ thành các loại là trạng ngữ với vai trò chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ nơi chốn, trạng ngữ chỉ nguyên nhân, trạng ngữ chỉ mục đích, trạng ngữ chỉ phương tiện cụ thể.
Trạng ngữ có thể ở ba vị trí trong câu đó chính là đầu câu, giữa câu và cuối câu. Và thực tế thì các trạng ngữ được đặt ở đầu câu và cuối câu chiếm đa số.
Ví dụ: ” Anh đến trễ vì tắc đường “
Hoặc “Vì tắc đường nên anh ấy đến trễ”.
Trong hai câu trên, vị trí của trạng ngữ chỉ địa điểm “vì tắc đường” được sắp xếp ở cuối câu và đầu câu. Việc sắp xếp khác nhau đó không làm thay đổi ngữ nghĩa của câu mà chỉ thay đổi cách diễn đạt của câu. Như ở trên đã viết, thì trạng ngữ chỉ thời gian và trạng ngữ chỉ địa điểm (không gian- nơi chốn) là các loại trạng ngữ có tính linh hoạt rất cao, có thể ở nhiều vị trí trong câu.
>>> Tham khảo: Trạng ngữ là gì?
Câu 1: Trạng ngữ trong câu sau có ý nghĩa gì?
Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.
(Đặng Thai Mai)
A. Chỉ thời gian
B. Chỉ nơi chốn
C. Chỉ phương tiện
D. Chỉ nguyên nhân
Đáp án: C
Câu 2: Dòng nào là trạng ngữ trong câu “ Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào”. (Nam Cao) ?
A. Dần đi ở từ năm chửa mười hai
B. Khi ấy
C. Đầu nó còn để hai trái đào
D. Cả A, B, C đều sai.
Đáp án: B
Câu 3: Trạng ngữ “ Trên bốn chòi canh” trong câu “Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” (Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì ?
A. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu
B. Mục đích của hành động được nói đến trong câu
C. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
D. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu
Đáp án: C
Câu 4: Dòng nào nói đúng nhất các loại từ có thể làm trạng ngữ trong câu?
A. Danh từ, động từ, tính từ
B. Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ
C. Các quan hệ từ
D. Cả A và B đều đúng
Đáp án : D
Câu 5: Tách trạng ngữ thành câu riêng, người nói, người viết nhằm mục đích gì?
A. Làm cho nội dung của câu dễ hiểu hơn.
B. Làm cho câu ngắn gọn hơn.
C. Làm cho nòng cốt câu được chặt chẽ.
D. Để nhấn mạnh, chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định.
Đáp án: D
Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm ra đáp án đúng và giải thích chi tiết cho câu hỏi Có thể phân loại trạng ngữ dựa theo cơ sở nào? Hi vọng cùng với một số câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về trạng ngữ sẽ giúp các bạn học tập tốt hơn. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.