logo

Trạng ngữ là gì?

Câu trả lời đúng nhất: Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm.

Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, …

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về Trạng ngữ qua bài viết dưới đây!


1. Trạng ngữ là gì?

[CHUẨN NHẤT] Trạng ngữ là gì?

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm.

Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, …

>>> Xem thêm: Tính từ là gì? Ví dụ


2. Tác dụng của việc thêm trạng ngữ là gì?

Việc thêm trạng ngữ vào câu văn sẽ mang lại một số tác dụng như sau:

Trạng ngữ xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc được nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung câu văn đầy đủ, chi tiết và chính xác.

Các trạng ngữ còn có tác dụng liên kết các câu văn, các đoạn văn, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc và hay hơn.

Trong văn nghị luận: Trạng ngữ giúp sắp xếp các luận cứ, luận điểm theo trình tự không gian, thời gian hoặc quan hệ nguyên nhân – kết quả. Giúp cho câu văn, đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau hơn.

Thêm trạng ngữ cũng là một trong những cách mở rộng câu, giúp nội dung câu phong phú, đầy đủ và chính xác hơn.

>>> Xem thêm: Thành ngữ là gì? Đặc điểm của thành ngữ


3. Các loại trạng ngữ

– Trạng ngữ chỉ nơi chốn là thành phần phụ của câu xác định nơi chốn diễn ra sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi ở đâu?

Ví dụ: Trên cây, mấy chú chim /đang bắt sâu – Trạng ngữ là “Trên cây”

– Trạng ngữ chỉ thời gian là thành phần phụ của câu xác định thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi: Bao giờ? Khi nào? Mấy giờ? …

Ví dụ: Mùa xuân, chúng em /trồng cây – Trạng ngữ là “Mùa xuân”

+ Cuối năm học, chúng em/ tổ chức liên hoan – Trạng ngữ là “Cuối năm học”

+ Sáu giờ rưỡi, em và bạn/ đến trường – Trạng ngữ là “Sáu giờ rưỡi”

– Trạng ngữ chỉ nguyên nhân là thành phần phụ của câu xác định nguyên nhân của sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời cho câu hỏi: Vì sao? Nhờ đâu ? Tại sao?

Ví dụ: Vì mưa, nhà em/ không phơi được quần áo – Trạng ngữ là “Vì mưa”

+ Nhờ chăm học, Tuấn /đạt học sinh xuất sắc- Trạng ngữ là “Nhờ chăm học”

+ Tại nó, tôi/ bị mắng oan – Trạng ngữ là “Tại nó”

– Trạng ngữ chỉ mục đích là thành phần phụ của câu xác định mục đích diễn ra sự việc nêu trong câu.Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho câu hỏi: Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Vì cái gì? …

Ví dụ: Để đạt học sinh xuất sắc, Bạn Hà/ cố gắng học tập – Trạng ngữ là “Để đạt học sinh xuất sắc”

– Trạng ngữ chỉ phương tiện là thành phần phụ của câu xác định phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ phương tiện trả lời cho câu hỏi: Bằng cái gì? Với cái gì?

Ví dụ: Bằng một giọng chân tình, cô giáo/ khuyên chúng em cố gắng học tập – Trạng ngữ là “Bằng một giọng chân tình”.


4. Cách nhận biết trạng ngữ trong câu như thế nào?

Trong mỗi một câu thường sẽ có một hoặc nhiều trạng ngữ. Mỗi trạng ngữ sẽ có những nhiệm vụ khác nhau. Các trạng ngữ sẽ đứng đầu câu, có thể đứng ở giữa hoặc cuối một câu.

Cách nhận biết đâu là trạng ngữ trong câu người ta thường phải dựa vào dấu hiệu về hình thức và ý nghĩa.

Hình thức: trạng ngữ trong câu thường bị ngăn cách với các thành phần chính bởi dấu phẩy.

Ý nghĩa: Trong câu trạng ngữ sẽ được dùng để chỉ thời gian, địa điểm, nguyên nhân hay một mục đích cụ thể nào đó chẳng hạn.


5. Một số bài tập về Trạng ngữ

Bài 1: Xác định trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ:

a. Khi mùa thu sang, khắp nơi, hoa cúc nở vàng.

=> TN chỉ thời gian: Khi mùa thu sang

Tn chỉ nơi chốn: khắp nơi

b. Những ngày giáp Tết, trong các chợ hoa, mọi người mua sắm nhiều.

=> TN chỉ thời gian: Những ngày giáp Tết

TN chỉ nơi chốn: Trong các chợ hoa

c. Vì chủ quan, nhiều bạn làm bài kiểm tra chưa tốt.

=> TN chỉ nguyên nhân: Vì chủ quan

d. Để đạt thành tích tốt, chúng tôi đã cố gắng rất nhiều.

=> TN chỉ mục đích: Để đạt thành tích tốt

e. Bằng đôi cánh dang rộng, gà mẹ bảo vệ cả đàn gà con.

=> TN chỉ phương tiện, cách thức: Bằng đôi cánh dang rộng

Bài 2: Thêm trạng ngữ thích hợp vào câu:

……………., ve kêu ra rả

=> Mùa hè / Trong các vòm cây

 ……………, nước sông đục ngầu

=> Vì ô nhiễm môi trường

……….., ong bướm bay lượn rộn ràng

=> Trong các vườn hoa / Mùa xuân

Bài 3: Đặt câu theo yêu cầu:

Câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn

Ví dụ: Trên sân trường, học sinh đang chơi đùa.

Câu có trạng ngữ chỉ thời gian, nguyên nhân

Ví dụ: Hôm qua, vì mưa, con đường bị ngập.

Câu có trạng ngữ chỉ mục đích, bắt đầu bằng từ “vì”

Ví dụ: Vì Tổ Quốc, các chiến sĩ sẵn sàng hi sinh.

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu Trạng ngữ là gì? Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 18/06/2022 - Cập nhật : 18/06/2022