logo

Nêu quy tắc viết hoa danh từ riêng, danh từ chung

Khi trình bày bất cứ một văn bản nào thì quy tắc viết hoa là quy tắc cơ bản bắt buộc phải tuân thủ. Tuy nhiên, trong tiếng Việt khá là nhiều quy tắc viết hoa, cho nên không phải ai cũng nắm được hết các quy tắc. Vậy nên trong nội dung dưới đây, Top lời giải sẽ cùng bạn nêu quy tắc viết hoa danh từ riêng, danh từ chung để bạn hiểu rõ hơn!


1. Quy tắc viết hoa là gì?

Quy tắc viết hoa trong tiếng Việt rất đa dạng mà bạn cần nắm vững lý thuyết để áp dụng vào viết đúng trong những trường hợp cụ thể. Dưới đây là những trường hợp mà bạn cần phải áp dụng quy tắc viết hoa trong tiếng Việt khi thực hiện các văn bản hay viết chữ.


2. Tại sao cần phải có quy tắc viết hoa

Tiếng Việt – ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam. Từ khi ra đời, tiếng Việt đã mang trong mình những bản sắc riêng và bản sắc riêng, vẻ đẹp riêng trong quá trình con người sử dụng đã làm giàu có thêm vốn tiếng Việt. Trước sự đổi mới và phát triển từng ngày của xã hội, tiếng Việt cũng cần phải đổi mới hơn, đa dạng và phong phú hơn để đáp ứng được nhu cầu của thời đại. Tuy nhiên, sự thay đổi và đa dạng đó cũng cần phải có sự chọn lọc và chắt chiu đi những gì tốt đẹp nhất. Một trong số đó là quy tắc áp viết hoa trong tiếng Việt nên được gìn giữ và vẹn nguyên. Tại sao lại thế?

>>> Xem thêm: Danh từ riêng là gì?

– Viết hoa các danh từ riêng một phần thể hiện được sự tôn trọng, ngưỡng mộ và có thể là biết ơn đối với sự hi sinh to lớn đối với các vị anh hùng thời đại trước để nâng đỡ cho thế hệ sau; hoặc cũng có thể là ngưỡng mộ trước vẻ đẹp hùng vĩ của một địa danh cửa quê hương đất nước.

– Viết hoa trong tiếng Việt góp phần giúp người đọc phân biệt được đâu là tên riêng của một cá nhân hay tổ chức, hay đơn giản là một địa danh, một con đường, …

– Viết hoa đúng cũng là góp phần làm trong sáng tiếng Việt của chúng ta.

>>> Xem thêm: Danh từ chung là gì?


3. Quy tắc về cách viết hoa danh từ riêng, danh từ chung

a) Quy định về cách viết hoa trong tiếng Việt với danh từ riêng:

Theo định nghĩa ấn phẩm Hoạt động của từ tiếng Việt của Đái Xuân Ninh biên soạn do NXB Khoa học xã hội, HN 1978, danh từ riêng chỉ tên gọi của một vật, một người hay một tập thể riêng biệt. Xét về chức năng ý nghĩa, danh từ riêng và danh từ chung có sự phân biệt rõ ràng. Trong đó, danh từ chung dùng để gọi tên một loạt sự vật, không gọi riêng từng sự vật riêng. Điểm khác biệt với danh từ riêng là danh từ chung sẽ chứa đựng nội dung ý nghĩa nhất định, bao gồm cả tên gọi một sự vật duy nhất như mặt trăng, mặt trời.

+ Quy định cách viết hoa họ tên người:

Dù cùng một họ tên người nhưng người ta sử dụng song song nhiều cách viết hoa khác nhau lâu nay.

Ví dụ viết họ tên người Công Huyền Tôn Nữ Lưu Ly hay Công huyện tôn nữ lưu Ly, Công huyền Tôn nữ Lưu Ly, Công – Huyền – Tôn – Nữ – Lưu Ly.

+ Quy định cách viết hoa tên địa danh:

Quy định cách viết hoa địa danh cũng tồn tại nhiều cách khác nhau. Ví dụ như cách viết Sài Gòn, Sài-Gòn, Sài gòn… Vào năm 1984, theo Quyết định số 240/QĐ, thống nhất trên toàn quốc về chuẩn chính tả, về quy tắc viết hoa trong tiếng Việt do Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thị Bình ký như sau: Cách viết tên người, tên nơi chốn sẽ viết hoa chữ cái đầu là phụ âm/âm đầu không dùng gạch nối.

Ví dụ như Quang Trung, Vũng Tàu, Hà Nội… Chuẩn chính tả này áp dụng trong tất cả các văn bản.

     

Nêu quy tắc viết hoa danh từ riêng, danh từ chung

+ Quy định cách viết hoa tên riêng không phải tiếng Việt: 

Trường hợp viết tiếng nước ngoài du nhập, không phải tiếng Việt được quy định trong Quyết định 240/QĐ trong Quy định về chính tả tiếng Việt và thuật ngữ tiếng Việt có ghi:

* Nếu tên riêng dùng nguyên chữ của chữ cái Latin sẽ giữ đúng nguyên bản tất cả các chữ cái còn dấu phụ trong nguyên ngữ có thể lược đi. Ví dụ như tên Paris, Petofi, Shakespeare…

b) Quy định về cách viết hoa trong Tiếng Việt với danh từ chung

- Danh từ thuộc trường hợp đặc biệt: Nhân dân, Nhà nước.

- Tên các huân chương, huy chương, các danh hiệu vinh dự: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết của các thành phần tạo thành tên riêng và các từ chỉ thứ, hạng. Ví dụ: Huân chương Sao vàng, Nghệ sĩ Nhân dân, Anh hùng Lao động...

- Tên chức vụ, học vị, danh hiệu: Viết hoa tên chức vụ, học vị nếu đi liền với tên người cụ thể. Ví dụ: Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Giáo sư Tôn Thất Tùng...

- Danh từ chung đã riêng hóa: Viết hoa chữ cái đầu của từ, cụm từ chỉ tên gọi đó trong trường hợp dùng trong một nhân xưng, đứng độc lập và thể hiện sự trân trọng. Ví dụ: Bác, Người (chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh), Đảng (chỉ Đảng Cộng sản Việt Nam)...

- Tên các ngày lễ, ngày kỉ niệm: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên gọi ngày lễ, ngày kỷ niệm. Ví dụ: ngày Quốc khánh 2-9, ngày Tổng tuyển cử đầu tiên, ngày Quốc tế Lao động 1-5, ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10...

- Tên các loại văn bản: Viết hoa chữ cái đầu của tên loại văn bản và chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi của văn bản trong trường hợp nói đến một văn bản cụ thể. Ví dụ: Bộ luật Hình sự, Luật Tổ chức Quốc hội...

- Trường hợp viện dẫn phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của phần, chương, mục, tiểu mục, điều.

Ví dụ:

- Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 103 Mục 5 Chương XII Phần I của Bộ luật Hình sự.

- Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Tiểu mục 1 Mục 1 Chương III của Nghị quyết số 351/2017/UBTVQH14.

------------------------------

Như vậy, Top lời giải đã giải đáp câu hỏi Nêu quy tắc viết hoa danh từ riêng, danh từ chung? và cung cấp kiến thức về danh từ riêng và chung . Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích trong học tập, chúc bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 23/06/2022 - Cập nhật : 23/06/2022