logo

Phân tích tác dụng của phép tu từ trong đoạn "Ôi lòng Bác vậy"


Câu hỏi: Phân tích tác dụng của phép tu từ trong đoạn Ôi lòng Bác vậy

Câu trả lời chính xác nhất: Câu thơ trên nằm trong đoạn thơ:

"Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta,

Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa.

Chỉ biết quên mình cho hết thảy,

Như dòng sông chảy nặng phù sa".

Thuộc tác phẩm “Theo chân Bác’’ của nhà thơ Tố Hữu.

Và biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là:

- Phép tu từ được dùng trong đoạn thơ trên là phép tu từ điệp ngữ.

- Từ “thương” được nhắc đi nhắc lại 3 lần trong 2 câu thơ đầu.

- Phép tu từ so sánh trong hai câu thơ sau: So sánh sự hi sinh quên mình của Bác với hình ảnh dòng sông chảy nặng phù sa.

- Phân tích tác dụng:

+ Viết về Bác Hồ kính yêu - đó là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với các nhà văn, nhà thơ. Tố Hữu cũng trân trọng dành một phần tâm hồn mình viết về Bác. Đoạn thơ trên được trích trong trường ca “Theo chân Bác” của Tố Hữu.

+ Trong đoạn thơ tác giả dùng điệp từ “thương” ở 2 câu thơ đầu để nói về tình thương yêu rộng lớn bao la của Bác dành cho ta - những người dân đất Việt cũng như toàn thể nhân dân lao động nghèo khổ trên thế giới. Tình yêu thương của Bác còn bao trùm cả vạn vật trong thiên nhiên.

Phân tích tác dụng của phép tu từ trong đoạn Ôi lòng Bác vậy

- Hai câu thơ sau tác giả dùng phép tu từ so sánh thật độc đáo. Tác giả đã so sánh sự hi sinh quên mình vì dân vì nước của Bác như dòng sông lặng lẽ chảy trôi ngàn đời mang lượng phù sa bồi đắp cho những cánh đồng phì nhiêu. Đoạn thơ có 4 câu sử dụng hài hoà 2 phép tu từ điệp ngữ và so sánh giúp ta hiểu tình thương, sự hi sinh cao cả của Bác giành cho ta, có lẽ mỗi chúng ta đều cảm động vô cùng khi đọc đoạn thơ trên.

Và để hơn về hai biện pháp tu từ trên, mời các bạn cùng Top lời giải theo dõi nội dung dưới đây!


1. Phép tu từ điệp ngữ

a. Điệp ngữ là gì?

- Điệp ngữ có thể lặp lại nguyên văn một câu, một đoạn hoặc vài từ bất kỳ, nhằm mục đích để gây sự chú ý, liệt kê, nhấn mạnh tính chất của sự vật- hiên tượng.

Ví dụ: 

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

“Học, học nữa, học mãi”

- Các dạng điệp ngữ:

Phân tích tác dụng của phép tu từ trong đoạn Ôi lòng Bác vậy

>>> Xem thêm: "Trong như tiếng hạc bay qua" sử dụng biện pháp tu từ nào?

b. Tác dụng của điệp ngữ

- Thứ nhất: Gợi hình ảnh

Điệp ngữ là một biện pháp tu từ rất phổ biến, được sử dụng rất nhiều trong văn chương giúp khắc họa rõ nét hình ảnh, tình cảm mà tác giả gửi gắm vào tác phẩm.

Việc sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ sẽ giúp người đọc hình dung ra hình ảnh được nhắc đến. Ví dụ: “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm”.

Điệp từ “dốc” giúp gợi nên hình ảnh đồi núi trập trùng, hiểm trở.

- Thứ hai: Nhằm tạo sự nhấn mạnh

Việc lặp lại một từ hoặc một cụm từ sẽ nhấn mạnh được ý tác giả muốn nhắc đến.

Ví dụ: 

“…Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”

Từ “nhớ sao” được lập lại nhiều lần nhấn mạnh sự nhung của tác giả đối với những kỷ niệm xưa cũ.

- Thứ ba: Tạo sự liệt kê

Trong bài thơ “Hạt gạo làng ta”, việc sử dụng điệp từ có lặp lại nhiều lần để liệt kê những kết tinh đẹp đẽ trong hạt gạo, qua đó thể hiện sự trân quý của tác giá đối với hạt gạo như:

“ Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy

Có hương sen thơm

Trong hồ nước đầy

Có lời mẹ hát

Ngọt bùi đắng cay…”

>>> Xem thêm: Ví dụ về điệp ngữ


2. Phép tu từ so sánh

a. So sánh là gì?

So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng đê làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Có thể thấy so sánh là một trong 4 biện pháp tu từ rất phổ biến trong văn học và được sử dụng rộng rãi. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp biện pháp tu từ này. Ví dụ:

“ Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan”.

                              (Hồ Chí Minh)

Trẻ em được so sánh như búp trên cành vì có nét tương đồng đều non, trẻ.

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

                                (Ca dao)

b. Tác dụng của phép so sánh

Biện pháp so sánh sử dụng nhằm làm nổi bật khía cạnh nào đó của sự vật hoặc sự việc cụ thể trong từng trường hợp khác nhau. So sánh còn giúp hình ảnh, sự vật hiện tượng trở nên sinh động hơn. Việc so sánh thường lấy cụ thể để so sánh cái không cụ thể hoặc trừu tượng. Cách này giúp người đọc, người nghe dễ dàng hình dung được sự vật, sự việc đang được nói đến.

Ngoài ra, so sánh còn giúp lời văn trở nên thú vị, bay bổng. Vì vậy được nhiều nhà văn, nhà thơ sử dụng trong tác phẩm của mình.

------------------------------

Như vậy, trên đây Top lời giải đã cùng bạn Phân tích tác dụng của phép tu từ trong đoạn “Ôi lòng Bác vậy” và cung cấp những kiến thức có liên quan. Hy vọng những kiến thức chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bạn cho bạn trong quá trình học tập. Thân ái!

icon-date
Xuất bản : 05/07/2022 - Cập nhật : 06/07/2022