logo

Tính từ là gì? Ví dụ

Câu trả lời đúng nhất: Tính từ là những từ để miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hiện tượng, trạng thái, con người.

Tính từ trong tiếng Việt là từ loại có khả năng biểu đạt cao nhất. Bởi lẽ mỗi tính từ có khả năng gợi hình ảnh, gợi cảm xúc ở mức độ khác nhau. Chỉ cần thay đổi thì sắc thái biểu đạt của từ cũng đã khác rất nhiều.

Ví dụ:

- Tính từ chỉ phẩm chất: tốt, xấu, hèn nhát, dũng cảm,…

- Tính từ chỉ màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng, xám, đen, trắng, nâu, chàm, xám,…

- Tính từ chỉ kích thước: cao, thấp, rộng, hẹp, dài, ngắn, …

- Tính từ chỉ hình dáng: vuông, tròn, cong, thẳng, quanh co, thoi…

- Tính từ chỉ âm thanh: ồn, ồn ào, trầm, bổng, vang,…

- Tính từ chỉ hương vị: thơm, cay, nồng, ngọt, đắng, chua, tanh,…

- Tính từ chỉ cách thức, mức độ: xa, gần, nhanh, chậm,…

Để tìm hiểu thêm về tính từ và một số chức năng của tính từ? Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu qua bài viết dưới đây!


1. Tính từ là gì?

Tính từ là gì? Ví dụ

Tính từ là những từ để miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hiện tượng, trạng thái, con người.

Tính từ trong tiếng Việt là từ loại có khả năng biểu đạt cao nhất. Bởi lẽ mỗi tính từ có khả năng gợi hình ảnh, gợi cảm xúc ở mức độ khác nhau. Chỉ cần thay đổi thì sắc thái biểu đạt của từ cũng đã khác rất nhiều.

Ví dụ:

- Tính từ chỉ phẩm chất: tốt, xấu, hèn nhát, dũng cảm,…

-Tính từ chỉ màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng, xám, đen, trắng, nâu, chàm, xám,…

-Tính từ chỉ kích thước: cao, thấp, rộng, hẹp, dài, ngắn, …

-Tính từ chỉ hình dáng: vuông, tròn, cong, thẳng, quanh co, thoi…

-Tính từ chỉ âm thanh: ồn, ồn ào, trầm, bổng, vang,…

-Tính từ chỉ hương vị: thơm, cay, nồng, ngọt, đắng, chua, tanh,…

-Tính từ chỉ cách thức, mức độ: xa, gần, nhanh, chậm,…


2. Phân loại tính từ

Có ba loại tính từ đặc trưng: Tính từ chỉ đặc điểm, tính từ chỉ tính chất, tính từ chỉ trạng thái.

a. Tính từ chỉ đặc điểm

Đặc điểm là nét riêng biệt của một sự vật nào đó ( có thể là người, con vật, đồ vât, cây cối,…). Đặc điểm của một vật chủ yếu là đặc điểm bên ngoài (ngoại hình ) mà ta có thể nhận biết trực tiếp qua mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi,… Đó là các nét riêng, vẻ riêng về màu sắc, hình khối, hình dáng, âm thanh,…của sự vật. Đặc điểm của một vật cũng có thể là đặc điểm bên trong mà qua quan sát,suy luận, khái quát,…ta mới có thể nhận biết được. Đó là các đặc điểm về tính tình, tâm lí, tính cách của một người, độ bền, giá trị của một đồ vật… Nhưng chủ yếu sẽ thiên về đặc điểm bên ngoài hơn.

- Tính từ chỉ đặc điểm : xinh, đẹp, cao, thấp, rộng, hẹp, xanh, đỏ,…

b. Tính từ chỉ tính chất

Đây cũng là để chỉ đặc điểm riêng của sự vật, hiện tượng. Bao gồm cả tính chất xã hội, hiện tượng cuộc sống hay thiên nhiên. Tính từ này chủ yếu thể hiện những đặc điểm phẩm chất bên trong. Những thứ mà chúng ta không nhìn được, không quan sát hay sờ, ngửi được. Mà chúng ta phải quan sát, phân tích, tổng hợp mới có thể biết được. Có những tính từ chỉ tính chất thường gặp sau : Tốt, xấu, ngoan, hư, nặng ,nhẹ, sâu sắc, thân thiện, vui vẻ, hiệu quả, thiết thực, dễ gần, hào phóng, lười biếng…

c. Tính từ chỉ trạng thái

Tính từ chỉ trạng thái là những từ chỉ tình trạng của con người, sự vật, hiện tượng trong một khoảng thời gian ngắn hoặc dài. Từ này biểu đạt hiện tượng khách quan trong cuộc sống. Một số tính từ trạng thái thường gặp : hôn mê, ốm, khỏe, khổ, đau, yên tĩnh, ồn ào…


3. Chức năng của tính từ:

Thông thường, tính từ được kết hợp với động từ, danh từ để bổ sung ý nghĩa về mặt tính chất, đặc điểm và mức độ. Trong câu, tính từ có các chức năng sau:

– Tính từ làm vị ngữ trong câu để bổ sung ý nghĩa cho danh từ.

Ví dụ: Trong câu “Quyển sách rất hay” tính từ hay được sử dụng để bổ nghĩa cho danh từ quyển sách.

Chức năng bổ nghĩa cho danh từ là một trong những chức năng quan trọng và cơ bản nhất của tính từ, giúp cho người đọc, người nghe hiểu rõ về sự vật, sự việc được nói đến.

Ngoài ra, tính từ có thể làm chủ ngữ hoặc bổ ngữ trong câu.

Chẳng hạn như câu văn sau: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí, công, vô tư là phẩm chất quan trọng của đạo đức cách mạng trong tử tưởng đạo đức Hồ Chí Minh”.


4. Vị trí của tính từ trong câu

Trong câu tính từ thường đảm nhận vị trí chủ ngữ, cũng có trường hợp tính từ làm vị ngữ nhưng không phổ biến cho lắm.

Phân loại: tính từ chia làm 2 loại khác nhau đó là:

– Tính từ chỉ các đặc điểm tương đối (thường sẽ kết hợp với từ chỉ mức độ): bé, thấp, cao…

– Tính từ chỉ các đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp cùng từ chỉ mức độ): vàng đậm, đỏ chót, xanh lè…

Cụm tính từ bao gồm tính từ làm vị trí trung tâm và bao gồm các thành phần phụ khác. Cấu tạo gồm có phần phụ trước + trung tâm + phần phụ sau.

Ví dụ: 

– Quả bóng đang to thêm

=> Phụ trước: đang; trung tâm: to; phụ sau: thêm

– Bầu trời hôm nay cao vời vợi.

=> Trung tâm: cao; phụ sau: vời vợi

--------------------------------

Trên đây là phần giải thích chi tiết của Top lời giải cho câu hỏi Tính từ là gì? và ví dụ về tính từ Chúng tôi hi vọng cùng với những câu hỏi trắc nghiệm chúng tôi cung cấp các bạn sẽ đạt được kết quả cao trong học tập. 

icon-date
Xuất bản : 18/06/2022 - Cập nhật : 18/06/2022