logo

Bố cục bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen SGK Ngữ văn 7 trang 59 (CTST)

Giới thiệu Bố cục bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen SGK Ngữ văn 7 trang 59 (CTST) chi tiết nhất về bố cục, nội dung, câu hỏi trong SBT, biện pháp nghệ thuật, phương thức biểu đạt, thể loại của bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen.

Bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen SGK Ngữ văn 7 được chia theo bố cục như sau

Bố cục: 3 phần

- Phần 1: Từ đầu đến “nhân dân Việt Nam”: Mở bài giới thiệu bài ca dao

- Phần 2: Tiếp đến “thanh cao, trong sạch”: Phân tích bài ca dao

- Phần 3: Còn lại: Kết luận của tác giả bài viết: Hình ảnh cây sen nhằm phản ảnh trung thực lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam từ ngàn đời nay.


1. Giới thiệu về tác giả 

Tác giả văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen

- Hoàng Tiến Tựu (1933 - 1998)

- Quê quán: Thanh Hóa

- Phong cách nghệ thuật: Hồn nhiên, tinh tế, dí dỏm, nhẹ nhàng mà sâu sắc, thấm thía. Hoàng Tiến Tựu là chuyên gia hàng đầu của chuyên ngành Văn học dân gian.

- Tác phẩm chính: Văn học học dân gian Việt Nam; Mấy vấn đề về phương pháp nghiên cứu và giảng dạy văn học dân gian; Bình giảng truyện dân gian; Bình giảng ca dao,... 


2. Tìm hiểu khái quát về tác phẩm 

Thể loại: Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” thuộc thể loại nghị luận văn học

Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” được in trong Bình giảng ca dao, NXB Giáo dục, 1996

Phương thức biểu đạt: Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” có phương thức biểu đạt là nghị luận

Tóm tắt văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”: Văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” đạt đến độ hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí. Vẻ đẹp cây sen đã được miêu tả tài tình với “lá xanh”, “bông trắng”, “nhị vàng” . Bài ca dao được chuyển vần và thay đổi trật tự từ ngữ một cách tự nhiên, khéo léo, tựa như một dòng sông. Hình ảnh cây sen nhằm phản ảnh trung thực lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam từ ngàn đời nay: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. 

Bố cục bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen SGK Ngữ văn 7 trang 59 (CTST)

3. Nội dung chính và bố cục tác phẩm 

Nội dung chính

Văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” nhằm phản ảnh trung thực lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam từ ngàn đời nay qua hình ảnh hoa sen: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Bố cục bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”: 

Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” có bố cục gồm 3 phần

- Phần 1: Từ đầu đến “nhân dân Việt Nam”: Mở bài giới thiệu bài ca dao

- Phần 2: Tiếp đến “thanh cao, trong sạch”: Phân tích bài ca dao

- Phần 3: Còn lại: Kết luận của tác giả bài viết: Hình ảnh cây sen nhằm phản ảnh trung thực lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam từ ngàn đời nay.


4. Giá trị nội dung và nghệ thuật

Giá trị nội dung

- Văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” nhằm phản ảnh trung thực lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam từ ngàn đời nay qua hình ảnh hoa sen: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Giá trị nghệ thuật

- Dẫn chứng, lí lẽ, lập luận logic, chặt chẽ, sắc bén

- Cách triển khai, phân tích các luận điểm rất khoa học, hợp lí


5. Câu hỏi trong SBT

Câu 1: Khi đọc văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học, em cần thực hiện những thao tác nào?

Lời giải

Khi đọc văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học, ta cần:

- Xác định ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được nêu trong văn bản.

- Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa ý kiến, lí lẽ, bằng chứng.

- Chỉ ra mục đích viết của văn bản và mối quan hệ giữa mục đích viết với các đặc điểm văn bản.

Câu 2: Chỉ ra lí lẽ, bằng chứng trong đoạn trích sau:

Bằng trí tưởng tượng phong phú, em bé nghe được cái mà người lớn không nghe được, tiếng gọi của sóng, của mây: “Mẹ ơi trên mây có người gọi con”, “Trong sóng có người gọi con”. Tiếng gọi hối hả, giục giã, bồn chồn, nó lặp đi lặp lại như gõ cửa tâm hồn vốn thích bay bổng, mộng mơ của bé. Giấc mơ tưởng đã trở thành hiện thực. Nhưng bé chợt phân vân. Có một cái gì như níu kéo:

- Con nói: “Mẹ mình đang đợi ở nhà,... Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”.

- Con bảo: “Chiều chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”.

(Theo Vũ Dương Quỹ, Lê Bảo, trích Bình giảng văn 9, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)

Lời giải

Lí lẽ, bằng chứng trong đoạn trích:

- Bằng chứng: “Mẹ ơi, trên mây có người gọi con”, “Trong sóng có người gọi con”, “Con nói: “Mẹ mình đang đợi ở nhà,... Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”;, “Con bảo: “Chiều chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?” (là những cụm từ được trích ra từ văn bản).

- Lí lẽ: là những lí giải, lập luận của người viết về các bằng chứng trích ra từ văn bản (phần còn lại).

icon-date
Xuất bản : 06/10/2022 - Cập nhật : 06/10/2022