logo

Tiếng việt 4 Cánh Diều Tập 1: Bài 2. Chăm học, chăm làm trang 19

Hướng dẫn Soạn bài Tiếng việt 4 Cánh Diều Tập 1: Bài 2. Chăm học, chăm làm ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Cánh diều tập 1 Tiếng việt lớp 4 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất.


Chia sẻ và đọc: Văn hay chữ tốt

>>> Xem bài đọc: 


Bài viết 1: Viết đơn

I. Nhận xét

a. Về hình thức, đơn gồm mấy phần? Mỗi phần có những mục nào?

Trả lời:

Về hình thức, đơn gồm 3 phần: đầu, nội dung và cuối.

1. Phần đầu:

- Quốc hiệu, tiêu ngữ

- Địa điểm, ngày tháng năm viết đone

- Tên đơn

- Tên người hoặc cơ quan, tổ chức nhận đơn

2. Phần nội dung:

- Giới thiệu về bản thân

- Trình bày nguyện vọng

- Lời cam kết

3. Phần cuối: 

- Chữ ký, họ và tên của người viết đơn

b. Về nội dung, đơn cần viết những gì?

Trả lời:

Về nội dung đơn cần viết về: Giới thiệu về bản thân, Trình bày nguyện vọng và Lời cam kết

II. Bài học

- Ghi nhớ SGK trang 22

III. Luyện tập

1. Kể một số trường hợp em cần viết đơn:

Trả lời:

a. Xin nghỉ học, nghỉ việc

b. Xin đăng ký tham gia các khóa học, chương trình đào tạo

c. Xin lỗi hoặc gửi lời cảm ơn đến một cá nhân, tập thể hoặc tổ chức.

2. Trong mỗi trường hợp trên, em cần viết đơn gửi ai hoặc cơ quan, tổ chức nào?

Trả lời:

a. Viết đơn xin phép gửi cho Giáo viên phụ trách

b. Viết đơn xin phép gửi cho Ban Giám Hiệu nhà trường

c. Viết đơn xin phép gửi đến một tập thể nơi đang học và làm việc


Kể chuyện: Tấm huy chương

1. Nghe và kể lại câu chuyện

2. Trao đổi về câu chuyện

a. Điều gì ở cậu bé Xtác -đi khiến các bạn khâm phục?

Trả lời: Đang cập nhật

b. Câu chuyện trên gợi cho em những cảm nghĩ gì?

Trả lời: Đang cật nhật


Bài đọc 2: Lên rẫy

>>> Xem bài đọc


Luyện từ và câu: Danh từ chung, danh từ riêng

I. Nhận xét

1. Tìm danh từ trong câu sau:

Bố mẹ và chị xuống Phiêng Quảng làm ruộng. Hôm nay, A Lềnh chở ngô xuống cho bố mẹ.

Trả lời:

Danh từ trong câu trên: bố mẹ, chị, Phiêng Quảng, A Lềnh

2. Những danh từ nào ở câu trên được viết hoa? Vì sao?

Trả lời:

 Những danh từ được viết hoa: Phiêng Quảng, A Lềnh ở câu trên được viết hoa. Vì đây là danh từ riêng chỉ tên người nên được viết hoa.

II. Bài học

- Ghi nhớ SGK trang 25

III. Luyện tập

1. Tìm danh từ trong các câu sau và xếp chúng thành hai nhóm: danh từ chung, danh từ riêng.

Lớp Minh có thêm học sinh mới. Đó là một cô bạn có tên rất ngộ: Thi Ca.

Trả lời:

- Danh từ chung: Lớp, học sinh, bạn

- Danh từ riêng: Minh, Thi ca

2. Viết một đoạn văn ngắn (2-3 câu) về quê hương em ( hoặc nơi em ở). Chỉ ra các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn đó.

Trả lời:

   Quê hương của tôi là một thị trấn nhỏ ở miền Trung Việt Nam, nơi có những con đường nhỏ rợp bóng cây xanh, những cánh đồng lúa bát ngát và những ngôi nhà cổ truyền. Danh từ chung trong đoạn văn bao gồm: thị trấn, con đường, cây, cánh đồng, ngôi nhà. Các danh từ riêng trong đoạn văn là: miền Trung Việt Nam, quê hương, và tôi.


Bài viết 2: Luyện tập viết đơn

Đề bài:

Dựa vào nội dung đã chuẩn bị ở bài viết 1, viết 1 lá đơn theo 1 trong 3 đề sau:

a. Viết đơn xin tham gia một hoạt động học tập ( hoặc lao động, thể thao, văn nghệ).

b. Viết đơn xin nghỉ học vì lí do sức khỏe hoặc lí do khác.

c. Viết đơn trình bày nguyện vọng của tổ hoặc lớp em.

Trả lời:

Dưới đây là mẫu đơn xin phép tổ chức văn nghệ:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 

—–o0o—–

…, ngày…tháng…năm…

ĐƠN XIN PHÉP

TỔ CHỨC VĂN NGHỆ

Kính gửi: -Thầy ……….. – Hiệu trưởng Trường ……

- Căn cứ: Nội quy Trường …

Tên em là (1)….

Học sinh lớp:…..

Hiện nay em đang là năm cuối cùng khóa …. của Trường ….. Trong khoảng thời gian này thì chúng em tập trung ôn thi nên nhà trường cũng không tổ chức nhiều hoạt động vui chơi giải trí. Vì là năm cuối nên chúng em mong muốn có những hoạt động có ý nghĩa và tạo ra sự gắn kết với nhau trong quãng thời gian còn lại của cấp …., do đó chúng em có mong muốn được tổ chức một buổi biểu diễn văn nghệ với sự tham gia của các lớp.

– Tên chương trình (2) ……

– Nội dung chương trình: ….

– Thời lượng chương trình: ….

– Người chịu trách nhiệm chương trình: …

– Thời gian: từ ….. ngày …/…/…. Đến ….. ngày …/…/….


Bài đọc 3: Cô giáo nhỏ

>>> Xem bài đọc:


Bài viết 3: Trả bài viết đoạn văn về một nhân vật

1. Nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài viết của cả lớp.

2. Tham gia sửa bài cùng cả lớp: sửa các lỗi chung về cấu tạo và nội dung đoạn văn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,...

Lưu ý về các lỗi thường gặp khi viết đoạn văn về một nhân vật:

a. Lỗi về cấu tạo

- Câu từ

- Hình thức trình bày

b. Lỗi về nội dung

- Cảm nghĩ, cách hiểu chưa đúng về nhân vật.

3. Tự sửa đoạn văn của mình.

4. Đổi bài cho bạn để kiểm tra việc sửa lỗi.


Trao đổi: Chăm học, chăm làm

Chọn 1 trong 2 đề sau:

1. Trình bày ý kiến về tính cách của nhân vật trong một câu chuyện đã học ở Bài 2.

a. Nhân vật Cao Bá Quát trong câu chuyện Văn hay chữ tốt.

b. Nhân vật Xtác - đi trong câu chuyện Tấm huy chương.

c. Nhân vật Giên trong câu chuyện Cô giáo nhỏ.

Trả lời:

a. Cao Bá Quát, một con người có lòng kiên trì và sự cố gắng không ngừng, đã trở thành một nhà văn vĩ đại. Dù gặp phải nhiều khó khăn và thất bại ở những đầu đời, nhưng ông không bỏ cuộc và tiếp tục học tập và trau dồi kiến thức để đạt được thành công vang dội.
b. Đang cập nhật

c. Giên là một người rất tốt bụng và luôn suy nghĩ đến sự tiến bộ của mọi người trong gia đình. Mặc dù Giên đã bị chỉ trích vì cho mọi người học đọc mà không giải thích, nhưng nhờ sự đam mê và nỗ lực không ngừng, Giên đã giúp được rất nhiều người đạt được mục tiêu của mình.

2. Trao đổi với các bạn về những việc làm của em (hoặc của một người mà em biết) thể hiện đức tính chăm chỉ trong học tập và lao động. 

Gợi ý:

Em có một người bạn rất chăm chỉ và nỗ lực trong học tập và lao động. Bạn ấy luôn đặt mục tiêu cao trong học tập và cố gắng hết sức để đạt được chúng. Bên cạnh đó, cô ấy cũng là một người rất đáng tin cậy và chăm chỉ trong công việc. Bạn ấy thường là người đến sớm và đi về muộn nhất trong lớp và luôn cố gắng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Những đức tính chăm chỉ và nỗ lực của bạn ấy không chỉ giúp đạt được thành công mà còn là nguồn động lực để thúc đẩy mọi người trong lớp cố gắng học tập tốt hơn. 


Bài đọc 4: Bài văn tả cảnh

>>> Xem trả lời:


Luyện từ và câu: Luyện tập về danh từ

1. Tìm và xếp các danh từ trong đoạn văn sau đây vào nhóm thích hợp:

Buổi sáng, gà hàng xóm te te gáy. Những con lợn trong chuồng đã ủn ỉn đòi ăn. Trên mái nhà, những làn khói bếp lan nhẹ nhàng. Mọi người tập trung ở đầu làng. Các cụ phụ lão đang trồng vải thiều dưới bãi. Hôm nay Chủ nhật, các bạn học sinh lớp 4B cũng ra đồng.

Theo TÔ HOÀI

- Chỉ người

- Chỉ thời gian

- Chỉ vật

- Chỉ con vật

Trả lời:

- Chỉ người: Mọi người, cụ phụ lão, học sinh

- Chỉ thời gian: Buổi sáng, hôm nay, Chủ nhật

- Chỉ vật: mái nhà, khói bếp, đầu làng, vải thiều, đồng

- Chỉ con vật: con gà, con lợn

2. Xếp danh từ riêng trong các câu dưới đây vào nhóm thích hợp:

Nguyễn Hiền quê ở thôn Dương A, nay thuộc xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Ông nổi tiếng là thần đồng. Dưới thời vua Trẳn Thái Tông, ông đỗ trạng nguyên khi mới 12 tuổi.

- Tên người

- Tên địa lí

Trả lời:

- Tên người: Nguyễn Hiền, Trần Thái Tông

- Tên địa lí: Dương A, Nam Thắng,Nam Trực, Nam Định

3. Hãy viết đoạn văn (4 - 5 câu) về một người chăm chỉ học tập hoặc ham thích lao động. Chỉ ra các danh từ chung và danh từ riêng em đã sử dụng trong đoạn văn.

>>> Xem trả lời:


Góc sáng tạo: Đố vui: Ai chăm, ai ngoan?

1. Mỗi học sinh chuẩn bị câu đố bí mật theo 1 trong 2 cách:

a) Viết một đoạn văn (hoặc đoạn thơ) về một người bạn chăm học, chăm làm trong lớp (giấu tên). Đố là ai?

b) Viết một đoạn văn (hoặc chép một đoạn thơ, câu đố, câu hát) về một con vật chăm chỉ (giấu tên). Đố là con gì?

Trả lời:

a. Em có thể dựa trên đặc điểm của bạn mình để viết. Tham khảo đoạn văn tả bạn sau đây: 

Lan là người bạn cùng bàn em yêu quý nhất. Lan có dáng người nhỏ nhắn và nhanh nhẹn. Bạn cũng là người có thành tích học tập tốt nhất lớp em. Mỗi khi có bài tập khó, Lan thường giúp em giải đáp. Cả lớp em ai cũng quý mến Lan.

b. Đoạn thơ tả con vịt

Con gì chân ngắn

Mà lại có màng

Mỏ bẹt màu vàng

Hay kêu cạp cạp?

2. Gắn câu đố bí mật lên cây hoa.

3. Hái hoa và giải câu đố.


Tự đánh giá: Đồng cỏ nở hoa

>>> Xem bài đọc:

>>> Xem toàn bộ: Tiếng việt 4 Cánh Diều Tập 1: Bài 2. Chăm học, chăm làm

--------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Tiếng việt 4 Cánh Diều Tập 1: Bài 2. Chăm học, chăm làm trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 03/03/2023 - Cập nhật : 03/05/2023