logo

Tiếng việt 4 Cánh Diều Tập 1: Bài 1. Chân dung của em trang 5

Hướng dẫn Soạn Chủ điểm 1. Chân dung của em Tiếng việt 4 Cánh diều ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Cánh diều tập 1 Tiếng việt lớp 4 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất.

Bài 1: Chân dung của em


Chia sẻ

1. Trò chơi hỏi đáp: Mỗi em đặt 5 câu hỏi để hiểu về bạn.

Trả lời:

- Bạn thích nhất trò chơi gì?

- Bạn thích làm gì vào thời gian rảnh?

- Bạn thích làm gì khi rảnh?

- Bạn không thích môn học nào?

- Bạn thích mùa nào đấy?

2. Qua trò chơi trên, em hiểu " Chân dung của em" nghĩa là gì?

Trả lời:

Từ trò chơi trên, em đã nhận ra rằng "Chân dung của em" bao gồm tất cả các đặc điểm về ngoại hình, tính cách, sở thích, và các nét đặc trưng khác của bản thân mình, là những điều chỉ riêng em sở hữu, không trùng lặp với bất kỳ ai khác.


Bài đọc 1: Tuổi ngựa

>>> Xem bài đọc:


Bài viết 1: Viết đoạn văn về một nhân vật

I. Nhận xét

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

      Nhân vật Dế Mèn trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí để lại cho em những ấn tượng mạnh mẽ cả về ngoại hình lẫn tính cách. Đó là một chú dế có thân hình cường tráng với đôi càng mẫm bóng, vuốt ở chân, ở khoeo cứng và nhọn hoắt, chỉ cần lia qua là những ngọn cỏ đã ngã rạp xuống. Mỗi bước đi của chú đều “trịnh trọng, khoan thai”, ra vẻ "con nhà võ”. Dế Mèn luôn hãnh diện với bà con làng xóm về ngoại hình vũ sức mạnh của mình. Nhưng chính vì quá tự hào, Dế Mèn lại trở thành một kẻ kiêu căng và xốc nổi. Rất may là về sau, trải qua nhiều biến cố, chú đã thay đổi tính nết, biết yêu thương mọi người và làm nhiều việc có ích.

Theo CHI MAI

a. Đoạn văn viết về nội dung gì?

Trả lời:

Đoạn văn trên viết về những ấn tượng của em về ngoại hình và tính cách của nhân vật Dế Mèn trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí. Với bộ lông đen bóng loáng và chiều cao chỉ bằng đốt ngón tay, Dế Mèn là một con dế nhỏ bé nhưng lại rất thông minh, táo bạo và luôn sẵn sàng tìm kiếm những thử thách mới.

b. Câu mở đầu của đoạn văn trên (câu mở đoạn) có tác dụng gì?

Trả lời:

Câu mở đầu trong đoạn văn trên là câu chủ đề câu đoạn văn có tác dụng khái quát về nội dung của đoạn văn.

c) Các câu tiếp theo phát triển những ý nào của câu mở đoạn?

Trả lời:

Các câu tiếp theo phát triển các ý ấn tượng mạnh mẽ về ngoại hình và tính cách của nhân vật Dế mèn trong câu mở đoạn. Các đặc điểm ngoại hình và tính cách của Dế Mèn được miêu tả rất chi tiết trong đoạn văn.

II. Bài học

- Ghi nhớ SGK (trang 7)

III. Luyện tập

Dựa theo quy tắc Bàn tay, hãy nêu những việc cần làm để viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa.

>>> Xem trả lời:


Kể chuyện: Làm chị

1. Nghe và kể lại câu chuyện

2. Trao đổi về câu chuyện

a. Em suy nghĩ gì về câu chuyện giữa Hồng và em trai? Giữa em trai với anh (hoặc chị, em) của mình có những đặc điểm gì giống Hồng và Thái?

- Đang cập nhật

b. Từ những thay đổi của Hồng trong việc giúp đỡ mẹ và chăm sóc em trai, em có suy nghĩ gì?

- Đang cập nhật

c. Câu chuyện trên giúp em hiểu điều gì?

- Đang cập nhật


Bài đọc 2: Cái răng khểnh

>>> Xem bài đọc:


Luyện từ và câu: Danh Từ

I. Nhận xét

1. Tìm các từ chỉ sự vật trong các câu sau:

a. Mẹ giao cho Hồng chăm sóc cửa nhà, quét tước, dọn dẹp.

b. Chích bông năng nhặt sâu, bắt mối phá mùa màng và cây cối.

c. Những cơn mưa ở mùa vụ tiếp theo giúp các cánh đồng dần xanh tươi trở lại.

Trả lời: 

a. Từ chỉ sự vật:  cửa nhà, Hồng

b. Từ chỉ sự vật:  sâu, cây cối, mối, Chích bông, mùa màng

c. Từ chỉ sự vật:  cơn mưa, cánh đồng, mùa vụ

2. Xắp các từ nói trên vào nhóm thích hợp:

Trả lời:

- Chỉ người: Hồng

- Chỉ vật: cửa nhà, cây cối, cánh đồng

- Chỉ con vật: Chích bông, sâu, mối

- Chỉ hiện tượng tự nhiên: cơn mưa

- Chỉ thời gian: mùa màng, mùa vụ

II. Bài học

- Ghi nhớ SGK trang 11

III. Luyện tập

1. Tìm danh từ trong câu sau:

     Có khi nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành ông Mặt Trời đem lại niềm vui cho mọi người trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa?

Theo TRẦN HOÀI DƯƠNG

Trả lời:

Danh từ là: hoa, quả, ngôi sao, ông Mặt Trời, câu chuyện cổ tích, gió

2. Viết một câu chuyện về bản thân hoặc về một người bạn. Chỉ ra danh từ mà em đã sử dụng.

Trả lời:

Một ngày hè nóng nực, tôi và người bạn thân của mình quyết định đi dạo phố để tìm một nơi mát mẻ để tránh nắng. Trên đường đi, chúng tôi bắt gặp một cô gái trẻ tay cầm một quyển sách dày và đeo một chiếc kính mát màu đen bóng. Cô ta bước nhanh qua chúng tôi nhưng không quên cười tươi và gật đầu chào chúng tôi. 

Danh từ: “Cô gái”


Bài viết 2: Luyện tập viết đoạn văn về một nhân vật

1. Tìm ý và sắp xếp ý cho 1 trong 3 đoạn văn sau:

a. Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa.

>>> Xem trả lời

b. Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Hồng trong câu chuyện Làm chị.

- Đang cập nhật

c. Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Chiếc răng khểnh.

>>> Xem trả lời

2. Trao đổi với bạn để hoàn chỉnh kết quả tìm ý và sắp xếp ý.

- Học sinh tự trao đổi và hoàn chỉnh kết quả tìm ý và sắp xếp ý.


Bài đọc 3: Vệt phấn trên mặt bàn

>>> Xem bài đọc:


Bài viết 3: Luyện tập viết đoạn văn về một nhân vật

     Dựa vào kết quả tìm ý và sắp xếp ý ở tiết trước, hãy viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong một câu chuyện đã nghe hoặc đã học( hoặc đã đọc, đã nghe).

Bài làm:

Dưới đây là đoạn văn viết về người bố trong câu chuyện: Cái răng khểnh       

     Trong văn bản "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ", nhân vật mà em muốn kể là một người cha vô cùng yêu thương con cái, dạy cho con những giá trị sống quý báu. Ông đã kiên nhẫn hướng dẫn con cách tìm hiểu và cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên trong khu vườn. Từng bước một, ông dẫn con chạm vào từng bông hoa, cho con ngửi và gọi tên chúng. Kết quả, ông đã thành công trong việc gieo trồng tình yêu thiên nhiên trong trái tim đứa con của mình. Hơn nữa, người cha còn gần gũi chia sẻ nhiều cảm xúc, suy nghĩ với con như một người bạn thân thiết. Ông đã giúp con hiểu rõ ý nghĩa của việc tặng và nhận quà, xem con như là "món quà" quý giá nhất trong cuộc đời. Nhân vật người cha trong câu chuyện được mô tả là một người có tình thương con vô biên, luôn quan tâm và gần gũi với con, tâm hồn phong phú, sâu sắc và trái tim nhân hậu.


Trao đổi: chân dung của em, của bạn

1. Hãy nêu cảm nghĩ của em về đặc điểm của các nhân vật trong những câu chuyện, bài thơ đã học ở Bài 1.

a. Nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa.

b. Nhân vật Hồng trong câu chuyện Làm chị.

c. Nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Cái răng khểnh.

d. Nhân vật Minh trong câu chuyện Vệt phấn trên mặt bàn.

Trả lời:

a. Nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa là một đứa trẻ đam mê khám phá, muốn tìm hiểu thế giới xung quanh và được khuấy động bởi những điều mới lạ. Tuy nhiên, dù có đi đến đâu, chơi thế nào, bạn nhỏ vẫn luôn nhớ đến mẹ và tìm cách quay về bên mẹ. Điều này cho thấy bạn nhỏ rất yêu quý và biết trân trọng gia đình, đồng thời cũng rất hiếu thảo. 

b. ....Đang cập nhật

c. Nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Cái răng khểnh đã học được cách vượt qua sự tự ti và biến khiếm khuyết của mình thành điểm khác biệt, biến từ cảm giác xấu hổ vì cái răng khểnh thành tự tin với nụ cười của mình. Dù chỉ là một cậu bé nhỏ tuổi, nhưng bạn nhỏ biết cách đồng cảm, chia sẻ và thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ những người xung quanh và biến điều xấu nhất của bản thân thành điểm nhấn đặc biệt của mình.

d. Minh, nhân vật chính trong truyện "Vệt phấn trên mặt bàn", là một cậu bạn hiếu kỳ, đặc biệt là với người bạn mới. Tuy nhiên, sự hiếu kỳ này đã khiến bạn của Minh buồn không hẳn vì ý định xấu mà vì cách Minh thể hiện sự quan tâm của mình. Đến khi bạn mình không tham gia vào lớp học nữa, Minh mới nhận ra sai lầm của mình. Điều này đã làm cho Minh học được bài học quan trọng về việc quan tâm đến cảm xúc của người khác và muốn sửa lại những sai lầm của mình.

2. Em sẽ ứng xử như thế nào:

a, Nếu bạn em có một đặc điểm (về ngoại hình hoặc tính cách) khác biệt mọi người?

b, Nếu em có một đặc điểm (về ngoại hình hoặc tính cách) khác biệt mọi người?

Trả lời:

a, Nếu bạn của em có một đặc điểm khác biệt (về ngoại hình hoặc tính cách) so với người khác, tôi sẽ không chế giễu mà tôn trọng điểm khác biệt đó vì mỗi người đều có những đặc điểm riêng biệt và đó là điều đáng quý.

b, Nếu em có một đặc điểm khác biệt (về ngoại hình hoặc tính cách) so với mọi người, tôi sẽ tự hào về điều đó và không cảm thấy tự ti hay xấu hổ, vì đó chính là điều khiến tôi trở nên đặc biệt và khác biệt với những người khác.

3. Nêu những đức tính mà em thích ở một người bạn của em.

Trả lời:

Em thích những người bạn có những đức tính sau đây:

1. Trung thực: Người bạn của em nên là người có tính trung thực, không giấu giếm hoặc nói dối với em. Điều này giúp xây dựng được một mối quan hệ tin tưởng và chân thành.

2. Hòa đồng: Em thích những người bạn dễ gần, hòa đồng và có thể dễ dàng tương tác với mọi người. Họ nên có khả năng giao tiếp tốt và biết cách trò chuyện với người khác một cách tự nhiên và dễ chịu.

3. Tận tâm: Em thích những người bạn có tinh thần tận tâm, quan tâm đến cảm xúc và nhu cầu của người khác. Họ nên sẵn sàng giúp đỡ bạn khi bạn cần đến họ.

4. Tích cực: Em thích những người bạn tích cực, lạc quan và có tinh thần kiên định trong cuộc sống. Họ nên là người giúp đỡ em vượt qua những khó khăn và động viên em trong những lúc khó khăn.

4. Sáng tạo: Em thích những người bạn có tư duy sáng tạo và có thể đưa ra những ý tưởng mới lạ, thú vị. Họ nên có khả năng tìm ra giải pháp sáng tạo cho các vấn đề khó khăn trong cuộc sống.


Luyện từ và câu: Dấu gạch ngang

I. Nhận xét

Dấu gạch ngang trong bảng sau được dùng làm gì?

Nhân vật trong các câu truyện bài thơ đã học

- Bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa.

- Hồng trong câu chuyện Làm chị.

- Bạn nhỏ trong câu chuyện Cái răng khểnh.

- Minh trong câu chuyện Vệt phấn trên mặt bàn.

- Bạn nhỏ trong câu chuyện Những vết đinh.

Trả lời: 

- Dấu gạch ngang trong bảng được dùng để liệt kê các ý.

II. Bài học

- Ghi nhớ SGK trang 15

III. Luyện tập

1. Viết lại đoạn văn sau bằng cách sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu các ý được liệt kê.

     Trẻ em có bổn phận sau đây: yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn; thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn.

Trả lời:

  Trẻ em có các bổn phận sau đây:

- Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ;

- Kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn;

- Thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè;

- Giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn.

2. Hãy viết một đoạn văn ngắn kể về những đức tính tốt của em, trong đó có sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu các ý được liệt kê.

>>> Xem trả lời:


Góc sáng tạo: Em tuổi gì?

1. Tên mỗi năm âm lịch được đặt theo tên một con vật (con giáp). Em hãy đọc tên các con giáp dưới đây và cho biết đó là những con vật nào.

Tên mỗi năm âm lịch được đặt theo tên một con vật (con giáp). Em hãy đọc tên các con giáp dưới đây và cho biết đó là những con vật nào.

- Học sinh tự trao đổi

2. Trao đổi:

a. Em thích con giáp nào? Vì sao?

b. Em sinh năm nào? Em thích con giáp là tuổi của em ở những điểm nào?

Trả lời: 

a, Ví dụ: Em thích con chuột. Vì nó trông nhỏ nhắn và xinh xắn

b, Ví dụ: Em sinh năm con chó. Em thích con giáp là tuổi của em ở những điểm như nhanh nhạy, thông minh.

3. Viết đoạn văn ( hoặc 4-6 dòng thơ) theo 1 trong 2 nội dung sau:

a. Con giáp mà em thích

b. Con giáp là tuổi của em.

Hãy trang trí bài viết bằng tranh hoặc ảnh con vật đó.

Trả lời:

Dưới đây là ví dụ về 1 đoạn thơ về con mèo chuột.

Con mèo mày trèo cây cau,
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà.
Chú chuột đi chợ đường xa,
Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo. 

4. Giới thiệu, bình chọn sản phẩm hay và đẹp

- HS tự thực hiện


Tự đánh giá: Chiếc lá

>>> Xem bài đọc:

>>> Xem toàn bộ: Giải Tiếng việt 4 Cánh Diều

--------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Chủ điểm 1. Chân dung của em Tiếng việt 4 Cánh diều trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 03/03/2023 - Cập nhật : 03/05/2023