logo

Thuyết minh về đền Chử Đồng Tử - Tiên Dung

Hướng dẫn chi tiết cho đề bài: thuyết minh về đền Chử Đồng Tử - Tiên Dung dưới đây bao gồm dàn ý và bài văn mẫu. Các em cùng theo dõi để nắm chắc kiến thức cho bài văn thuyết minh về một di tích lịch sử nhé.


Dàn ý Thuyết minh về đền Chử Đồng Tử - Tiên Dung

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về đền Chử Đồng Tử - Tiên Dung.

- Đưa ra một vài nhận xét chung về đền: là một công trình kiến trúc độc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá của người dân vùng đồng bằng sông Hồng.

2. Thân bài

- Vị trí, địa điểm của đền:

+ Đền thờ Chử Đồng Tử có ở nhiều nơi trên nước ta, nhưng ngôi đền ở thôn Đa Hòa, xã Bình Minh tỉnh Hưng Yên, cách Hà Nội chừng 25 km là nơi Chử Đồng tử gặp Tiên Dung lần đầu tiên.

+ Nguồn gốc lịch sử:Ngôi đền được xây dựng lại năm 1894 do tiến sĩ Chu Mạnh Trinh đứng ra vận động nhân lực và vật lực

- Giới thiệu một số nét đặc biệt của đền:

+ Đền xây dựng theo hướng Tây trên một bãi đất hình chữ nhật rộng trên 18.000 m 2. Công trình đền gồm 18 ngôi nhà mái ngói cong hình 18 thuyền rồng cách điệu.

+ Trong đền có nhiều các cổ vật quý hiếm trong đó có lục bình “Bách thọ” ( không chữ thọ nào giống chữ nào).

+ Bên cạnh đó còn có các kiệu bát đặc sắc như khảm, ngai, cống….các pho tượng được đúc và chạm trổ tinh tế.

- Các hoạt động lễ hội đặc sắc của đền

+ Lễ hội Chử Đồng Tử diễn ra từ ngày 10 đến 12 tháng 2 âm lịch, mục đích để ghi nhớ công ơn của Đức Thánh Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung.

+ Lễ hội lớn thứ 16 trên nước ta với nhiều hoạt động đặc sắc như đập niêu, chọi gà, đấu vật, bịt mắt bắt dê…

- Giá trị ý nghĩa của đền:là một công trình kiến trúc độc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá của người dân vùng đồng bằng sông Hồng.

3. Kết bài

- Khẳng định giá trị của đền Chử Đồng Tử - Tiên Dung

Dàn ý Thuyết minh về đền Chử Đồng Tử - Tiên Dung

Thuyết minh về đền Chử Đồng Tử - Tiên Dung

      Đất nước Việt Nam hình chữ S với nhiều giai thoại lịch sử, nhiều truyền thuyết nổi tiếng gắn với quá trình dựng và giữ nước của dân tộc. Trong đó có một giai thoại nổi tiếng là Chử Đồng Tử và Tiên Dung được rất nhiều người biết đến. Một câu chuyện tình đẹp giữa một chàng trai nghèo, hiếu thảo với con gái của Vua Hùng. Để ghi nhớ công ơn và tình yêu đẹp của hai nhân vật này nhân dân ta đã cho xây dựng đền thờ của hai người. Vậy đền thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung đặt ở đâu? Có đặc điểm gì? ý nghĩa ra sao? 

      Đức thánh Chử Đồng Tử là một trong những vị thần trong “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Tương truyền rằng trong một lần tắm ngoài sông con gái vua Hùng đã gặp Chử Đồng Tử trong một hoàn cảnh éo le, thế là tình yêu giữa hai người nảy nở và họ kết duyên với nhau. Một tình yêu đẹp nhất trong thiên tình sử của kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Về sau khi hai người chết đi để tưởng nhớ công ơn nhân dân đã cho lập đền thờ và được gọi là đền thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung. Ngôi đền được xây dựng lại năm 1894 do tiến sĩ Chu Mạnh Trinh đứng ra vận động nhân lực và vật lực.

      Đền thờ này được đặt ở nhiều nơi trên địa bàn các tỉnh trung du Bắc Bộ nhưng có hai ngôi đền nổi tiếng nhất là đền Đa Hoà và Dạ Trạch ở Khoái Châu, Hưng Yên. Hai ngôi đền này đều được xếp hạng vào di tích lịch sử cấp quốc gia. Công trình của ngôi đền này bao gồm 18 ngôi nhà mái ngói cong hình 18 con rồng cách điệu. Kiến trúc đặc biệt này nhằm tái hiện lại hình ảnh 18 con thuyền của công chúa Tiên Dung khi giăng buồm du ngoạn trên sông.

Thuyết minh về đền Chử Đồng Tử - Tiên Dung

      Đền thờ được xây dựng trên khu vực đất đai bằng phẳng có hình chữ nhật, với tổng diện tích hơn 18.000m2. Nơi có địa hình đẹp, khí hậu mát mẻ và khung cảnh nên thơ. Vẻ đẹp của ngôi đền càng được tô điểm thêm là nhờ rêu phong, kiến trúc cổ kính, các cây cổ thụ bốn mùa xanh tốt, tạo quang cảnh thanh mát, yên bình.

      Trong đền có nhiều các cổ vật quý hiếm trong đó có lục bình “Bách thọ” (không chữ thọ nào giống chữ nào). Đây được coi là cỗ ngai cổ nhất còn tìm thấy ở nước ta hiện nay. Bên cạnh đó còn có các kiệu bát đặc sắc như khảm, ngai, cống….các pho tượng được đúc và chạm trổ tinh tế. Từ cổng đi vào sâu bên trong du khách sẽ được khám phá những điểm độc đáo của lối kiến trúc cổ nơi đây, đắm chìm trong một không khí yên bình, thanh tịnh.

      Các hoạt động văn hoá của xoay quanh khu đền Chử Đồng Tử - Tiên Dung khá phong phú. Nổi bật nhất là lễ hội Chử Đồng Tử diễn ra từ ngày 10 đến 12 tháng 2 âm lịch để ghi nhớ công ơn của hai vị thần này. Đây cũng là một trong 16 lễ hội lớn nhất nước ta. Đến với lễ hội này du khách sẽ được tham gia lễ hội rước nước của 10 con thuyền nối đuôi nhau ra sông Hồng để lấy nước sông về lễ thánh trên đền. Ngoài ra còn có một số hoạt động sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc khác như đập niêu, chọi gà, múa lân, múa rồng, đấu vật, ca hát trên thuyền… Hoạt động tế lễ diễn ra rất long trọng với nhiều nghi thức truyền thống được bảo tồn từ xa xưa, với mong muốn một năm mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu.

      Có thể nói đền Chử Đồng Tử - Tiên Dung là một công trình kiến trúc độc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá của người dân vùng đồng bằng sông Hồng. Nơi đây cũng lưu giữ những những nét văn hoá mang đậm bản sắc vùng miền. Vì thế du khách nên dành thời gian để ghé thăm nơi đây, để được sống trong một không gian văn hoá cổ truyền độc đáo của ngôi đền nổi tiếng nhất nhì xứ Bắc Bộ.

      Đền Chử Đồng Tử - Tiên Dung hội tụ những nét đẹp về văn hoá, xứ xở vùng miền, là một giai thoại đẹp về tình yêu trong dân gian. Để bảo tồn nét kiến trúc độc đáo nơi đây cần có sự chung tay góp sức của cán bộ, chính quyền và nhân dân địa phương cũng như du khách xa gần. 

-----------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Thuyết minh về đền Chử Đồng Tử - Tiên Dung. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 18/03/2023 - Cập nhật : 14/07/2023