logo

Tác giả, tác phẩm: Thư lại dụ Vương Thông (Tóm tắt, HCST, nội dung, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Thư lại dụ Vương Thông bao gồm Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Thư lại dụ Vương Thông - SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo.

Tác giả - Tác phẩm: Thư lại dụ Vương Thông


I. Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi


1. Tiểu sử

Nguyễn Trãi sinh năm 1380, mất năm 1442, hiệu là Ức Trai, quê ở làng Chi Ngại (Chi Linh, Hải Dương) sau rời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội)

Thư lại dụ Vương Thông (Tóm tắt, hoàn cảnh st, nội dung, nghệ thuật, sơ đồ tư duy)

Gia đình: Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình cả bên nội và bên ngoại đều có hai truyền thống lớn là yêu nước và văn hóa, văn học. Chính điều này đã tạo điều kiện cho Nguyễn Trãi được tiếp xúc và thấu hiểu tư tưởng chính trị của Nho giáo.

Đầu năm 1428, quét sạch quân thù, ông hăm hở bắt tay vào xây dựng lại nước nhà thì bỗng dưng bị nghi oan và bắt giam. 

Khoảng năm 1423, Nguyễn Trãi tìm vào Lam Sơn theo giúp Lê Lợi và dâng Bình Ngô sách. Năm 1427, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế và giao cho Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo.

Năm 1437, ông xin về ở ẩn tại Côn Sơn, vua Lê Thái Tông mời ông ra giúp nước (1440). Năm 1442, Nguyễn Trãi bị bọn gian thần vu cho tội giết vua và phải chịu thảm án "tru di tam tộc". 

Năm 1464, vua Lê Thánh Tông mới minh oan cho Nguyễn Trãi. Năm 1980, Nguyễn Trãi được tổ chức UNESCO vinh danh là "Danh nhân văn hóa thế giới".


2. Phong cách sáng tác và sự nghiệp thơ văn

Nguyễn Trãi được đánh giá là nhà tư tưởng lớn, nhà văn lớn, là danh nhân văn hóa thế giới, đỉnh cao nghệ thuật thế kỷ XV. Đến nay đã có hàng trăm công trình lớn nhỏ khác nhau nghiên cứu về tư tưởng và thơ văn của ông. Để tiếp tục khẳng định vị thế và đóng góp của Nguyễn Trãi cho lịch sử văn học dân tộc, bài viết này xin trình bày một số suy nghĩ về phong cách nghệ thuật của ông.

Nhìn ở góc độ loại hình tác giả văn học trung đại, Nguyễn Trãi thuộc kiểu tác giả sáng tác cả chữ Hán và Chữ Nôm (tác giả song ngữ), sáng tác cả văn xuôi chính luận và thơ ca thẩm mĩ. Ngoài ra, ông còn có nhiều công trình khảo cứu về nhiều lĩnh vực địa lý, lịch sử, quân sự, ngoại giao. Nhưng dù là nghiên cứu, nghị luận hay sáng tác thơ, văn ông vẫn là con người ông. Con người ấy vừa uyên bác về trí tuệ vừa dào dạt tâm hồn lộng gió thời đại. Văn của Nguyễn Trãi giàu tính hình tượng, tính thẩm mĩ, tính trữ tình. Ông vừa kế thừa những thành tựu thơ ca của văn học nước nhà những thế kỉ trước, vừa góp phần quan trọng vào việc định hướng mới cho sự phát triển văn học dân tộc các thời kì sau.

* Các tác phẩm chính

- Văn chính luận: Quân trung từ mệnh tập,...

- Thơ chữ Hán: Loạn hậu đáo Côn Sơn cảm tác, Chu trung ngẫu thành, Tự thán, Thần Phù khải khẩu,...

- Thơ chữ Nôm: Quốc âm thi tập,...


II. Khái quát tác phẩm Thư lại dụ Vương Thông


1. Hoàn cảnh sáng tác

Thư lại dụ Vương Thông là bức thư số 35 trong “Quân Trung từ mệnh tập” được Nguyễn Trãi viết vào tháng 2 năm năm 1947


2. Tóm tắt

Qua tác phẩm Thư lại dụ Vương Thông Nguyễn Trãi đã thể hiện ý chí quyết chiến quyết thắng và tinh thần yêu chuộng hòa bình của quân dân Đại Việt. Nêu lên nguyên lí của người dùng binh là phải hiểu biết thời thế, phân tích thời và thế của đối phương ở thành Đông Quan và khuyên hàng, hứa hẹn những điều tốt đẹp, thách đấu và sỉ nhục tướng giặc.


3. Bố cục

Tác phẩm Thư lại dụ Vương Thông chia làm 3 phần:

- Phần 1 (từ đầu ... Sao đủ để cùng nói việc binh được?): Nêu lên nguyên lí của người dùng binh là phải hiểu biết thời thế.

- Phần 2 (tiếp theo...bại vong đó là sáu!): Phân tích thời và thế của đối phương ở thành Đông Quan.

- Phần 3 (phần còn lại): Khuyên hàng, hứa hẹn những điều tốt đẹp, thách đấu và sỉ nhục tướng giặc.


4. Giá trị nội dung

Bức thư thể hiện niềm tin tất thắng và tinh thần yêu chuộng hoà bình của tác giả, cũng là của nhân dân ta. Qua đó giúp người đọc thấy rõ phẩm chất và tài năng của tác giả.

Thư lại dụ Vương Thông (Tóm tắt, hoàn cảnh st, nội dung, nghệ thuật, sơ đồ tư duy)

5. Giá trị nghệ thuật

- Lôgic giữa các đoạn thể hiện mạch lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.

- Ngôn ngữ đánh thép


III. Sơ đồ tư duy tác phẩm Thư lại dụ Vương Thông

Thư lại dụ Vương Thông (Tóm tắt, hoàn cảnh st, nội dung, nghệ thuật, sơ đồ tư duy)

IV. Câu hỏi vận dụng kiến thức tác phẩm Thư lại dụ Vương Thông

Câu 1: Ở phần 2, tác giả nhiều lần vạch rõ sự giả trá, gian dối của quân Minh và cho rằng như thế là trái với “mệnh trời”. Hãy dẫn ra một số từ ngữ, câu văn cho thấy điều đó. Theo bạn, vì sao việc nói đến “mệnh trời” lại cần thiết trong bức thư này?

Lời giải:

- Từ ngữ, câu văn cho thấy sự giả trá, gian dối của quân Minh và cho rằng như thế là trái với “mệnh trời”:

Trước đây bề ngoài thì giả cách giảng hòa, bên trong ngầm mưu gian trá, cứ đào hào đắp lũy, ngồi đợi viện binh, tâm tích không minh bạch, trong ngoài lại khác nhau, sao có thể khiến tôi tin tưởng mà không nghi ngờ cho được. Cổ nhân nói: "Bụng dạ người khác ta lường đoán biết", nghĩa là thế đó. Xưa kia, Tần thôn tính sáu nước, chế ngự bốn phương, mà đức chính không sửa, nên thân mất nước tan. Nay Ngô mạnh không bằng Tần, mà hà khắc lại quá, không đầy mấy năm nối nhau mà chết, ấy là mệnh trời, không phải sức người vậy.

- Việc nói đến “mệnh trời” lại cần thiết trong bức thư này vì:

+ “mệnh trời” là điều không ai được đi ngược.

+ Vương Thông là người có thể thuyết phục, chắc chắn sẽ hiểu rõ tư tưởng thiên mệnh của Nho giáo.

+ Nhắc đến “mệnh trời” cho thấy sự tất yếu, thuận tự nhiên của việc quân Minh phải thua trận, đồng thời thuyết phục được Vương Thông ra hàng.

Câu 2: Thời và thế của quân Minh đã được tác giả phân tích trong đoạn 2 của bức thư như thế nào?

Lời giải:

Thời và thế của quân Minh đã được tác giả phân tích trong đoạn 2 của bức thư như sau:

+ Thế của quân Minh ở Trung Quốc: Ngô mạnh không bằng Tần, mà hà khắc lại quá, không đầy một năm tất sẽ theo nhau mà chết, ấy là mệnh trời...; Phía Bắc có giặc Nguyên, trong nước có nội loạn ở Tầm Châu.

+ Thế của quân Minh ở Đông Quan: kế cùng lực kiệt, lính tráng mỏi mệt, trong không lương thảo, ngoài không viện binh,...

+ Sáu cớ bại vong tất yếu, không thể bác bỏ.

Câu 3: Cho biết mục đích và đối tượng của bức thư. Việc tác giả chọn cách nghị luận dưới hình thức một bức thư có tác dụng như thế nào?

Lời giải:

- Mục đích: Mục đích của bức thư là nhằm mở đường cho kẻ thù rút quân về nước, chấm dứt chiến tranh, đem lại hòa bình, độc lập cho dân tộc nên sự nhún nhường trong cách xưng hô là hợp lí.

- Đối tượng: Tướng giặc là Vương Thông và quân Minh đang ở Đại Việt.

- Tác dụng: Tác động đến tình cảm, tư tưởng của người đọc.

Câu 4: Nhận xét thái độ của Nguyễn Trãi về Vương Thông và giặc Minh.

Lời giải:

Thái độ của tác giả của Nguyễn Trãi với Vương Thông, giặc Minh đó là thái độ lên án, vạch trần bộ mặt thật, phê phán, cương quyết, vừa quyết liệt vừa mềm mỏng, lấy chí nhân thay cường bạo để đánh vào tâm lý của giặc Minh.

Câu 5: Nêu những lưu ý trong cách đọc hiểu văn bản nghị luận mà bạn rút ra được sau khi đọc Thư lại dụ Vương Thông của Nguyễn Trãi. Nhận xét về nghệ thuật viết văn nghị luận của Nguyễn Trãi.

Lời giải:

- Sau khi đọc Thư lại dụ Vương Thông của Nguyễn Trãi, tôi rút ra những lưu ý trong cách đọc hiểu văn bản nghị luận:

+ Chú ý tìm ra các luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng để thấy được sự liên kết của văn bản.

+ Cần hiểu được mục đích và đối tượng hướng đến của văn bản.

- Nghệ thuật viết văn nghị luận của Nguyễn Trãi:

+ Lập luận chặt chẽ. Lập luận bắt đầu từ quan niệm dùng binh là phải biết thời và thế; tiếp theo phân tích thời, thế ở Trung Quốc, thế của quân Vương Thông ở thành Đông Quan, chỉ ra sáu cớ bại vong tất yếu, cuối cùng khuyên quân của Vương Thông về nước sẽ có lợi hơn cả.

+ Bức thư không chỉ thuần túy nói lí lẽ mà còn bày tỏ thái độ khinh bỉ, xỉ mắng, vạch mặt quân Minh "trong ngoài bất nhất", đánh vào niềm hi vọng của chúng ở viện binh. Cuối cùng lại khiêu khích giặc bằng cách sỉ nhục và thách đánh để tỏ uy thế của nghĩa quân Lam Sơn.

Tác giả không chỉ dùng lí lẽ mà còn vỗ về, hứa hẹn tạo điều kiện cho quân Minh rút lui làm chúng mềm lòng.

>>> Xem trọn bộ: Tác giả - Tác phẩm Văn 10 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Thư lại dụ Vương Thông trong bộ SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 11/10/2022 - Cập nhật : 02/02/2023