logo

Tác giả Bảo Ninh - Giang (Tóm tắt, HCST, nội dung, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Giang bao gồm Giới thiệu tác giả Bảo Ninh và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Giang - SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo.

Tác giả - Tác phẩm: Giang


I. Giới thiệu tác giả Bảo Ninh

Tác giả Bảo Ninh tên thật là Hoàng Âu Phương, sinh vào tháng 10 năm 1952. Ông quê ở xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh thuộc tỉnh Quảng Bình. 

Bảo Ninh sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống giáo dục, cha của ông là Giáo sư Hoàng Tuệ, nguyên viện trưởng Viện ngôn ngữ học và cũng là người đã đặt nền móng xây dựng và phát triển ngành ngôn ngữ học Việt Nam trong các trường đại học ngay khi hòa bình lập lại. 

Năm 1975, ông xuất ngũ và quay về Hà Nội học đại học, sau khi tốt nghiệp, Bảo Ninh công tác tại Viện Khoa học Việt Nam. Nhà văn bắt đầu con đường sáng tác của mình ở tuổi 32, ông học tại trường viết văn Nguyễn Du trong vòng hai năm, sau đó làm việc tại báo Văn nghệ Trẻ và trở thành thành viên của Hội Nhà văn Việt Nam kể từ năm 1997

Phong cách nghệ thuật: Giọng văn nhẹ nhàng, điềm đạm. 

Tác phẩm chính: Nỗi buồn chiến tranh, Trại bảy chú lùn,….


II. Khái quát tác phẩm Giang


1. Hoàn cảnh sáng tác

Tác phẩm Giang Trích từ tập truyện Bảo Ninh-những truyện ngắn. Truyện ngắn là chương 1 của tập truyện - Truyện kể về chính những kí ức của tác giả khi tham gia vào quân đội.


2. Tóm tắt

Đó là câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ nhưng rất tình cảm giữa các nhân vật Giang, bố của Giang và nhân vật tôi, đằng sau nó ẩn chứa đầy ắp tình thương, tình người của đồng bào trong những ngày kháng chiến trường kì, gian khổ nhưng huy hoàng.


3. Bố cục

Tác phẩm Giang làm ba phần: 

- Phần 1 (từ đầu đến “còn sớm, mới sáu giờ kém mà, anh”): Cuộc gặp gỡ giữa nhân vật tôi và Giang ở giếng nước 

- Phần 2 (tiếp đến “con về khuya bố không yên tâm đâu”): Cuộc gặp gỡ giữa bố Giang và nhân vật “tôi” 

- Phần 3 (còn lại): Cuộc chia tay giữa Giang và “tôi”


4. Giá trị nội dung

Tình yêu quê hương, đất nước, tình người những đau khổ và hạnh phúc.

Tác giả Bảo Ninh - Giang (Tóm tắt, HCST, nội dung, sơ đồ tư duy)

5. Giá trị nghệ thuật

- Giọng văn tự nhiên, nhẹ nhàng

- Lối kể chuyện chân thật, tỉ mỉ nhưng giàu cảm xúc.


III. Sơ đồ tư duy tác phẩm Giang

Tác giả Bảo Ninh - Giang (Tóm tắt, HCST, nội dung, sơ đồ tư duy)

IV. Câu hỏi vận dụng kiến thức tác phẩm Giang

Câu 1: Theo bạn, ý tưởng về việc làm của Giang là gì? Hai đoạn cuối có vai trò gì trong việc thể hiện tư tưởng tác phẩm?

Lời giải:

Suy nghĩ: Kỉ niệm đôi khi thoáng qua nhưng để lại những ấn tượng sâu sắc.

Hai đoạn cuối là câu ngoại cảm trữ tình, nói lên suy nghĩ của tác giả.

Câu 2: Lời nói, thái độ của bố Giang khi gặp Hùng lần này có gì khác so với lần trước?

Lời giải:

Lời nói, thái độ của bố Giang khi gặp Hùng lần này thể hiện sự vui mừng, phấn khởi, gần gũi, chân tình khi gặp một người quen ở chiến trường. Lời nói và thái độ này hoàn toàn khác với lần đầu, khi bố Giang chưa biết gì về nhân vật "tôi".

Câu 3: Liệt kê các cuộc gặp gỡ giữa các ký tự trong văn bản. Làm thế nào để những cuộc gặp gỡ này cho thấy cách mọi người đối xử với nhau, đặc biệt là những người lính trong hoàn cảnh chiến tranh?

Lời giải:

Các cuộc gặp gỡ giữa các ký tự trong văn bản:

- Các cuộc gặp gỡ: “Tôi” và Giang, “Tôi” và bố của Giang gặp nhau lần đầu, “tôi” và bố của Giang gặp nhau trên chiến trường.

- Những cuộc gặp gỡ đó thể hiện cách đối xử giữa con người với nhau, nhất là những người lính trong hoàn cảnh chiến tranh: chân thành, tình cảm.

Câu 4: Nhận xét về cách lựa chọn và sử dụng ngôi kể, điểm nhìn trong tác phẩm.

Lời giải:

Việc chọn ngôi kể thứ nhất khiến cho tác phẩm trở thành lời kể chuyện của người đã từng tham gia sự việc, chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc cá nhân. Cách lựa chọn và sử dụng ngôi kể, điểm nhìn như vậy giúp tác phẩm trở nên gần gũi với người đọc.

Câu 5: Qua đoạn trích Giang – Bảo Ninh, SGK Ngữ văn 10 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo, em hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về hậu quả của chiến tranh.

Lời giải:

Dù là chiến tranh phi nghĩa hay chính nghĩa thì cũng không đem lại lợi ích gì cho nhân dân ngoài đau khổ, chết chóc và tang hoang. Nhà cửa bị phá hủy. Người chết. Đất đai đầy dấu vết bom đạn. Khắp nơi là những quả bom, mìn còn sót lại, sẵn sàng nổ và cướp đi sinh mạng của những người còn sống bất kỳ lúc nào. Chiến tranh làm nền kinh tế kiệt quệ, giáo dục trì trệ và đình đốn, sản xuất thì cầm chừng hay không còn khả năng sản xuất, gia đình li tán. Những nỗi đau do chiến tranh còn ám ảnh dai dẳng, không chỉ những người sống trong thời kì đó mà còn ám ảnh cả thế hệ sau đó. Những người mất thân nhân từ năm 1945 đến giờ vẫn chẳng tìm được. Những liệt sĩ hy sinh đến giờ vẫn chẳng rõ tung tích bia mộ nằm đâu. Những người mất tích thì mãi chẳng có gì cho người thân họ biết rằng còn sống hay đã chết… Chiến tranh là đau khổ, nhưng nếu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ quê hương, bảo vệ tự do độc lập thì chúng ta sẵn sàng trả giá để bảo vệ những thứ quý giá ấy. Chính điều đó đã làm nên một nước Việt Nam tự hào vì không khuất phục kẻ thù xâm lược, làm nên một Liên Xô chiến thắng phát xít, làm nên một Israel độc lập kiên cường, làm nên một Ba Lan không bao giờ cúi đầu làm nô lệ. Chiến tranh có thể tàn khốc, có thể đau thương nhưng khi cần thiết, chúng ta không bao giờ trốn chạy chiến tranh mà luôn đương đầu với chúng.

>>> Xem trọn bộ: Tác giả - Tác phẩm Văn 10 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Giang trong bộ SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 11/10/2022 - Cập nhật : 21/11/2022