logo

Tác giả Nguyễn Bính - Xuân về (Tóm tắt, HCST, nội dung, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Xuân về bao gồm Giới thiệu tác giả Nguyễn Bính và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Xuân về - SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo.

 Tác giả - Tác phẩm: Xuân về


I. Giới thiệu tác giả Nguyễn Bính

Nguyễn Bính (1918-1966) tên thật là Nguyễn Trọng Bính,sinh ra tại Vụ Bản,tỉnh Nam Định. Một vùng quê Bắc Bộ vốn nổi tiếng với truyền thống văn chương,khoa bảng.

Khi còn nhỏ Nguyễn Bính không được đi học mà chỉ có cha, là một ông đồ, dạy dỗ tại nhà. Năm nhà văn tròn mười tám tuổi, ông rời quê hương để ra Hà Nội học tập, từ đây sự nghiệp văn chương của tác giả có nhiều khởi sắc và dần tạo được vị thế trong lòng độc giả.

Năm 1932, 1933 Nguyễn Bính có theo người bạn học ở thôn Vân lên Đồng Hỷ, Thái Nguyên dạy học. Sau đó năm 1947 Nguyễn Bính đi theo Việt Minh. 

Năm 1954 theo Hiệp định Genève, Nguyễn Bính cũng như bao cán bộ Việt Minh khác tập kết ra Bắc. Ông về công tác tại Nhà xuất bản Văn nghệ, sau đó ông làm chủ bút báo Trăm hoa.

Phong cách nghệ thuật của ông bình dị, gần gũi

Tác phẩm chính: Nụ tầm xuân, Chân quê, gái xuân


II. Khái quát tác phẩm Xuân về


1. Hoàn cảnh sáng tác

Sáng tác năm 1937 in trong tuyển tập thơ Nguyễn Bính


2. Bố cục

- Khổ 1: Vẻ đẹp khi gió xuân về

- Khổ 2: Vẻ đẹp khi nắng xuân về

- Khổ 3: Vẻ đẹp đồng quê xuân về

- Khổ 4: Cảnh đi trẩy hội mùa xuân


3. Giá trị nội dung

Tác giả vẽ nên bức tranh xuân có hình ảnh thiếu nữ với má hồng, mắt trong, duyên dáng đi hội chùa làng. Cảnh xuân, tình xuân được nhà thơ nói đến rất bình dị, mộc mạc, rất thân thuộc.

Tác giả Nguyễn Bính - Xuân về (Tóm tắt, HCST, nội dung, sơ đồ tư duy)

4. Giá trị nghệ thuật

- Từ ngữ gợi tả gợi cảm

- Hình ảnh thơ chân thực, gần gũi


III. Sơ đồ tư duy tác phẩm Xuân về

Tác giả Nguyễn Bính - Xuân về (Tóm tắt, HCST, nội dung, sơ đồ tư duy)

IV. Câu hỏi vận dụng kiến thức tác phẩm Xuân về

Câu 1: Xác định chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ và cho biết nhan đề Xuân về đã góp phần thể hiện chủ đề, cảm hứng chủ đạo ấy như thế nào.

Lời giải:

- Chủ đề của bài thơ: Bức tranh thiên nhiên và con người khi xuân về.

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: cảm hứng trữ tình, thể hiện cảm xúc, sự say đắm với khung cảnh mùa xuân.

Câu 2: Khi xuân về, thiên nhiên và con người được tác giả cảm nhận qua những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu nào?

Lời giải:

Khi xuân về, thiên nhiên và con người được tác giả cảm nhận qua những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu:

+ Thiên nhiên: Mưa tạnh trời quang nắng mới hoe/ Lá nõn nhành non/ Lúa thì con gái mượt như nhung/ Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng…

+ Con người: Cô hàng xóm/ Ngước mắt nhìn giời/ một đôi cô

Yếm đỏ khăn thâm trảy hội chùa/ bà già tóc bạc.

Câu 3: Liệt kê một số hình ảnh gợi tả không khí "xuân về" trong bài thơ.

Lời giải:

Một số hình ảnh gợi tả không khí "xuân về" trong bài thơ:

- Lá nõn, ngành non

- Người dân nghỉ việc đồng

- Lúa thì con gái

- Hoa bưởi, hoa cam rụng

- Các cô, các bà trẩy hội chùa.

Câu 4: Trong khổ thơ thứ nhất, nhà thơ Nguyễn Bính đã cảm nhận mùa xuân về bằng những tín hiệu nào? Tín hiệu đó có gì đặc biệt?

Đã thấy xuân về với gió đông

Với trên màu má gái chưa chồng

Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm

Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.

Lời giải:

Nguyễn Bính đã cảm nhận mùa xuân về bằng những tín hiệu:

Gió đông( tín hiệu thiên nhiên); màu má gái chưa chồng(tín hiệu của con người) 

Tín hiệu có tính đặc biệt: Nguyễn Bính tinh tế cảm nhận được sự thay đổi của con người khi mùa xuân về, đó là tín hiệu đặc biệt nhất so với những nhà thơ khác

>>> Xem trọn bộ: Tác giả - Tác phẩm Văn 10 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Xuân về trong bộ SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 11/10/2022 - Cập nhật : 21/11/2022