logo

Tác giả An-phông-xơ Đô-đê - Buổi học cuối cùng (Tóm tắt, HCST, nội dung, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Buổi học cuối cùng bao gồm Giới thiệu tác giả An-phông-xơ Đô-đê và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Buổi học cuối cùng - SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo.

Tác giả - Tác phẩm: Buổi học cuối cùng


I. Giới thiệu tác giả An-phông-xơ Đô-đê (Alphonse Daudet)

Alphonse Daudet (An-phông-xơ Đô-đê) (1840 - 1897) là một nhà văn Pháp và là tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng. Ông sinh ra ở Nîmes (thuộc miền Nam nước Pháp).

Sau hơn 100 năm, nhiều tác phẩm của ông vẫn được yêu thích trên khắp thế giới. Ông bắt đầu sáng tác từ năm 14 tuổi. Đến năm 18 tuổi, ông ra mắt tác phẩm đầu tiên là tập thơ Những người đàn bà đang yêu (Les Amoureuses), ngay lập tức được công chúng đón nhận và gây chú ý trên văn đàn.

Hơn 30 tác phẩm thuộc các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ và kịch của ông đã được xuất bản. Trong số đó, nhiều tác phẩm như Thằng nhóc, Lá thư hè, Thiện xạ Tartarin... đã trở nên quen thuộc và được độc giả VN yêu thích nhờ văn phong giàu chất thơ, tính nhân văn và sự lay động tâm hồn


II. Khái quát tác phẩm Buổi học cuối cùng


1. Hoàn cảnh sáng tác

Buổi học cuối cùng là một truyện ngắn trong tuyển tập truyện “ Truyện kể ngày thứ hai”.


2. Tóm tắt

Câu chuyện kể về một buổi sáng - như thường lệ, cậu bé Phrăng đến lớp. Dọc đường cậu thấy có những điều khác hẳn mọi hôm. Phrăng vào lớp càng thấy ngạc nhiên hơn. Thầy Ha-men ăn mặc tề chỉnh như trong ngày lễ. Thầy không quở mắng mà còn nói với Phrăng bằng giọng dịu dàng. Không khí trong lớp trang trọng. Cuối lớp có cụ già Hô-de, bác phát thư và nhiều người khác. Hoá ra đó là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Phrăng ân hận vì mình đã không thuộc bài - nhất là khi thầy Ha-men giảng bài học cuối cùng thật xúc động. Kết thúc buổi học thầy Ha-men viết lên bảng dòng chữ thể hiện lòng yêu nước của mọi người: "Nước Pháp muôn năm".

Tác giả An-phông-xơ Đô-đê - Buổi học cuối cùng (Tóm tắt, HCST, nội dung, sơ đồ tư duy)

3. Bố cục

Tác phẩm Buổi học cuối cùng chia làm 3 phần:

- Phần 1 (từ đầu đến “vắng mặt con”): Quang cảnh trên đường đến trường và cảnh ở trường trước buổi học qua sự quan sát của Phrăng.

- Phần 2 (tiếp đó đến “nhớ mãi buổi học cuối cùng này”): Diễn biến buổi học cuối cùng và tâm trạng của mọi người.

- Phần 3 (còn lại): Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng


4. Giá trị nội dung

- Ca ngợi tiếng mẹ đẻ, đề cao lòng yêu nước.

- Phản ánh thực trạng đất nước Pháp thế kỉ XIX

- Khẳng định chân lí bất diệt: "Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình, thì chẳng khác gì nắm được cái chìa khóa chốn lao tù".


5. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng "tôi", người kể chuyện là cậu bé Phrăng giúp cho câu chuyện tự nhiên và góp phần diễn tả một cách chân thực, sinh động tâm trạng, cảm xúc của nhân vật.

- Nghệ thuật miêu tả nhân vật chân thực, phong phú

- Ngôn ngữ truyện gần gũi, chân thành


III. Sơ đồ tư duy tác phẩm Buổi học cuối cùng

Tác giả An-phông-xơ Đô-đê - Buổi học cuối cùng (Tóm tắt, HCST, nội dung, sơ đồ tư duy)

IV. Câu hỏi vận dụng kiến thức tác phẩm Buổi học cuối cùng

Câu 1: Câu chuyện được kể diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian, địa điểm nào? Em hiểu như thế nào về tên truyện Buổi học cuối cùng?

Lời giải:

Câu chuyện kể về lớp học vùng An-dát của nước Pháp vì thua trận phải cắt cho quân Phổ. Từ đây, quân Phổ ra lệnh không cho phép dạy tiếng Pháp – tiếng mẹ đẻ nữa, thay vào đó là tiếng Đức. Buổi học cuối cùng ở đây có nghĩa là buổi dạy và học cuối được học tiếng mẹ đẻ của những người thầy yêu nước và những học sinh.

Câu 2: Phân tích nhân vật thầy Ha-men trong Buổi học cuối cùng

Lời giải:

- Trang phục: mặc bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng (áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu).

- Thái độ đối với học sinh: dịu dàng, không giận dữ quát mắng; kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học chu đáo.

- Những lời nói về việc học tiếng Pháp: ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Thầy coi tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa của chốn lao tù.

- Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc: xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu, nhưng đã dồn sức để viết lên bảng dòng chữ thật to: "Nước Pháp muôn năm".

=> Thầy Ha-men là một người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và người yêu nước sâu sắc.

Câu 3: Câu chuyện về buổi học cuối cùng được kể qua điểm nhìn của ai? Việc sử dụng điểm nhìn ấy mang lại ưu thế gì cho việc kể lại câu chuyện?

Lời giải:

- Điểm nhìn: Nhân vật Phrăng

- Phrăng là người trực tiếp tham gia vào diễn biến của câu chuyện, từ đó giúp người đọc nắm được tác phẩm với cái nhìn chân thực, sinh động hơn.

Câu 4: Câu chuyện đã bồi đắp cho em những phẩm chất nào? Em rút ra bài học gì cho bản thân sau khi học xong truyện?

Lời giải:

 - Câu chuyện đã bồi đắp cho em những phẩm chất:

+ Chăm chỉ, cần cù, việc hôm nay không để ngày mai.

+ Yêu quê hương, đất nước từ những điều bình thường, giản dị, gần gũi.

- Em rút ra bài học: chăm chỉ, cần cù, chịu khó, cố gắng học tập.

>>> Xem trọn bộ: Tác giả - Tác phẩm Văn 10 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Buổi học cuối cùng trong bộ SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 11/10/2022 - Cập nhật : 21/11/2022