logo

Tác giả Đoàn Giỏi - Đất rừng phương Nam (Tóm tắt, HCST, nội dung, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Đất rừng phương Nam bao gồm Giới thiệu tác giả Đoàn Giỏi và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Đất rừng phương Nam - SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo.

Tác giả - Tác phẩm: Đất rừng phương Nam


I. Giới thiệu chung về tác giả Đoàn Giỏi


1. Tiểu sử

Nhà văn Đoàn Giỏi (17/05/1925-02/04/1989), ông sinh ra tại thị xã Mỹ Tho, tỉnh Mỹ Tho. Nay thuộc xã Tân Hiệp, Huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền Giang. Xuất thân trong một gia đình địa chỉ lớn trong vùng và giàu lòng yêu nước.

Vào năm 1939, sau khi học xong bậc tiểu học ở quê nhà, ông lên Sài Gòn tiếp tục học trung học. Vốn là người say mê hội họa, ông đã trốn gia đình và quyết định thi vào Trường Mỹ thuật Gia Định và theo học ở trường được 1 năm, buộc phải nghỉ học khi gia đình phản đối.

Không thành ở con đường hội họa, ông nhất quyết không theo học nguyện vọng của gia đình, ông lại theo đuổi con đường văn chương của mình.

Trong những năm Việt Nam chống Pháp, Đoàn Giỏi công tác trong ngành an ninh, rồi làm công tác thông tin, văn nghệ, từng giữ chức Phó trưởng Ty thông tin Rạch Giá (1949). 

Sau 1954, ông tập kết ra Bắc, đến năm 1955 ông chuyển sang sáng tác và biên tập sách báo, công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam, rồi Hội Văn nghệ Việt Nam. Ông là viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa I, II, III. Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Đoàn Giỏi còn có các bút danh khác: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư.

Ngày 02/04/1989, ông qua đời bởi chứng bệnh hiểm nghèo. Đoàn Giỏi ra đi với sự tiếc nuối của gia đình, bạn bè và những người đồng nghiệp và cả những dang dở trong sự nghiệp với bộ tiểu thuyết Núi cả cây ngàn mới đang chỉ làm tập bản thảo.


2. Phong cách và sự nghiệp sáng tác

Đoàn Giỏi là một nhà văn Việt Nam và trở thành thành viên của Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957. Ông còn có những bút danh khác như Nguyễn Hoài, Huyền Tư và Nguyễn Phú Lễ. 

Tác phẩm đầu tay Nhớ cố hương năm 1943 đã bắt đầu cho sự nghiệp sáng tác văn chương của ông. Nhà văn tập trung nhiều cho sự nghiệp của mình trong thời gian tập kết ra ngoài miền Bắc. Trong giai đoạn này, có nhiều những tác phẩm được ra đời, với nội dung chủ yếu viết về con người và núi rừng Phương Nam. Chính niềm tự hào về một vùng đất phong phú, giàu tình yêu thương, nỗi nhớ và có cả trong đó là sự cảm phục với những con người chân chất thôn quê, ý chí mạnh mẽ. Con người Phương Nam hiện lên trong quá trình tạo dựng đời sống, trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm để giải phóng quê nhà. Đó chính là những chất men giúp nhà văn Đoàn Giỏi khơi nguồn được những sáng tác .

* Những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn gồm: 

Truyện ngắn: Hoa hướng dương (1960), Chú bé Hà Nội và chú ó lửa trên, Người tù chính trị năm tuổi (1973), Đồng Tháp Mười (1987).

Tập truyện dài: Đất rừng phương Nam (1957), Cá bống mú (1956), Cuộc truy tầm kho vũ khí (1962).

Truyện ký: Trần Văn Ơn (1955), Ngọn tầm vông (1956), Người thủy thủ già trên hòn đảo lưu đày, Đèn tôi bay về Lục Hồ Chí Minh…

Thơ: Giữ vững niềm tin (1954), Truyện thằng Cồi, Bến nước mười hai.

Kịch thơ: Người Nam thà chết không hàng (1947), Chiến sĩ Tháp Mười (1949).

Biên khảo: Những chuyện lạ về cá (1981), Tê giác giữa ngàn xanh (1982).


II. Khái quát tác phẩm Đất rừng phương Nam


1. Hoàn cảnh sáng tác

Truyện được sáng tác năm 1957, đoạn trích được trích từ chương 9 trong tác phẩm


2. Tóm tắt

An đi lấy mật cùng với tía nuôi và thằng Cò. Trên đường đi, cậu cảm thấy cảnh sắc núi rừng thật đẹp. Lúc ngồi nghỉ, thằng Cò đã chỉ cho cậu bầy ong mật. Sau đó, họ tiếp tục đi tới một cái trảng rộng. An sung sướng vì được nhìn thấy biết bao nhiêu là chim. Lội qua mấy vùng lầy sâu qua gối thì đến chỗ lấy mật. An được xem tía nuôi lấy mật. Khi trở về, An nghĩ về kèo ong, cách nuôi ong khác biệt của người dân vùng U Minh.


3. Bố cục

Tác phẩm Đất rừng phương Nam chia làm 4 phần:

- Phần 1 (Từ đầu ... bụi cây): chuẩn bị đi lấy ăn ong

- Phần 2 (Tiếp theo ... im im đi tới): con đường đến chỗ lấy mật

- Phần 3 (Trên đường lấy mật ... trở về): quá trình lấy mật ong

- Phần 4 (Còn lại): trên đường trở về nhà


4. Giá trị nội dung

Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam" đã giúp em hiểu văn học góp phần mở rộng kiến thức về con người và thế giới xung quanh.

Miêu tả lại quá trình lấy mật ong của người dân rừng U Minh. Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời rừng U Minh

Tác giả Đoàn Giỏi - Đất rừng phương Nam (Tóm tắt, HCST, nội dung, sơ đồ tư duy)

5. Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật miêu tả đặc sặc

- Lối viết hấp dẫn, thuyết phục

- Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật


III. Sơ đồ tư duy tác phẩm Đất rừng phương Nam

Tác giả Đoàn Giỏi - Đất rừng phương Nam (Tóm tắt, HCST, nội dung, sơ đồ tư duy)

IV. Câu hỏi vận dụng kiến thức tác phẩm Đất rừng phương Nam

Câu 1: Xác định chủ đề của văn bản và chỉ ra một số căn cứ để xác định chủ đề.

Lời giải:

- Chủ đề của văn bản: Công việc đi lấy mật của con người phương Nam.

- Một số căn cứ để xác định chủ đề: Dựa vào vấn đề cơ bản của văn bản.

Câu 2: Trong văn bản trên, lời đối thoại giữa An với các nhân vật (Cò, tía nuôi, má nuôi) có tác dụng gì?

Lời giải:

Trong văn bản trên, lời đối thoại giữa An và các nhân vật (Cò, tía nuôi, má nuôi) có tác dụng giúp cho câu chuyện trở nên thật hơn đối với người đọc; thể hiện rõ tính cách của từng nhân vật; người đọc có được những cái nhìn cụ thể và đầy đủ nhất về thiên nhiên, con người Nam Bộ, những điều đặc biệt mà chỉ riêng ở nơi đây mới có.

Câu 3: Chỉ ra một số điểm tương đồng, khác biệt giữa hai nhân vật Cò và An. Theo bạn, việc làm nổi bật những nét tương đồng và khác biệt ấy có tác dụng thế nào trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?

Lời giải:

Một số điểm tương đồng, khác biệt giữa hai nhân vật Cò và An:

- Tương đồng: còn nhỏ tuổi, ngây thơ, biết nghe lời tía và má, đối xử tốt với nhau.

- Khác biệt:

+ Cò: thẳng thắn, bộc trực, tốt tính và không để bụng.

+ An: tinh tế, nhạy cảm, có chiều sâu.

- Theo tôi, việc làm nổi bật những nét tương đồng và khác biệt ấy có tác dụng khắc họa tính cách của con người trong tác phẩm. Con người phương Nam chính là một phần không thể thiếu mà tác phẩm muốn nhắc đến. Họ là những người tốt tính, thẳng thắn, bộc trực nhưng cũng rất tinh tế, nhạy cảm, có chiều sâu.

Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đất rừng phương Nam – Đoàn Giỏi.

Lời giải:

Những khám phá của cậu bé An khi theo tía nuôi và Cò vào trong rừng để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Hiện lên trên những cuộc trò chuyện, những bài học kinh nghiệm mà An rút ra được chính là khung cảnh bình yên của ba người sau khoảng thời gian mệt mỏi. Họ cùng nhau ngồi ăn, thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên dưới một gốc cây tràm. Bức tranh thiên nhiên với cả nhạc và họa như tô điểm thêm vẻ đẹp vốn có của rừng già. Nơi đây có những bóng cây nghiêng nghiêng, có những con gầm gì, những chú vẹt,…. Khung cảnh người và thiên nhiên thật hòa hợp, yên bình.

>>> Xem trọn bộ: Tác giả - Tác phẩm Văn 10 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Đất rừng phương Nam trong bộ SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 11/10/2022 - Cập nhật : 21/11/2022