logo

Theo C.Mác và Ph.Ăngghen: “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” là mục tiêu tổng quát của lịch sử mà xã hội đã đạt tới?

Theo C.Mác và Ph.Ăngghen: “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” là mục tiêu tổng quát của lịch sử mà xã hội đã đạt tới xã hội cộng sản chủ nghĩa. Đó là những thay đổi về các đặc quyền kinh tế, văn hóa, xã hội.


Câu hỏi: Theo C.Mác và Ph.Ăngghen: “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” là mục tiêu tổng quát của lịch sử mà xã hội đã đạt tới?

A. Chủ nghĩa xã hội 

B. Chủ nghĩa tư bản

C. Xã hội cộng sản chủ nghĩa

D. Chế độ xã hội mới 

Đáp án đúng: C. Xã hội cộng sản chủ nghĩa


Giải thích của giáo viên Toploigiai về lí do chọn đáp án C

Theo những phác thảo của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin về xã hội cộng sản tương lai thì đó là một xã hội có những đặc trưng cơ bản. Theo C.Mác và Ph.Ăngghen: “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” là mục tiêu tổng quát của lịch sử mà xã hội đã đạt tới xã hội cộng sản chủ nghĩa.


- Tìm hiểu về xã hội cộng sản chủ nghĩa

Hình thái kinh tế – xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất đó. Hình thái kinh tế xã hội chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định. Ứng với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng

Hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa là chế độ xã hội phát triển cao nhất, có quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, thích ứng với lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, tạo thành cơ sở hạ tầng có trình độ cao hơn so với cơ sở hạ tầng của chủ nghĩa tư bản; có kiến trúc thượng tầng tương ứng thực sự là của nhân dân với trình độ xã hội hoá ngày càng cao.

Theo C.Mác và Ph.Ăngghen: “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” là mục tiêu tổng quát của lịch sử mà xã hội đã đạt tới?

- Đặc điểm của xã hội cộng sản chủ nghĩa

Hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa: hình thái này chưa tồn tại. Theo Marx, khi lực lượng sản xuất của chủ nghĩa tư bản ngày càng phát triển, tất yếu dẫn tới nền sản xuất ngày càng mang tính xã hội hóa do nó đòi hỏi sự hợp tác của nhiều người khiến tư hữu mất vai trò đối với lực lượng sản xuất, thay vào đó lực lượng sản xuất cần được quản lý vì lợi ích xã hội. Theo Marx: "Sự tập trung tư liệu sản xuất và xã hội hoá lao động đạt đến cái điểm mà chúng không còn thích hợp với cái vỏ tư bản chủ nghĩa của chúng nữa... nền sản xuất tư bản chủ nghĩa lại đẻ ra sự phủ định bản thân nó, với tính tất yếu của một quá trình tự nhiên" Quan hệ sản xuất đặc trưng: quan hệ hợp tác sản xuất bình đẳng với nhau, lực lượng sản xuất được quản lý vì lợi ích của xã hội.

Ý tưởng ban đầu của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa tự do với mục tiêu giải phóng con người và xã hội. Vì lý tưởng nhân đạo của nó, học thuyết này đã thu hút được sự chú ý của các tầng lớp quần chúng của thế giới trong thế kỷ XX, tạo nên một phong trào xã hội to lớn mà cuộc đấu tranh của nó là một nhân tố chủ đạo trong lịch sử loài người trong thế kỷ XX. Tuy vậy, xã hội cộng sản chủ nghĩa không còn nhà nước, quân đội, tư hữu, giai cấp, tôn giáo, xóa bỏ các mâu thuẫn sắc tộc đến nay vẫn chỉ là lý tưởng đẹp, chưa trở thành hiện thực.

>>> Xem thêm: Khái niệm cơ cấu xã hội giai cấp. Xu hướng biến đổi của cơ cấu xã hội giai cấp trong thời kỳ quá độ lên CNXH

icon-date
Xuất bản : 16/09/2022 - Cập nhật : 20/09/2022