logo

Hạn chế cơ bản của chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán Pháp?

Chủ nghĩa xã hội không tưởng được hình thành khi muốn tạo ra những điều tốt đẹp cho con người và xã hội. Hạn chế cơ bản của chủ nghĩa xã hội không tưởng – phê phán Pháp là không phát hiện được lực lượng xã hội tiên phong có thể thực hiện cuộc cách mạng làm chuyển biến lịch sử từ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa cộng sản.


Câu hỏi: Hạn chế cơ bản của chủ nghĩa xã hội không tưởng – phê phán Pháp?

A. Không phát hiện được lực lượng xã hội tiên phong có thể thực hiện cuộc cách mạng làm chuyển biến lịch sử từ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa cộng sản.

B. Chưa nêu được tính quy luật của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và cộng sản chủ nghĩa.

C. Chưa tìm ra con đường phương pháp để cải biến xã hội, lật đổ giai cấp thống trị xóa bỏ áp bức bất công

D. Không phát hiện ra được những quy luật phát triển của xã hội loài người. 

Đáp án đúng: A. Không phát hiện được lực lượng xã hội tiên phong có thể thực hiện cuộc cách mạng làm chuyển biến lịch sử từ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa cộng sản.


Giải thích của giáo viên Toploigiai về lí do chọn đáp án A

Chủ nghĩa khoa học xã hội không tưởng phê phán mang lại thuận lợi cũng không ít những khó khăn, hạn chế cơ bản của chủ nghĩa xã hội không tưởng – phê phán Pháp là không phát hiện được lực lượng xã hội tiên phong có thể thực hiện cuộc cách mạng làm chuyển biến lịch sử từ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa cộng sản.


- Hạn chế cơ bản của chủ nghĩa xã hội không tưởng – phê phán Pháp

Claude Henri Saint Simon (Clôt Hăngri Xanh Ximông) sinh trưởng tại thủ đô Paris, dòng dõi quý tộc lâu đời. Nhưng cha mẹ Saint Simon sống trong cảnh khó khăn do doanh nghiệp ngày càng sa sút và phải nhận sự trợ giúp của chế độ quân chủ.

Trong học thuyết của mình, ông phê phán chủ nghĩa tư bản và tự do cạnh tranh mà ý chí ngẫu nhiên làm cho người này giàu có và được tôn sùng, còn người khác thì phá sản trở thành kẻ làm thuê. Tổ chức xã hội tư bản, theo Saint Simon, rất không hoàn thiện và ở đó con người buộc phải bóc lột và lừa bịp, còn chính phủ thì không đoái hoài tới dân nghèo. Phê phán cuộc cách mạng dân chủ tư sản năm 1879 ở Pháp, ông cho rằng, nó chưa thiết lập được một chế độ phù hợp với quyền lợi của “giai cấp nghèo khổ và đông đảo nhất”,  không phát hiện được lực lượng xã hội tiên phong có thể thực hiện cuộc cách mạng làm chuyển biến lịch sử từ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa cộng sản, cho nên cần có một cuộc cách mạng mới vì hạnh phúc của toàn xã hội, một cuộc cách mạng triệt để, một cuộc “Tổng cách mạng”.

Học thuyết của ông cũng đầy ảo tưởng vào lòng từ thiện của giai cấp tư sản. Vì vậy, học thuyết này vẫn chỉ là không tưởng.

Tuy nhiên, học thuyết của Saint Simon có ý nghĩa tiến bộ, có giá trị là một trong những tiền đề lý luận để sau này Karl Marx và Friedrich Engels tiếp thu có phê phán, cùng với các tiền đề lý luận khác để xây dựng học thuyết khoa học của mình. Nhưng tư tưởng về một nền kinh tế thống nhất có kế hoạch trên quy mô một quốc gia và quy mô thế giới, lần đầu tiên do Saint Simon nêu ra có giá trị lớn.

Marx và Engels đánh giá cao cống hiến của Saint Simon cho nhân loại. Sau khi Saint Simon mất, những người kế tục gần gũi của ông đã truyền bá và phát triển một số điểm trong học thuyết của ông. Chủ nghĩa Saint Simon xuất hiện ở Pháp và có ảnh hưởng nhất định tới phong trào công nhân nửa đầu thế kỷ XIX.

Hạn chế cơ bản của chủ nghĩa xã hội không tưởng – phê phán Pháp?

- Giá trị của chủ nghĩa xã hội khoa học không tưởng - phê phán Pháp

Chủ nghĩa xã hội không tưởng có một quá trình phát triển dài lâu. Chủ nghĩa xã hội không tưởng bắt đầu từ những ước mơ, khát vọng được thể hiện trong các câu chuyện dân gian, truyền thuyết tôn giáo đến những học thuyết xã hội – chính trị.

Chủ nghĩa xã hội không tưởng đã thể hiện tinh thần lên án, phê phán kịch liệt và gay gắt các giai cấp và xã hội; dựa trên chế độ tư hữu, chế độ quân chủ chuyên chế và chế độ tư bản chủ nghĩa. Những phê phán này góp phần nói lên tiếng nói của những người lao động trước tình trạng bị áp bức, bị bóc lột ngày càng nặng nề. Chủ nghĩa xã hội không tưởng đã bày tỏ được những ước mơ, khát vọng của những giai cấp lao động về một xã hội công bằng, bình đẳng, bác ái. Nó chứa đựng một giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc.

Ngoài ra nó còn thể hiện lòng yêu thương con người, thông cảm, bênh vực những người lao khổ. Với mong muốn giúp đỡ họ, giải phóng họ khỏi nỗi bất hạnh. Chủ nghĩa xã hội không tưởng chính là tiền đề cho chủ nghĩa xã hội khoa học phát triển. Chủ nghĩa xã hội không tưởng đã phác họa ra các mô hình xã hội tương lai tốt đẹp. Bên cạnh đó đã đưa ra những chủ trương, nguyên tắc của xã hội mới đã giúp cho chủ nghĩa xã hội khoa học kế thừa một cách có chọn lọc.

>>> Xem thêm: Trình bày những đặc điểm cơ bản và xu thế vận động chủ yếu của thời đại trong điều kiện hiện nay

icon-date
Xuất bản : 16/09/2022 - Cập nhật : 20/09/2022