logo

Căn cứ vào phạm vi tác động của quyền lực nhà nước, chức năng Nhà nước xã hội chủ nghĩa được chia thành?

Ở mỗi nước, mọi hoạt động đều do phạm vi tác động của quyền lực nhà nước, chức năng Nhà nước xã hội chủ nghĩa để quản lí và phát triển đất nước. Căn cứ vào phạm vi tác động của quyền lực nhà nước, chức năng Nhà nước xã hội chủ nghĩa được chia thành chức năng đối ngoại và chức năng đối nội.


Câu hỏi: Căn cứ vào phạm vi tác động của quyền lực nhà nước, chức năng Nhà nước xã hội chủ nghĩa được chia thành?

A. Chức năng đối nội, chức năng chính trị 

B. Chức năng đối nội, chức năng đối ngoại

C. Chức năng kinh tế, chức năng chính trị 

D. Chức năng giai cấp, chức năng xã hội

Đáp án đúng: B. Chức năng đối nội, chức năng đối ngoại


Giải thích của giáo viên Toploigiai về lí do chọn đáp án B

Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa là những phương diện hoạt động cơ bản của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp, ý nghĩa xã hội, mục đích và nhiệm vụ của nhà nước trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Căn cứ vào phạm vi tác động của quyền lực nhà nước, chức năng Nhà nước xã hội chủ nghĩa được chia thành chức năng đối ngoại và chức năng đối nội.


- Chức năng Nhà nước xã hội chủ nghĩa

Chức năng đối nội là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong nội bộ đất nước. Ví dụ: Đảm bảo trật tự xã hội, trấn áp những phần tử chống đối chế độ, bảo vệ chế độ kinh tế … là những chức năng đối nội của các nhà nước. Chức năng bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Đây là một trong những chức năng căn bản nhất của nhà nước ta. Muốn tiến hành sự nghiệp đổi mới thuận lợi, Nhà nước ta phải bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên toàn bộ đất nước. Nhà nước phải có đủ sức mạnh và kịp thời đập tan mọi âm mưu chống đối của các thế lực thù địch, đảm bảo điều kiện ổn định cho Nhân dân sản xuất kinh doanh.

Muốn vậy, Nhà nước phải quan tâm xây dựng các lực lượng an ninh, các cơ quan bảo vệ pháp luật, đồng thời phải “phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, tính tích cực cách mạng của khối đại đoàn kết toàn dân, phối hợp lực lượng quốc phòng và an ninh trong cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII).

Chức năng đối ngoại là một trong những chức năng cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa nhằm giữ vững độc lập, chủ quyền của quốc gia, bảo đảm sự ổn định cho quốc gia. Để thực hiện chức năng này các nhà nước xã hội chủ nghĩa đều tập trung xây dựng một quân đội chính quy hiện đại có đủ khả năng đối phó với các mưu đồ can thiệp bằng vũ trang từ bên ngoài vào các nhà nước.

Nhà nước Việt Nam, để thực hiện tốt chức năng bảo vệ tổ quốc, bên cạnh việc xây dựng quân đội chính quy, từng bước hiện đại, có khả năng chiến đấu cao còn xây dựng một nền quốc phòng toàn dân, thực hiện chính sách giáo dục quốc phòng và an ninh cho toàn dân, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, thực hiện chính sách hậu phương – quân đội.

Căn cứ vào phạm vi tác động của quyền lực nhà nước, chức năng Nhà nước xã hội chủ nghĩa được chia thành?

- Mối quan hệ giữa chức năng và nhiệm vụ Nhà nước XHCN

Chức năng và nhiệm vụ của nhà nước là những vấn đề rất quan trọng đối vói công cuộc lãnh đạo và quản lý. Hai khái niệm này sẽ có nhiều người nhầm lẫn đó là một. Tuy nhiên, hai khái niệm này có sự thống nhất, vừa có sự tách biệt nhưng lại có mối quan hệ mật thiết, bổ sung cho nhau. 

Chúng ta có thể hiểu, chức năng là những vấn đề được quy định tại hiến pháp hoặc các văn bản liên quan khác. Nếu nhiệm vụ  chiến lược được thực hiện thông qua các chức năng nhà nước, trong trường hợp này chức năng nhà nước có phạm vi hẹp hơn so với nhiệm vụ của nhà nước. Nhiệm vụ của nhà nước chính là những công việc đặt ra, bắt buộc phải giải quyết những mục tiêu đã được hoạch định sẵn. Đó có thể là những nhiệm vụ trước mắt hay có thể là những chiến lược, mang tính ổn định và lâu dài.

>>> Xem thêm: Trình bày mục tiêu, nội dung, động lực của Cách mạng xã hội chủ nghĩa

icon-date
Xuất bản : 16/09/2022 - Cập nhật : 20/09/2022