logo

Bản chất xã hội của dân chủ xã hội chủ nghĩa?

Xã hội chủ nghĩa là một hệ thống bao gồm thể chế về chính trị, sự thay đổi về kinh tế. Bản chất xã hội của dân chủ xã hội chủ nghĩa là hình thành và phát triển một cách tự giác, đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua tổ chức Đảng, có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa


Câu hỏi: Bản chất xã hội của dân chủ xã hội chủ nghĩa?

A. Là sự kết hợp hài hòa về lợi ích giữa cá nhân, tập thể và lợi ích toàn xã hội

B. Hình thành và phát triển một cách tự giác, đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua tổ chức Đảng, có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa

C. Hình thành và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng, có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa

D. Luôn có sự kế thừa trong bất cứ thời kỳ nào của lịch sử 

Đáp án đúng: B. Hình thành và phát triển một cách tự giác, đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua tổ chức Đảng, có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa


Giải thích của giáo viên Toploigiai về lí do chọn đáp án B

Dân chủ là một thể chế mà quyền thay đổi luật pháp và cơ cấu chính quyền thuộc về người dân. Bản chất xã hội của dân chủ xã hội chủ nghĩa là hình thành và phát triển một cách tự giác, đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua tổ chức Đảng, có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa


- Bản chất về xã hội

Xây dựng chủ nghĩa xã hội thì nhất thiết phải xây dựng và không ngừng phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là mục tiêu của sự phát triển đất nước thể hiện ở chỗ: thứ nhất, nền dân chủ ấy phải được xác lập và không ngừng hoàn thiện cùng với quá trình phát triển đất nước; thứ hai, mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều phải xuất phát từ nhân dân, vì lợi ích của nhân dân; thứ ba, nhân dân lao động làm chủ thực sự trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là thước đo và tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Dân chủ xã hội chủ nghĩa không những là mục tiêu, mà còn là động lực của sự phát triển đất nước. Điều đó thể hiện ở chỗ: thứ nhất, nhân dân lao động được làm chủ, phát huy cao độ tính tích cực, tự giác của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước; thứ hai, sức lao động được giải phóng, mọi tiềm năng của đất nước được phát huy, tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn cho sự phát triển đất nước.

Vai trò mục tiêu và động lực của dân chủ xã hội chủ nghĩa đối với sự phát triển đất nước quan hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau, bổ sung cho nhau, cùng vận động trong quá trình xây dựng xã hội mới. Việc phân định đâu là vấn đề thuộc về mục tiêu, đâu là vấn đề thuộc về động lực của dân chủ xã hội chủ nghĩa là chỉ có tính chất tương đối, bởi sự hòa quyện, đan xen lẫn nhau giữa chúng. Quá trình xây dựng, hoàn thiện mục tiêu xây dựng dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng chính là quá trình phát huy vai trò động lực của chế độ dân chủ này trong thực tiễn, thúc đẩy đất nước phát triển. Đồng thời, quá trình phát huy vai trò động lực của dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng chính là quá trình xây dựng, hoàn thiện chế độ dân chủ này.

Bản chất xã hội của dân chủ xã hội chủ nghĩa?

- Bản chất chính trị

Dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng của giai cấp công nhân trên mọi lĩnh vực, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân, thể hiện qua các quyền dân chỉ, làm chủ quyền con người, thỏa mãn ngày càng cao hơn các nhu cầu về lợi ích của toàn thể nhân dân chứ không phải chỉ riêng của giai cấp công nhân. 

Chế độ dân chủ XHCN, nhà nước XHCN thực chất là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. - Nền dân chủ XHCN là chế độ mà nhân dân tham giá ngày càng nhiều vào công việc của nhà nước. Nó vừa có bản chất giai cấp công nhân vừa có tính thần nhân dân rộng rãi và tính thần dân tộc sâu sắc. 

>>> Xem thêm: Khái niệm, bản chất, chức năng, nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Phương hướng cải cách nhà nước ở nước ta hiện nay?

icon-date
Xuất bản : 16/09/2022 - Cập nhật : 20/09/2022