logo

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam mang bản chất giai cấp nào?

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân.


Câu hỏi: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam mang bản chất giai cấp nào?

A. Giai cấp công nhân- nông dân- trí thức 

B. Giai cấp công nhân

C. Của nhân dân lao động 

D. Công nhân và nông dân 

Đáp án đúng: B. Giai cấp công nhân


Giải thích của giáo viên Toploigiai về lí do chọn đáp án B

Về quan niệm và bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một giá trị vừa mang tính phổ biến vừa mang tính đặc thù. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân.


- Khái niệm về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Ở Việt Nam, khái niệm “Nhà nước pháp quyền XHCN” lần đầu tiên được nêu ra tại Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (ngày 29/11/1991) và tiếp tục được khẳng định tại Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng năm 1994 cũng như trong các văn kiện khác của Đảng. Tiếp theo là tại các Đại hội lần thứ X và XI của Đảng đã có bước phát triển về chất trong nhận thức về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta.

Thể chế hoá quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của Đảng, Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “1. Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; 2. Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; 3. Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam mang bản chất giai cấp nào?

- Bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã chỉ rõ: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo”2.

Khẳng định trên nói lên các mặt bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Một là, nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân. Hoạt động của Nhà nước thể hiện quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện ý chí, nguyện vọng và phục vụ lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc.

Bản chất giai cấp công nhân, tính dân tộc và tính nhân dân của Nhà nước được quán triệt, cụ thể hóa, thể chế hóa và thực hiện trên mọi lĩnh vực, mọi tổ chức, hoạt động của Nhà nước.

Bản chất nhân dân của Nhà nước ta thể hiện tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; thể hiện quyền lực ở nơi dân; chính quyền do nhân dân lập nên và tham gia quản lý. Nhà nước thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân.

Hai là, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của tất cả các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Ba là, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quyền con người, các quyền và tự do của công dân, giữ vững mối liên hệ giữa Nhà nước và công dân, giữa Nhà nước và xã hội

Bốn là, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất dân chủ rộng rãi

>>> Xem thêm: Đặc điểm của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức Việt Nam. Tính tất yếu của liên minh công - nông - trí thức trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở VN

icon-date
Xuất bản : 16/09/2022 - Cập nhật : 20/09/2022