logo

Thể phú là gì?

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Thể phú là gì?” cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về môn Ngữ Văn 10 là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.


Trả lời câu hỏi: Thể phú là gì?

Phú là một thể văn chương cổ của Việt Nam, xuất phát từ Trung Hoa. Đây là một thể văn vần có từ thời nhà Hán nhưng thể phú thông dụng nhất tại Việt Nam là loại đặt ra từ đời nhà Đường, nên còn gọi là Đường phú. Những thể khác ít dùng là:

- Phú tứ tự: phú bốn chữ, dùng câu chỉ có bốn chữ

- Phú thất tự: phú bảy chữ, dùng câu chỉ có bảy chữ

- Phú Sở từ: câu phú có năm, sáu chữ; cuối câu thì đệm chữ "hề"

- Phú lưu thủy: phú không hạn chế số chữ, gần như văn xuôi.

Phú theo nghĩa đen chủ yếu là thể văn tả cảnh. Nhưng từ cái ý chính tả ngoại cảnh, một bài phú thường liên kết với nội tâm để tả tình.

Bổ sung thêm kiến thức cùng Top lời giải thông qua bài mở rộng về đặc trưng thi pháp thể loại phú trong văn học Việt Nam nhé.


Kiến thức mở rộng về đặc trưng thi pháp thể loại phú trong văn học Việt Nam


1. Khái quát về thể phú

Phú là một thể loại văn chương cổ có nguồn gốc từ Trung Hoa. Trong quá trình du nhập và phát triển, thể loại văn học này đã có nhiều sự biến đổi và phát triển. Có rất nhiều những nhà thơ, nhà văn Việt Nam thời kì này sử dụng Phú đã sáng tác nên những tác phẩm kiệt xuất.

Phú là thể loại văn vần, có từ thời nhà Hán nhưng thể phú được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam có nguồn gốc từ thời Đường, gọi là Đường Phú. Theo tiếng Hán, "phú" chủ yếu là thể văn tả cảnh, nhưng thơ phú thường mượn cảnh để tả tình, tả cảnh vật để nói lên suy nghĩ nội tâm của con người. Thể phú được vua chúa Việt Nam dùng trong khoa cử. Trong kì thi Hương và thi Hội, phú là một phần của tam trường.

Trong quá trình phát triển, Phú được chia thành các loại: “tao phú” (Phú ly tao – chỉ Sở từ do Khuất Nguyên và Tống Ngọc sáng tác), “Hán phú” (Phú thời Hán), “Biền phú” (Phú biền ngẫu), “luật phú” (Phú luật Đường), “văn phú” (phú văn – thời Tống có xu hướng văn xuôi hoá thể loại Phú). Nhưng nhìn chung, Phú được chia thành Phú cổ thể và Phú cận thể

Về nội dung, Phú vốn nghĩa là phô bày mô tả: “Phú giả, phô dã” (Phú là trình bày) (Lưu Hiệp – Văn tâm điêu long). Nếu thơ thiên về tả tình thì phú thiên về tả cảnh. Tuy nhiên, Phú “tả vật nói chí” nên bên cạnh tả cảnh, phú còn chú ý đến việc nói chí, thông qua miêu tả sự vật mà bày tỏ tình, chí. Về điểm này phú thống nhất với quan niệm “thi ngôn chí” của văn học thời trung đại. Ví dụ, bài Bạch Đằng giang phú (phú sông Bạch Đằng) của Trương Hán Siêu, thông qua việc tả cảnh “Giương buồm going gió chơi vơi/ Lướt bể chơi trăng mải miết” tác giả muốn bày tỏ “tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết”.

Về nghệ thuật, Phú chú trọng việc “phô trương văn vẻ”. Trong phú thường có nhiều từ ngữ, hình ảnh hoa mĩ, diễm lệ, chú trong cái đẹp về thanh điệu, vần điệu, tiết tấu, sử dụng nhiều biện pháp tu từ. Tất cả những điều này làm cho phú trở thành một thể văn vừa linh hoạt vừa chặt chẽ, vừa phô bày sự vật vừa nói chí, vừa đậm chất trữ tình, vừa đậm chất triết lý.

[ĐÚNG NHẤT] Thể phú là gì?

2. Các yếu tố trong bài phú

Bài phú có hai yếu tố là vần và đối. Một câu chia làm hai vế phải đối nhau. Chữ cuối câu thứ hai trong bài phú thì gieo vần, cấu trúc câu ngăn, dài không bó buộc khiến thể thơ mang hàm ý kể chuyện giống văn xuôi. Cách sắp xếp bài phú có năm đoạn, phần lưng, mở bài, phần biện nguyên, tìm gốc rễ của đề tài, phần thích thực miêu tả ý nghĩa, phần phu diễn, làm rõ ý và phần nghị luận, tổng kết vấn đề. Số câu trong một bài phú không nhất định, không giới hạn. Câu đầu mỗi đoạn thường dùng câu bốn chữ.


3. Các bài phú tiêu biểu trong văn học việt nam

Văn chương Việt Nam có những bài phú nổi tiếng như "Cư trần lạc đạo phú" của vua Trần Nhân Tông soạn bằng chữ Nôm.

"Cư trần lạc đạo thả tùy duyên

Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên

Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch

Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền

Vào thế kỉ 19, có bài "Tụng Tây Hồ phú" của Nguyễn Huy Lượng:

Ngán nhẽ tụng Tây hồ;

Ngán nhẽ tụng Tây hồ!

Vốn trước đã lở hầm toang hoác vũng;

Có lẽ đâu mọc đá nhấp nhô gò?

Người rằng nơi Long tử khoét làm vũng, bởi được bùa quái chú Huyền trao, vậy cáo trắng hách hơi vào đại trạch,

Kẻ bảo ấy Cao vương đào chặn mạch, vì mảng tiếng chuông thầy Khổn nện, nên trâu vàng theo dấu đến trung đô.

...

Phú chữ Nho có bài "Bạch Đằng Giang phú" của Trương Hán Siêu

Khách hữu:

Quải hạn mạn chi phong phàm,

Thập hạo đãng chi hải nguyệt.

Triêu dát huyền hề Nguyên, Tương,

Mộ u thám hề Vũ huyệt.

...."

Ở thời kì Trung đại, những nhà thơ thường dùng thể phú để miêu tả cảnh đẹp đất nước, vạn vật như cảnh trăng khuya, cây rừng, sông nước, chim muông, cảnh hoàng hôn, bình minh. Dựa vào cảnh vật, tác giả bộc lộ tình cảm, suy nghĩ nội tâm. Trong Bạch Đằng giang phú, Trương Hán Siêu nói lên sự kính trọng, biết ơn công dựng nước, giữ nước của các vị hảo hán, Cư trần lạc đạo phú thể hiện sự tĩnh tâm, lối sống tự tại, đơn giản của một nhà tu hành. Ngọc tỉnh liên phú của Mạc Đĩnh Chi thì mượn hình ảnh hoa sen, miêu tả hoa sen trong giếng ngọc cốt để nhắc về giá trị, về tài năng của bản thân mình.

icon-date
Xuất bản : 30/03/2022 - Cập nhật : 29/11/2022