logo

Thế nào là câu phủ định?

Câu trả lời chính xác nhất: Câu phủ định trong tiếng Việt là những câu có chứa những từ ngữ phủ định, những từ có nghĩa phủ định, phản bác ý kiến, quan điểm của mình về sự vật, sự việc được nói đến trong câu.

Để hiểu rõ hơn về Thế nào là câu phủ định? Mời các bạn cùng Toploigiai đến với phần nội dung dưới đây nhé!


1. Thế nào là câu phủ định, dấu hiệu nhận biết câu phủ định

Câu phủ định trong tiếng Việt là những câu có chứa những từ ngữ phủ định, những từ có nghĩa phủ định, phản bác ý kiến, quan điểm của mình về sự vật, sự việc được nói đến trong câu.

Những từ ngữ có nghĩa phủ định gồm: Không, không phải, không phải là, chẵn phải là , chưa, chà, chẵn, đâu có phải, đâu có…

Dấu hiệu nhận biết câu phủ định

Câu phủ định có chứa các từ ngữ phủ định:

Từ phủ định: Không, chưa, chẳng, chả,…

- Ví dụ: Lý Thông không biết làm thế nào

Cụm từ phủ định: không phải (là), chẳng phải (là), làm gì có…, có… đâu, thế nào được, chưa phải là, đâu, đâu có…

- Ví dụ: Đâu có chuyện đó đâu

>>> Tham khảo: Dấu hiệu nhận biết câu phủ định?

Thế nào là câu phủ định

2. Chức năng của câu phủ định là gì?

Dùng để thông báo, xác định

Thông báo, xác định không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó mà bạn chắc chắn nó sẽ sai hoặc không hợp lý. Nó còn gọi là câu phủ định miêu tả. Loại này được sử dụng nhiều nhất và dễ nhận biết nhất.

Ví dụ: Chiều nay trời không mưa.

Dùng để phản bác

Phản bác một ý kiến, một nhận định từ cá nhân hay tổ chức được gọi là câu phủ định bác bỏ. Ví dụ như trong một cuộc họp, thảo luận nhóm, một nhóm người đề xuất ý kiến thì sẽ có nhiều người phản bác, đưa ra các ý kiến ngược lại.

Ví dụ:

A: Tối nay Lan đi xem phim với Trung không?

B: Tối nay Lan không đi được vì có hẹn rồi.

=> Câu phủ định bác bỏ, phản bác bao giờ cũng xuất hiện sau một ý kiến, một nhận xét đã được đưa ra từ trước. Do đó, câu phủ định bác bỏ không bao giờ đứng ở vị trí mở đầu đoạn văn.

Tuy nhiên, sự phân biệt giữa câu phủ định miêu tả và phủ định bác bỏ nhiều khi không được thể hiện một cách rõ ràng qua hình thức. Trong trường hợp như vậy, bạn cần dựa vào hoàn cảnh để xác định đâu là câu phủ định miêu tả hay là câu phủ định bác bỏ cho chính xác nhất.

>>> Tham khảo: Thế nào là câu nghi vấn?


3. Các loại câu phủ định

Câu phủ định được chia thành 2 loại gồm: câu phủ định miêu tả và câu phủ định bác bỏ.

Câu phủ định miêu tả

Ví dụ 1: Đức Phúc không phải là bạn tôi.

=> Xác nhận không có quan hệ bằng từ phủ định “Không” và mối quan hệ là “bạn tôi”

Ví dụ 2: Hồng không mang vở bài tập toán.

=> Xác nhận không có sự vật bằng từ phủ định là “Không” và sự vật là “vở bài tập”

Ví dụ 3: Minh Phương làm việc đó không sai

=> Xác nhận không có tính chất bằng từ phủ định “Không” và từ mô tả tính chất “Sai”

Câu phủ định bác bỏ

Ví dụ 1: Không phải, bài tập này phải làm theo cách thứ hai.

= > Phủ định bác bỏ ý kiến của người nói và đưa ra đề xuất riêng.

Ví dụ 2: Đâu có đâu, con vẫn đang học bài mà

Từ “ Đâu có” phủ định lại ý kiến của mẹ rằng mình vẫn đang học bài.

Thế nào là câu phủ định

4. Những lưu ý khi sử dụng câu phủ định

Để nhận biết và sử dụng câu phủ định hợp lý, chính xác nhất, các em ghi nhớ một vài lưu ý sau:

Nếu trong câu tồn tại 2 từ ngữ phủ định trở lên thì câu sẽ có nghĩa khẳng định.

Ví dụ: Trẫm rất đau xót về điều đó, không thể không dời đổi.

Trong câu, 2 từ phủ định “ không” có nghĩa nhấn mạnh lời nói đó nhất định cần thực hiện ngay.

Hoặc chúng ta có thể chuyển câu phủ định thành câu khẳng định “ Trẫm rất đau xót về việc đó nên quyết định dời đô

Một câu bất kỳ có thể không phải câu phủ định nhưng có thể được dùng để biểu thị ý nghĩa phủ định.

Ví dụ: Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

Câu này là câu nghi vấn, nhưng có nghĩa là câu phủ định


5. Ví dụ về câu phủ định

Câu phủ định thường được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày, vì thế mà không khó để chúng ta có thể tìm được ví dụ cho kiểu câu này.

Mai học bài

Mai không có học bài

Trong câu 1 mục đích dùng để khẳng định cho việc Mai học bài nhưng mục đích trong câu 2 lại phủ định cho việc Mai không học bài. Câu thứ 2 có ý nghĩa và trạng thái trái ngược với câu thứ nhất.

Con mèo bị cậu bé lấy cây ná bắn trúng chân nên bị thương nên không động đậy được

Từ phủ định được sử dụng trong câu là từ “không”, khẳng định cho sự việc nói trên là con mèo đã bị thương nên hoàn toàn không thể di chuyển, cử động được.

Tôi chưa từng nghe qua tên bộ phim này trước đây. Tôi nghĩ bộ phim này chắc không hay đâu.

Trong câu có sử dụng từ phủ định “Không”, khẳng định cho rằng bộ phim này chắc sẽ dở

----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về Thế nào là câu phủ định? Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 23/09/2022 - Cập nhật : 23/09/2022