logo

Thanh Tịnh - Cuộc đời, phong cách sáng tác, tác phẩm để đời

Thanh Tịnh (1911-1988), tên khai sinh là Trần Văn Ninh, là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Quê ở xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế. Từ năm 1933, ông đi làm ở các sở tư rồi vào nghề dạy học và bắt đầu viết văn, làm thơ. Các sáng tác của ông đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, êm dịu, trong trẻo. Cùng Toploigiai tìm hiểu về tác giả Thanh Tịnh - Cuộc đời, phong cách sáng tác, tác phẩm để đời trong phần nội dung dưới đây nhé!


1. Cuộc đời tác giả Thanh Tịnh

Thanh Tịnh (1911-1988), tên khai sinh là Trần Văn Ninh, là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Quê ở xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế.

Ông theo học chữ Hán đến năm 11 tuổi, thì theo học chữ Quốc ngữ tại trường tiểu học (trường Đông Ba) và trung học (trường Pellerin của giáo hội Thiên Chúa giáo) ở Huế.

Đỗ bằng Thành chung, năm 1933, ông đi làm ở các sở tư rồi sau đó làm nghề dạy học. Thời gian này, ông bắt đầu viết văn, làm thơ và cộng tác với các báo Phong hóa, Ngày nay, Hà Nội báo, Tiểu thuyết thứ Năm, Thanh Nghị, Tinh Hoa…Sáng tác đầu tay của ông là truyện “Cha làm trâu, con làm ngựa” đăng trên Thần kinh tạp chí (1934).

Đất nước 30 năm chiến tranh, bao con người phải chịu nỗi đau chia cắt, nhưng số phận Thanh Tịnh bi đát vào bậc nhất. Có gia đình vợ con từ sớm nhưng hầu như suốt đời ông chịu cảnh "ăn cơm tập thể, ngủ giường cá nhân". Năm 1946 từ Huế, được cử ra Việt Bắc họp Đại hội Văn hoá, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông khoác balô đi theo kháng chiến. Ngay sau năm 1954 khi về làm chủ nhiệm (Tổng biên tập) đầu tiên của Tạp chí Văn nghệ quân đội cho đến cuối đời, ông vẫn một thân một mình đơn lẻ.

Năm 1975, bao gia đình đón niềm vui sum họp, ông về Huế ít ngày rồi lại lặng lẽ trở về ngôi nhà số 4 Lý Nam Đế. Việc duy nhất mà Đại tá Thanh Tịnh đã làm trong những ngày ở Huế là viết một lá đơn xin bảo lãnh cho một đại tá ngụy là chồng người vợ cũ của mình. Con gái lớn đã đi ra nước ngoài. Con trai thứ sống ở Nha Trang.

Thanh Tịnh mất ngày 17 tháng 7 năm 1988 tại Hà Nội. Hiện phần mộ ông đặt tại núi Thiên Thai phía Tây thành phố Huế.

>>> Tham khảo: Thuyết minh truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh


2. Phong cách sáng tác

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tên tuổi Thanh Tịnh được gắn liền với những tập truyện ngắn. Nhưng trên con đường nghệ thuật của mình, nơi ông thử sức đầu tiên lại thuộc về lĩnh vực thơ ca. Thanh Tịnh xuất hiện và được "định vị" ngay trên thi đàn vào những năm đầu của phong trào Thơ Mới, năm 1936, bài thơ “Rồi một hôm” của ông đã đoạt giải nhất cuộc thi thơ do Hà Nội báo tổ chức. Một số bài thơ khác như “Mòn mỏi” in trên báo Tinh hoa, “Tơ trời với tơ lòng” in trên báo Phong Hoá vừa xuất hiện đã gây được tiếng vang trong công chúng.

Tên tuổi của nhà thơ Thanh Tịnh được nhiều người biết đến rộng rãi hơn khi tập truyện ngắn “Quê mẹ” của ông ra đời vào năm 1941.

Thanh Tịnh - Cuộc đời, phong cách sáng tác, tác phẩm để đời

Thành tích:

Năm 1951-1952, giành Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam cho những bài độc tấu xuất sắc.

Năm 2007, nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật

Năm 1936, bài thơ "Lời cuối cùng" đoạt Giải nhất trong cuộc thi thơ tháng Hai do báo Hà Nội báo tổ chức, đồng hạng với nhà thơ Phạm Đình Bách.

>>> Tham khảo: Dàn ý chất trữ tình trong văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh


3. Các tác phẩm để đời

Một số sáng tác tiêu biểu của ông:

Trước 1945

Hận chiến trường (tập thơ, 1937)

Quê mẹ (truyện ngắn, 1941)

Tôi đi học (truyện ngắn, 1941)

Chị và em (truyện ngắn, 1942)

Con so về nhà mẹ (truyện ngắn, 1943). Viết tặng hương hồn Thạch Lam. In trong tập Giai phẩm của Đời Nay năm 1943.

Ngậm ngải tìm trầm (truyện ngắn, 1943)

Sau 1945

Những giọt nước biển ( tập truyện ngắn – 1956)

Đi từ giữa mùa sen ( truyện thơ -1973)

Thơ ca ( thơ – 1980)

Thanh Tịnh đời và văn ( 1996)

- Phong cách nghệ thuật: Tình cảm nhẹ nhàng, trong sáng, thiết tha và êm dịu là hồn thơ, chất văn của Thanh Tịnh

Thơ Thanh Tịnh có phong cách nhẹ nhàng, thanh cao - đúng như bút danh ông chọn cho mình: Thanh (Trong sáng - cao sang). Tịnh (Tinh khiết - sạch sẽ). Nhà phê bình Nguyễn Tấn Long thì nhận xét :’’Thơ Thanh Tịnh có nhiều sắc thái biến chuyển do ngoại vật, ngoại hình xâm nhập hồn thơ và rung lên từng nhịp điệu riêng biệt mà ít khi bị ràng buộc bởi nội tâm...’’.

----------------------------------------

Như vậy, qua bài viết, chúng tôi đã giải đáp câu hỏi Tác giả Thanh Tịnh - Cuộc đời, phong cách sáng tác, tác phẩm để đời. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong học tập. Chúc các bạn học tập tốt! 

icon-date
Xuất bản : 22/09/2022 - Cập nhật : 22/09/2022