logo

Thánh Gióng thuộc thể loại gì?

Truyền thuyết chính là những thể loại truyện có yếu tố thần kì, thường xuất hiện trong những câu chuyện xưa. Chắc hẳn, chúng ta đã rất quen thuộc với Thánh Gióng, câu chuyện tuổi thơ của bao nhiêu người cũng thuộc loại truyện này. Vậy ngay sau đây, cùng Top lời giải đi tìm hiểu xem thánh gióng thuộc thể loại gì và những đặc điểm của thể loại truyện đó ngay dưới đây nhé!


1. Thánh gióng thuộc thể loại gì?

- Thể loại: Truyền thuyết

+ Khái niệm: Truyền thuyết được hiểu là những câu chuyện trong dân gian được truyền miệng từ đời này qua đời khác thường để giải thích các phong tục tập quán hoặc kể về các nhân vật lịch sử. Kết thúc truyện truyền thuyết thường là kết thúc mở, liên hệ bài học đến con cháu đời sau. 

+ Đặc trưng: 

- Đề tài: Bắt nguồn từ những sự kiện, câu chuyện trong lịch sử mang tính nhân văn, ý nghĩa to lớn.

- Nghệ thuật: Sử dụng các yếu tố mang tính tưởng tượng, kì ảo, không có thật

- Đặc trưng về nhân vật: Thường là các nhân vật trong truyền thuyết, không miêu tả chi tiết về ngoại hình, mang tính chất phi thường, kì ảo

- Đặc trưng về cốt truyện: Tình tiết đơn giản, ít ỏi, không biến động, 


2. Phân loại truyền thuyết

Truyện truyền thuyết được phân loại 3 thời kì

- Họ Hồng Bàng và thời kỳ Văn Lang: Các truyền thuyết tiêu biểu của thời kỳ này là Lạc Long Quân-Âu Cơ, Sơn Tinh-Thủy Tinh, Thánh Gióng, Thánh Hùng Linh Công, Hùng Vương thứ sáu, Hùng Vương thứ mười tám...

- Thời kỳ Âu Lạc và Bắc thuộc: 

+ Thời Âu Lạc: An Dương Vương

+ Bắc thuộc: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí...

- Thời kỳ phong kiến tự chủ: Là giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, giai cấp phong kiến Việt Nam xây dựng một quốc gia thống nhất, củng cố nền độc lập dân tộc.


3. Tóm tắt Thánh Gióng

Thánh Gióng thuộc thể loại gì?

Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, phúc đức nhưng khổ nỗi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng làm việc thì thấy một viết chân to, bà liền ướm thử, nào ngờ đâu về nhà bà thụ thai. Mười hai tháng sau bà sinh ra một cậu con trai khôi ngô tuấn tú, nhưng có một điều kì lạ là lên ba tuổi mà chẳng biết đi, không biết nói cười. Năm ấy, giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài. Bấy giờ, khi quân lính đi qua làng Gióng, lúc này cậu mới cất tiếng nói và yêu cầu vua sắm roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, chẳng mấy chốc lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi. Giặc đến, chú bé vùng dậy, như một phép màu nghiệm, chú vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ,...


4. Giá trị truyện Thánh Gióng

a. Giá trị nội dung

- Thể hiện khao khát độc lập, ước mơ tự do của nhân dân ta ngay từ những buổi đầu lịch sử đánh đuổi giặc ngoại xâm. 

b. Giá trị nghệ thuật

- Thể hiện chi tiết tưởng kì ảo, kết hợp giữa sự huyền ảo và thực tế. Cụ thể:

+ Ướm thử lên vết chân to thì có thai

+ Mang thai 12 tháng (Trên thực tế thì là 9 tháng)

+ Đứa trẻ 3 tuổi không biết nói cười, nhưng chỉ một chốc lại như người bình thường

+ Từ một đứa trẻ con bỗng chốc thành người trưởng thành

+ Ngựa sắt thành sửa sống, cưỡi ngựa bay về trời

+ Có sức mạnh phi thường nhổ cả bụi tre, một mình chống lại quân xâm lược

- Lối kể chuyện dân gian:

+ Theo trình tự thời gian

+ Xuyên suốt câu chuyện chỉ xoay quanh một nhân vật chính là Thánh Gióng.

-----------------------------------------

Vậy là bên trên, Top lời giải đã cùng bạn đi tìm hiểu về truyện thánh gióng thuộc thể loại gì và một số khái niệm, nội dung liên quan đến thể loại truyện truyền thuyết. Đây được coi là một thể loại lâu đời và phong phú, có giá trị lịch sử cần được bảo tồn. Chúc các bạn học tập vui vẻ! 

icon-date
Xuất bản : 14/11/2022 - Cập nhật : 03/07/2023