logo

Sọ Dừa thuộc thể loại gì?

Sọ Dừa là một loại truyện dân gian được lưu truyền từ đời này sang đời khác với nhiều ý nghĩa, mang lại nhiều giá trị nhân văn sau này. Cùng Toploigiai tìm hiểu chi tiết hơn về câu chuyện này qua bài viết dưới đây nhé!


1. “Sọ Dừa” thuộc thể loại gì?

* Thể loại: Truyện cổ tích

* Nhân vật

+ Nhân vật chính: Sọ Dừa, ban đầu sống trong một hình dáng tròn như quả dừa, không tay không chân.

+ Các nhân vật khác:

- Mẹ của Sọ Dừa: Trong một lần uống nước trong quả dừa mà mang thai cậu

- Phú ông: Người thuê nhà Sọ Dừa làm việc

- Cô út: Con gái phú ông

- Hai chị gái: Hai người con lớn của phú ông, tính tình kêu căng, ghen tị với người khác. 

* Đặc trưng trong truyện

- Truyện mang yếu tố hoang đường, kì ảo. Bên cạnh đó, thể hiện ước mơ, niềm tin của cái thiện chiến thắng cái ác, đem lại sự công bằng. 


2. Tóm tắt truyện sọ dừa

Sọ Dừa thuộc thể loại gì?

Ngày xưa, có một cặp vợ chồng sống cuộc sống êm đềm, đã ngoài năm mươi tuổi nhưng vẫn chưa có con. Một hôm, người vợ ra đồng khát nước, thấy một sọ dừa đầy nước, bèn lấy nước uống vào thì có thai, sinh ra một đứa con không chân, không tay, tròn xoe như trái dừa. Bà đã nuôi nấng cho đến khi lớn nên Dừa nhờ mẹ đến xin ông cho một con bò để chăn thả. Dừa rất giỏi trong việc chăn gia súc. Một hôm, cô con gái nhỏ của nhà giàu mang cơm đến, nhìn thấy Dừa là một chàng trai đẹp trai, đem lòng yêu mến và giấu giếm những thứ tốt nhất cho anh ta. Cuối mùa, Dừa thúc giục mẹ mình xin con gái của người đàn ông giàu có về làm vợ, và chỉ có cô con gái út đồng ý làm vợ của Dừa. Ngày cưới, Dừa xuất hiện với vẻ đẹp khôi ngô tuấn tú. Trước khi Dừa lên kinh thi trạng nguyên, anh ta bảo vợ phải luôn mang theo bên mình một quả trứng, một con dao và một hòn đá lửa. Sau đó, vợ của Dừa bị hãm hại bởi hai chị em và bị một con cá kình ăn thịt. Với một con dao, cô cắt xuyên bụng cá, thoát chết và trôi dạt vào một hòn đảo. Sau khi Dừa đỗ đạt trở về nhà, Dừa đón vợ trên đảo về và tổ chức tiệc ăn mừng. Hai cô chị xấu hổ, bỏ đi biệt xứ.


3. Ý nghĩa truyện Sọ Dừa

- Phản ánh hiện thực: Số phận bất hạnh của những con người bị khiếm khuyết, dị dạng trong cuộc sống, họ phải chịu nỗi đau tinh thần, chịu sự khinh thường, dè bỉu của những người xung quanh

- Gửi gắm những ước mơ, khát vọng sống, khát khao hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình bình dị của những người lao động nghèo khổ

- Ca ngợi tình thương yêu, đùm bọc lẫn nhau cũng như lòng nhân ái giữa người - người trong cuộc sống

- Kín đáo bày tỏ thái độ lên án, phê phán xã hội phong kiến, đặc biệt là giai cấp địa chủ

- Thể hiện niềm tin của nhân dân về sự công bằng xã hội và quan niệm sống "Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo".


4. Bài học rút ra qua truyện Sọ Dừa

- Cần đánh giá con người một cách toàn diện, không nên có cái nhìn phiến diện; không nên "nhìn mặt mà bắt hình dong"

- Trong cuộc sống, ta cần có tấm lòng nhân ái, biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, đặc biệt đối với những người thiệt thòi, gặp khó khăn hơn mình.

icon-date
Xuất bản : 14/11/2022 - Cập nhật : 03/07/2023