logo

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 29

Hướng dẫn Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 29 hay nhất. Tải về định dạng file PDF cho các thầy cô giáo tham khảo.


Bài 1 trang 66 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 29

Từ trên không khí nhìn xuống một hồ nước, ta thấy đáy hồ và cá trong hồ ở gần mặt nước hơn so với độ sâu thực của chúng. Hình H29.1 mô tả mắt đặt tại vị trí M, ca tại vị trí A và S’ là ảnh của cá do mắt nhìn thấy qua mặt nước.

a) Vẽ và nêu cách vẽ đường đi của tia sáng từ S đến mặt nước tại I và khúc xạ qua mặt nước đến mắt.

b) Vẽ pháp tuyến qua mặt nước tại I, chỉ ra góc tới, góc khúc xạ của tia sáng và cho biết góc nào lớn hơn.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 29 (Tải file PDF)

Gợi ý một số cách giải

a) Vẽ tia khúc xạ đến mắt có đường kéo dài đi qua…..

Tia khúc xạ giao với mặt nước tại điểm I. Vẽ tia tới từ S đến điểm …..trên mặt nước.

b) Pháp tuyến tại I là đường………với mặt nước tại I.

Góc tới là góc hợp bởi tia……….với………

Góc khúc xạ là góc hợp bởi tia……..với……..

Góc ………….lớn hơn góc……..

Lời giải chi tiết

a) Vẽ tia khúc xạ đến mắt có đường kéo dài đi qua S,.

Tia khúc xạ giao với mặt nước tại điểm I. Vẽ tia tới từ S đến điểm I trên mặt nước.

b) Pháp tuyến tại I là đường vuông góc với mặt nước tại I.

Góc tới là góc hợp bởi tia tới và tia pháp tuyến.

Góc khúc xạ là góc hợp bởi tia khúc xạ với pháp tuyến.

Góc khúc xạ lớn hơn góc tới.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 29 (Tải file PDF) (ảnh 2)

Bài 2 trang 66 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 29

Vật sáng AB có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, cách thấu kính 10 cm.  A nằm trên trục chính. Tiêu cự của thấu kính là 15cm. Mắt đặt sau thấu kính, quang tâm O’ của mắt ở cách thấu kính 25cm (hình minh họa H29.2).

a) Dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính theo tỉ lệ thích hợp. A’B’ là ảnh thật hay ảnh ảo, vì sao ?

b) Dùng thước đo, hãy xác định:

- ảnh A’B’ ở cách thấu kính một đoạn bao nhiêu ?

- ảnh A’B’ cao gấp bao nhiêu lần AB ?

c) Vẽ đường đi tia sáng từ B đến thấu kính, khúc xạ đến quang tâm O’ của mắt và tạo ảnh A’’B’’ của vật AB trên màng lưới của mắt.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 29 (Tải file PDF) (ảnh 3)

Gợi ý một số cách giải

a) Chọn một tỉ lệ xích thích hợp trên trục chính.

Dùng hai tia để dựng ảnh.

A’B’ là ảnh……, vì…..

b) Dùng thước đo các độ dài OA’, AB, A’B’. Nêu kết quả xác định.

c) Vẽ tia khúc xạ từ thấu kính đi qua quang tâm O’ của mắt, có đường kéo dài đì qua…….

Vẽ tia tới từ B đến thấu kình.

Vẽ ảnh A”B” của AB trên màng lưới của mắt.

Lời giải chi tiết

a) Dựng ảnh A’B’ của AB như hình 29.2a.

 Ảnh A’B’ là ảnh ảo vì vật AB nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ.

b) A’B’ = 3AB

OA’ = 30 cm.

Vậy A’B’ cách thấu kính 30 cm.

c) Vẽ tia khúc xạ từ thấu kính qua quang tâm O của mắt, có đường kéo dài đi qua B’. Vẽ tia tới từ B đến thấu kính. Vẽ ảnh A”B” của AB trên màng lưới.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 29 (Tải file PDF) (ảnh 4)

Bài 3 trang 67 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 29

Trong lớp, mắt của bạn Phương có điểm cực cận Cc ở cách mắt 15cm, điểm cực viễn Cv ở cách mắt 50 cm.

a) Mắt bạn Phương bị tật gì ? Để nhìn rõ được những vật ở xa mà không phải điều tiết mắt, bạn Phương phải đeo kính thuộc loại thấu kính gì, có tiêu cự là bao nhiêu (hình minh họa H29.3). Cho rằng đeo kính sát mắt.

b) Khi bạn Phương đeo kính, bạn có thể nhìn rõ được vật đặt tại điểm cực cận của mắt hay không, vì sao?

Gợi ý một số cách giải

a) Mắt bạn Phương bị tật…….vì bạn không nhìn rõ được các vật ở……

Để khắc phục, bạn phải đeo kính thuộc loại thấu kính………..

Tiêu cự của kính bằng khoảng cực………của mắt: f = …………cm

b) Bạn……….thể nhìn rõ được vật đặt tại điểm cực cận của mắt vì ảnh của vật qua kính nằm ở…….hơn điểm cực cận của mắt và mắt………thể nhìn rõ được ảnh này.

Lời giải chi tiết

a) Mắt bạn Phương bị tật cận thị vì bạn không nhìn rõ được các vật ở xa.

Để khắc phục, bạn phải đeo kính thuộc loại thấu kính phân kì.

Tiêu cự của kính bằng khoảng cực viễn của mắt: f = 50 cm

b) Bạn phương có thể nhìn rõ được vật đặt tại điểm cực cận của mắt vì ảnh của vật qua kính nằm ở xa hơn điểm cực cận của mắt và mắt có thể nhìn rõ được ảnh này.

Bài 1 trang 68 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 29

Vật dụng nào sau đây không phải là ứng dụng của hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong cuộc sống ?

A. Ống kính máy ảnh               B. Gương soi               

C. Kính cận                            D. Kính lúp

Lời giải chi tiết

Chọn đáp án B. Gương soi là ứng dụng của hiện tượng phản xạ ánh sáng.

Bài 2 trang 68 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 29

Thấu kính (hoặc hệ thống thấu kính) trong vật dụng nào sau đây không phải là thấu kính hội tụ ?

A. Ống kính máy ảnh               B. Kính lúp                 

C. Kính cận                            D. Kính lão

Lời giải chi tiết

Chọn đáp án C. Kính cận là thấu kính phân kì

Bài 3 trang 68 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 29

Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính trước một thấu kính cho ảnh A’B’. Trường hợp ảnh A’B’ nhỏ hơn AB có thể xảy ra với loại thấu kính nào ?

A. Chỉ xảy ra trường hợp này với thấu kính hội tụ.

B. Chỉ xảy ra trường hợp này với thấu kính phân kì.

C. Không thể xảy ra trường hợp này với cả hai loại thấu kính.

D. Có thể xảy ra trường hợp này với cả hai loại thấu kính.

Lời giải chi tiết

Chọn  đáp án D.

- Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo.

- Thấu kính hội tụ cho ảnh ảo nếu vật đặt trong khoảng tiêu cự của thấu kính.

Bài 4 trang 68 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 29

Khi mắt quan sát và nhìn rõ một vật ở trước mắt, hình ảnh của vật tạo ra trên màng lưới của mắt.

A. là ảnh thật, ngược chiều với vật                             

B. là ảnh thật, cùng chiều với vật

C. là ảnh ảo, ngược chiều với vật                               

D. là ảnh ảo, cùng chiều với vật

Lời giải chi tiết

Chọn đáp án A. Ảnh trên màng lưới là ảnh thật, ngược chiều với vật.

Bài 5 trang 68 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 29

Phát biểu nào sau đây về các tật của mắt là đúng ?

A. Khi đeo kính cận, mắt cận có thể nhìn rõ mọi vật ở trước mắt.

B. Khi đeo kính lão, mắt lão không  thể nhìn rõ các vật ở ngoài khoảng tiêu cự của kính.

C. Kính cận có tác dụng tạo ra hình ảnh của các vật cần quan sát nằm ở gần mắt hơn vật.

D. Kính lão có tác dụng tạo ra hình ảnh của các vật cần quan sát nằm ở gần mắt hơn vật.

Lời giải chi tiết

Chọn đáp án B. Kính lão có tác dụng tạo ảnh ảo xa hơn vật với các vật nằm trong khoảng tiêu cự của kính.

Bài 6 trang 68 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 29

Khi sử dụng kính lúp, phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Các vật trước kính lúp đều có ảnh qua kính lúp cùng chiều và lớn hơn vật

B. Các vật qua kính lúp đều có ảnh qua kính lúplà ảnh ảo.

C. Khi ảnh qua kính lúp lớn gấp ba lần vật thì mắt cũng nhìn thấy ảnh lớn gấp ba lần vật.

D. Khoảng cách từ vật cần quan sát đến kính lúp phải nhỏ hơn tiêu cự của kính.

Lời giải chi tiết

Chọn đáp án D. Vật phải đặt trong khoảng tiêu cự thì mới tạo ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.

Bài 7 trang 68 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 29

Hãy vẽ hình để mô tả một tia sáng truyền trong nước đến mặt nước và tách thành hai tia, một tia phản xạ vào trong nước và một tia khúc xạ ra ngoài không khí.

Lời giải chi tiết

Hình 29.3 mô ta một tua sáng SI truyền trong nước đến mặt nước và tách thành 2 tia, một tua phản xạ IR vào trong nước và một tia khúc xạ IS’ ra ngoài không khí.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 29 (Tải file PDF) (ảnh 5)

Bài 8 trang 69 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 29

Một máy ảnh kĩ thuật số, chiều cao tấm cảm biến trong máy là 24mm. Tiêu cự của ống kính máy ảnh là 50 mm. Cho rằng khi vật ở xa, ảnh của vật qua máy ảnh nằm tại vị trí tiêu điểm của ống kính.

a) Một cái cây cao 4m ở cách máy ảnh 10 m (hình ảnh minh họa H29.4) có chiều cai ảnh trên tấm cảm biến là bao nhiêu ?

b) Máy có thể chụp trọng vẹn một ngôi nhà cao tối đa bao nhiêu khi ngôi nhà ở cách máy ảnh 20 m.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 29 (Tải file PDF) (ảnh 6)

Lời giải chi tiết

a) Hình 29.4 mô tả sự tạo ảnh qua thấu kính máy ảnh.

Coi AB là chiều cao cái cây để ảnh A’B’ của nó hiện rõ nét trên toàn bộ cảm biến.

Khi đó AB = 4m.

BO là khoảng cách từ quang tâm của ống kính đến cái cây, ta có:

BO = 10 m.

O’B’ là khoảng cách từ quang tâm đến tấm cảm biến:

O’B’ = 50 mm = 0,05m

Xét tam giác ΔABO ∼ ΔA′B′O (góc – góc)

Ta có: 

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 29 (Tải file PDF) (ảnh 7)

Vậy chiều cao ảnh trên tấm cảm biến là 2 cm.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 29 (Tải file PDF) (ảnh 8)

b) Khi chụp ảnh ngôi nhà ta có chiều cao ngôi nhà là AB.

BO là khoảng cách từ quang tâm của ống kính đến cái cây, ta có: BO = 20 m.

O’B’ là khoảng cách từ quang tâm đến tấm cảm biến: O’B’ = 50 mm = 0,05 m.

Xét tam giác ΔABO ∼ ΔA′B′O(góc – góc).

Ta có 

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 29 (Tải file PDF) (ảnh 9)

Vậy máy ảnh chụp trọn vẹn ngôi nhà có chiều cao 9,6 m. Khi đó ảnh sẽ có chiều cao bằng chiều cao của cảm biến.

Bài 9 trang 69 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 29

Vật sáng AB có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, cách thấu kính 20 cm, A nằm trên trục chính. Tiêu cự của thấu kính là 15 cm

a) Dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính theo tỉ lệ thích hợp. A’B’ là ảnh thật hay ảnh ảo ?

b) Dùng thước đp, hãy xác định:

- ảnh A’B’ cách thấu kính một đoạn bao nhêu ?

- ảnh A’B’ cao gấp bao nhiêu lần AB ?

c) Hãy dùng các phép tính hình học để tính toán và kiểm chứng lại kết quả xác định ở câu b.

Lời giải chi tiết

a) Ảnh của AB được biểu diễn ở hình 29.4a.

A’B’ là ảnh thật.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 29 (Tải file PDF) (ảnh 10)

b) A’B’ cách thấu kính 60 cm.

A’B’ cao gấp 3 lần vật AB.

c)  Xét tam giác ΔABO ∼ ΔA′B′(góc – góc).

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 29 (Tải file PDF) (ảnh 11)

Vậy ảnh cách thấu kính 60 cm và cao gấp 3 lần vật AB.

Bài 10 trang 69 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 29

Trong lớp, bạn Khoa phải đeo sát mắt một thấu kính phân kì có tiêu cự 100 cm để có thể nhìn rõ được vật ở xa mà không phải điểu tiết (hình minh họa H29.5)

a) Mắt bạn Khoa bị tật gì ?

b) Khi không đeo kính, bạn Khoa có thể nhìn rõ vật ở xa nhất cách mắt bao nhiêu ?

Lời giải chi tiết

a) Bạn Khoa bị tật cận thị vì không nhìn rõ được các vật ở xa mà không đeo kính.

b) Khi không đeo kính Khoa chỉ nhìn rõ được các vật ở xa nhất là 100 cm.

Bài 11 trang 69 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 29

Một người có mắt tốt quan sát được một vật nhỏ qua một kính lúp (hình minh họa H29.6). Số ghi trên kính lúp là 2X.

a) So với khi quan sát vật đặt ở gần mắt, mắt quan sát vật qua kính lúp mà không bị mỏi nhìn thấy ảnh được phóng to lên bao nhiêu lần ?

b) Để mắt quan sát qua kính lúp không bị mỏi, vật phải đặt trước kính lúp một khoảng bao nhiêu ?

Lời giải chi tiết

a) So với khi quan sát các vật ở gần, mắt quan sát vật qua kính lúp mà không bị mỏi nhìn thấy ảnh được phóng to lên 5 lầm (bằng độ bội giác của kính lúp).

b) Để mắt quan sát không bị mỏi thì ảnh qua kính lúp phải hiện ra xa vô cùng. Như vậy vật phải đặt tại tiêu điểm của kính lúp cách kính lúp f = 25/G = 25/5 = 5cm.

Bài 12 trang 69 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 29

Trong lớp, bạn Nam phải đeo sát mắt một thấu kính phân kì có tiêu cự 40 cm để có thể nhìn rõ được vật ở xa mà không phải điều tiết.

a) Mắt bạn Nam bị tật gì ? Khoảng cực viễn của mắt bạn Nam là bao nhiêu ?

b) Nêu bạn Nam đeo sát mắt một thấu kính phân kì có tiêu cự 50 cm, bạn có thể nhìn rõ vật ở xa nhất cách mắt bao nhiêu ?

Lời giải chi tiết

a) Bạn Nam bị tật cận thị vì không nhìn rõ các vật ở xa khi không đeo kính. Khoảng cực viễn của mắt nam là 40 cm.

b) Sự tạo ảnh giống hình 29.7

Vật ở xa nhất khi ảnh của nó qua kính hiện lên tại điểm cực viễn, vậy BO = 40 cm.

Xét các tam giác đồng dạng ta được: 

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 29 (Tải file PDF) (ảnh 12)

Vậy khi đeo kính, Nam nhìn được xa nhất 200 cm.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 29 (Tải file PDF) (ảnh 13)
icon-date
Xuất bản : 24/03/2021 - Cập nhật : 19/12/2022