logo

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 28

Hướng dẫn Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 28 hay nhất. Tải về định dạng file PDF cho các thầy cô giáo tham khảo.

Hoạt động 1 trang 58 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 28

Hãy quan sát, làm thí nghiệm, trả lời kết luận.

Trong cuộc sống, kính lúp có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau (hình H28.4).

Em hãy quan sát một kính lúp, nêu cách xác định kính lúp thuộc loại thấu kính gì (hình gợi ý H28.5) và nêu kết quả xác định được.

Khi đặt kính lúp trước một trang sách và nhìn ảnh ảo của trang sách qua kính lúp, ta phải đặt kính lúp ở trang sách hay có thể đặt xa trang sách? Từ đó ta biết tiêu cự của kính lúp có giá trị nhỏ hay lớn.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 28 (Tải file PDF)

Em hãy quan sát một số gợi ý từ hình H28.6 và cho biết kính lúp có công dụng gì. Hãy nêu một số lĩnh vực khác trong cuộc sống có sử dụng đến kính lúp.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 28 (Tải file PDF) (ảnh 2)

Lời giải chi tiết

- Để xác định thấu kính thuộc loại gì, ta có các cách sau:

     + Quan sát phần rìa thấu kính ( Nếu phần rìa mỏng hơn phần tâm thì là thấu kính hội tụ và ngược lại là thấu kính phân kì).

     + Nếu không quan sát được phần rìa, ta có thể đặt thấu kính dưới ánh đèn hoặc ánh nắng Mặt Trời. Nếu quan sát thấy ánh sáng được hội tụ tại một điểm thi thấu kính là hội tụ và ngược lại.

     + Nhìn qua thấu kính các vật ở gần, nếu là thấu kính hội tụ thì ảnh của các vật to hơn còn nếu là thấu kính phân kì thì ảnh nhỏ hơn.

- Thấu kính là thấu kính hội tụ.

- Khi đặt kính lúp gần trang sách để quan sát ảnh ảo của trang sách, ta phải đặt kính gần với trang sách. Tiêu cự của kính lớn hơn khoảng cách từ trang sách đến kính.

- Một số công dụng của thấu kính: thợ sửa đồng hồ dung kính lúp để quan sát các chi tiết nhỏ, học sinh dùng kính lúp quan sát các mẫu vật nhỏ trong các giờ sinh học, thám tử dùng kính lúp để quan sát các dấu vết,….

KẾT LUẬN

Kính lúp là thấu kính có tiêu cự ngắn.

Kính lúp được dùng để quan sát các vật nhỏ hoặc tri tiết nhỏ trên một vật.

Hoạt động 2 trang 59 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 28

Hãy làm thí nghiệm, quan sát, trả lời, luyện tập và kết luận.

Đặt kính lúp trước một trang sách, gần với trang sách. Nhìn vào kính lúp để quan sát ảnh cùng chiều của trang sách qua kính lúp (hình minh họa H28.7).

Ảnh qua kính lúp là ảnh thật hay ảnh ảo, lớn hơn hay nhỏ hơn vật?

Muốn có ảnh như thế, ta phải đạt kính lúp sao cho vật ở khoảng nào trước kính lúp?

Hình bên mô tả một vật nhỏ AB đặt trước kính lúp, cách kính lúp đoạn d = 7,5 cm. Kính có tiêu cự f = 10 cm. Hãy vẽ ảnh A’B’ của vật AB qua kính lúp. Ảnh A’B’ là ảnh thật hay ảnh ảo, cùng chiều hay ngược chiều với vật và lớn hơn hay nhỏ hơn vật?

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 28 (Tải file PDF) (ảnh 3)

Lời giải chi tiết

- Khi đặt kính lúp để quan sát trang sách cùng chiều ta thấy ảnh qua kính lúp là ảnh ảo, lớn hon vật.

- Muốn có ảnh như vậy ta phải đặt kính lúp sao cho vật nằm trong khoảng tiêu cự của kính.

- Ảnh tạo bởi kính lúp cho bởi hình 28.5.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 28 (Tải file PDF) (ảnh 4)

KẾT LUẬN

Vật cần quan sát qua kính lúp phải đặt trong khoảng tiệu cự của kính để có ảnh ảo, cung chiều, lớn hơn vật. Mắt nhìn thấy ảnh ảo này.

Hoạt động 3 trang 59 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 28

Hãy tìm hiểu, vận dụng và kết luận.

Khi quan sát một vật nhỏ, ta không thể đặt mắt quá gần vì mắt không thể nhìn rõ khi ở qua gần vật. Để quan sát được lâu, ta thường chỉ có thể đặt vật gần nhất cách mắt khoảng 25 cm. Khi này ảnh của vật trên màng lưới rất nhỏ nên ta không quan sát được các chi tiết của vật (hình H28.9)

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 28 (Tải file PDF) (ảnh 5)

Khi nhìn qua kính lúp, vật có thể nằm gần kính lúp và mắt, ảnh qua kính rời ra xa vật và lớn hơn nhiều so với vật. Khi này ảnh của vật trên màng lưới hơn nhiều so với khi không dùng kính lúp, mắt quan sát thấy ảnh lớn hơn, đồng thời mắt có thể quan sát được lâu mà vẫn không bị mỏi (hình 28.10).

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 28 (Tải file PDF) (ảnh 6)

Mỗi kính lúp có một số bội giác (kí hiệu là G) được ghi bằng các con số như 2x, 5x, 10x… trên khung kính lúp.

Giữa số bội giác G và tiêu cự f (đo bằng đơn vị centimét) của một kính lúp vó hệ thức: G = 25f

Số bội giác của kính lúp cho biết, ảnh trên màng lưới do mắt quan sát qua kính khi nhìn lâu không bị mỏi lớn gấp bao nhiêu lần ảnh trên màng lưới mà mắt nhận được khi quan sát trực tiếp vật đặt gần mắt.

Hãy quan sát các kính lúp trong hình H28.11. Số bội giác được ghi trên mỗi kính lúp. Em hãy cho biết:

- Quan sát một vật nhỏ qua kính lúp nào, ta nhìn thấy ảnh lớn nhất?

- Kính lúp nào có tiêu cự lớn nhất, nhỏ nhất?

- Tiêu cự của mỗi kính lúp là bao nhiêu?

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 28 (Tải file PDF) (ảnh 7)

Lời giải chi tiết

- Quan sát các vật nhỏ qua kính lúp có độ bội giác 10x ta thấy ảnh lớn nhất.

- Kính lúp có tiêu cự lớn nhất là kính có độ bội giác 2x. Tiêu cự nhỏ nhất là kính có độ bội giác 10x.

- Tiêu cự của kính lúp 10x: f1=25/10=2,5cm.

- Tiêu cự của kính lúp 5x: f2=25/5=5 cm.

- Tiêu cự của kính lúp 2x: f3=25/2=12,5 cm.

KẾT LUẬN

Dùng kính lúp có số bội giác càng lớn để quan sát thì ta thấy ảnh càng lớn.

Hoạt động 5 trang 61 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 28

Hãy sử dụng kính lúp quan sát bông hoa, cành lá của một số loại thực vật, qua sát hoạt động của một số loài công trùng trong cuộc sống mà em tiếp xúc được, ví dụ như các loài kiến (hình H28.12). Em có thấy được kiến bao nhiêu chân?

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 28 (Tải file PDF) (ảnh 8)

Lời giải chi tiết

- Con kiến có 6 chân.

- Các hình ảnh thực vật, côn trung khác học sinh tự quan sát.

Bài 1 trang 62 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 28

Kính lúp thuộc loại thấu kính gì, có tiêu cự như thế nào? Kính lúp thường được dùng để làm gì? Hãy kể ba trường hợp trong cuộc sống cần sử dụng đến kính lúp.

Để quan sát một vật qua kính lúp, ta phải đặt vật ở khoảng nào trước kính? Ảnh của vật qua kính lúp có những đặc điểm thế nào?

Một người có mắt tốt quan sát một vật nhỏ qua kính lúp. Để mắt nhìn lâu không bị mỏi, vật phải đặt ở vị trí nào trước kính?

Một số cái bấm móng tay có gắn kèm theo một kính lúp nhỏ (hình H28.13). Em hãy nêu công dụng của kính lúp này.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 28 (Tải file PDF) (ảnh 9)

Lời giải chi tiết

- Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.

- Kính lúp dùng để quan sát các vật nhỏ hoặc các chi tiết nhỏ trên một vật.

- Trong cuộc sống, kính lúp có thể sử dụng để: Các thợ vải dùng kính lúp để soi xem các sợi vải có đủ chất lượng hay không. Thợ sủa đồng hồ dùng kính lúp soi các chi tiết nhỏ trên đồng hồ. Học sinh quan sát côn trùng, lá cây giờ sinh học…

- Để quan sát một vật qua kính lúp ta phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của thấu kính. Ảnh của vật qua kính lúp là ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.

- Để mắt nhìn lâu mà không bị mỏi thì vật phải đặt vật trong tại điểm của thấu kính, khi đó ánh ảnh hiện ra xa vô cùng, và mắt nhìn lâu sẽ không bị mỏi.

- Một số cái bấm móng tay có gắn kèm theo kính lúp nhỏ. Kính này có tác dụng phóng to ảnh của móng tay trẻ nhỏ khi bấm mings tay. Như vậy khi bấm sẽ chính xác và an toàn hơn.

Bài 2 trang 62 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 28

Số bội giác của một kính lúp cho biết gì? Giữa số bội giác G và tiêu cự  f (đo bằng đơn vị cm) của một kính lúp có hệ thức thế nào?

Người ta thường ghi trên một kính lúp như thế nào để cho biết kính lúp có số bội giác là 5?

Trên một kính lúp thường có ghi hai con số: số bội giác và đường kính bề mặt của kính lúp. Ví dụ ở hình H28.14, kính lúp bên trái có số bội giác là 15 và đường kính bề mặt là 23 mm.

Kính lúp bên phải của hình H28.14 có số bội giác và đường kính bề mặt là bao nhiêu? Trong hai kính lúp, ta quan sát một vật nhỏ qua kính nào thì thấy ảnh lớn hơn?

Em hãy nhận xét, kính lúp có số bội giác càng lớn thì đường kính bề mặt càng lớn hay càng nhỏ?

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 28 (Tải file PDF) (ảnh 10)

Lời giải chi tiết

- Số bội giác của kính lúp cho biết ảnh trên màng lưới do mắt quan sát qua kính khi nhìn lâu không bị mỏi lớn gấp bao nhiêu lần so với ảnh trên màng lưới mà mắt nhận được khi quan sát trực tiếp vật đặt gần mắt.

- Công thức tính: 

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 28 (Tải file PDF) (ảnh 11)

- Nếu thấu kính có độ bội giác là 5 thì trên kính lúp ghi 5X.

- Kính lúp bên phải ở hình này sẽ thấy ảnh lớn hơn.

- Vậy kính lúp có đường kính càng nhỏ thì độ bội giác càng lớn.

Bài 3 trang 62 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 28

Phát biểu nào sau đây về kính lúp là sai?

A. Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.

B. Vật cần quan sát đặt trong khoảng tiêu cự của kính lúp.

C. Ảnh quan sát qua kính lúp là ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật.

D. Kính lúp dùng để quan sát những vật ở xa.

Lời giải chi tiết

Chọn D.

Kính lúp dùng để quan sát các vật ở gần.

Bài 4 trang 63 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 28

Khi quan sát một vật qua kính lúp, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Khi ảnh qua kính lúp lớn gấp 3 lần vật thì kính lúp có số bội giác là 3x.

B. Kích thước ảnh của vật hiện trên màng lưới của mắt phụ thuộc vào số bội giác của kính.

C. Quan sát một vật qua kính lúp, khi vật có kích thước giảm đi thì số bội giác của kính lúp cũng giảm đi.

D. Kính lúp có tiêu cự càng dài thì số bội giác của kính lúp càng lớn.

Lời giải chi tiết

Chọn B.

Số bội giác càng lớn thì ảnh qua thấu kính hiện trên màng lưới càng lớn.

Bài 5 trang 63 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 28

Hãy cho biết tiêu cự của mỗi kính lúp trên hình H28.15.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 28 (Tải file PDF) (ảnh 12)

Lời giải chi tiết

- Áp dụng công thức tính bội giác 

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 28 (Tải file PDF) (ảnh 13)

- Nếu kính có độ bội giác 2x : f1 = 25/2 = 12,5 cm.

- Nếu kính có độ bội giác 3x : f2 = 25/3 = 8,33 cm.

- Nếu kính có độ bội giác 5x : f3 = 25/5 = 5 cm.

- Nếu kính có độ bội giác 7x : f4 = 25/7 = 3,6 cm.

- Nếu kính có độ bội giác 10x : f5 = 25/10 = 2,5 cm.

Bài 6 trang 63 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 28

Trên một kính lúp có ghi kí hiệu 2,5X.

a) Số ghi này có tên gọi là gì? Nêu ý nghĩa của số ghi 2,5X trên kính lúp.

b) Vật cần quan sát phải đặt trước kính lúp, Cách kính lúp một khoảng tối ta là bao nhiêu?

c) Để kính lúp có tác dụng phóng to ảnh khi quan sát, tiêu cự của kính lúp phải nhỏ hơn giá trị bao nhiêu?

Lời giải chi tiết

a. Số 2,5x là độ bội giác của kính lúp.

Số 2,5x cho biết ảnh trên màng lưới do mắt quan sát qua kính nhìn lâu không mỏi lớn gấp 2,5 lần so với ảnh trên màng lưới mà mắt nhận được khi quan sát trực tiếp vật đặt gần mắt.

b. Áp dụng cộng thức tính bội giác  

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 28 (Tải file PDF) (ảnh 14)

Tiêu cự của kính lúp là: f = 25/2,5 = 10 cm.

Khi quan sát các vật, thì vật cách kính lúp đó khoảng lớn nhất bằng 10 cm.

c. Để kính lúp có tác dụng phóng to ảnh khi quan sát, tiêu cự của kính lúp phải có giá trị nhỏ hơn 25 cm.

Bài 7* trang 63 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 28

Một kính lúp có tiêu cự f = 10 cm. Một vật nhỏ AB đặt trước kính, cách kính đoạn d = 8 cm.

a) Vẽ ảnh A’B’ cảu vật AB qua kính lúp. Tìm khoảng cách từ A’B’ đến kính.

b) Gọi k là tỉ số giữa chiều cao ảnh và chiều cao vật (k = A’B’/AB). Tìm k.

c) Một người đặt mắt sau kính lúp, cách kính lúp 10 cm và quan sát được ảnh A’B’ của AB qua kính lúp ở trạng thái không phải điều tiết mắt. Khoảng cực viễn của mắt người này là bao nhiêu?

d) Số bội giác G của kính lúp này là bao nhiêu? G và k có giá trị như nhau hau khác nhau? Khi quan sát qua kính lúp, người này nhìn thất ảnh lớn gấp bao nhiêu lần so với khi quan sát vật trực tiếp không qua kính lúp?

Lời giải chi tiết

a. Ảnh A’B’ qua kính lúp được biểu diễn như hình 28.13.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 28 (Tải file PDF) (ảnh 15)

c. Mắt người cách ảnh A’B’ một khoảng là 40 + 10 = 50 cm.

Vì khi đó mắt người quan sát không phải điều tiết nên khoảng cực viễn của người đó là 50 cm.

d. Đội bội giác của kính lúp là : G = 25/f = 25/10 = 2,5.

Như vậy đội bội giác G và giá trị k là khác nhau.

Khi quan sát kính lúp, người này nhìn thấy ảnh lớn gấp 2,5 lần so với khi quan sát trực tiếp.

icon-date
Xuất bản : 25/03/2021 - Cập nhật : 19/12/2022