logo

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 26

Hướng dẫn Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 26 hay nhất. Tải về định dạng file PDF cho các thầy cô giáo tham khảo.


Mục lục nội dung

Hoạt động 2 trang 18 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 26

Hãy tìm hiểu, thực hiện thí nghiệm, trả lời câu hỏi và nêu kết luận, nhận xét.

Lần lượt chiếu một chùm tia sáng song song đến vuông góc với bề mặt của thấu kính rìa mỏng và thấu kính rìa dày (Hình H26.7)

Trong mỗi trường hợp em hãy cho biết, chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính thuộc loại nào: hội tụ, phân kì hay song song ?

Từ đó em hãy cho biết, thấu kính nào được gọi là thấu kính hội tụ, là thấu kính phân kì ?

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 26 (Tải file PDF)

Vận dụng: quan sát hình vẽ mô tả đường truyền của chùm tia tới thấu kính trong hai trường hợp sau:

- chùm tia tới giao nhau tại quang tâm O của thấu kính (hình H26.10)

- chùm tia tới (hoặc đường kéo dài của chùm tia tới) giao nhau tại tiêu điểm F của thấu kính (hình H26.11)

Trong mỗi trường hợp, em hãy nêu đặc điểm của tia ló.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 26 (Tải file PDF) (ảnh 2)

Lời giải chi tiết

- Thấu kính rìa dày cho chùm tia khúc xạ hội tụ.

- Thấu kính rìa mỏng cho chùm tia khúc xạ phân kì.

Kết luận

Thấu kính hội tụ: chùm tia tới song song với trục chính có chùm tia ló hội tụ.

Thấu kính phân kì: chùm tia tới song song với trục chính có chùm tia ló phân kì.

Thấu kính thường được đặt trong không khí, khi này:

- Thấu kính rìa mỏng là thấu kính hội tụ.

- Thấu kính rìa dày là thấu kính phân kì.

Vận dụng:

- Chùm tia tới giao nhau tại quang tâm thì các tia ló cũng phương với tia tới.

- Chùm tia tới (hoặc đường kéo dài với tia tới) giao nhau tại tiêu điểm F của thấu kính thì chùm tia ló song song với trục chính.


Hoạt động 3 trang 20 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 26

Hãy tìm hiểu và trả lời.

Em hãy cho biết: trên các hình H26.15 và H26.16, ảnh của vật sáng qua thấu kính là ảnh thật hay ảnh ảo, cùng chiều hay ngược chiều so với vật và lớn hơn hay nhỏ hơn vật ?

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 26 (Tải file PDF) (ảnh 3)

Lời giải chi tiết

- Hình 26.15: thấu kính cho ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật.

- Hình 26.16: thấu kính cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.


Hoạt động 4 trang 22 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 26

Hãy thực hiện thí nghiệm và trả lời.

Quan sát ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ khi vật ở trước thấu kính, vuông góc với trục chính ở thấu kính.

- Vật ở khá xa trước thấu kính. Đặt một màn ảnh ở sau thấu kính, vuông góc với trục chính của thấu kính.

Di chuyển màn lại gần hoặc ra xa thấu kính, có tìm được vị trí của màn mà ảnh của vật có hiện rõ trên màn hay không (minh họa hình H26.17) ? ảnh này là ảnh thật hay ảnh ảo, cùng chiều hay ngược chiều với vật ?

Bỏ màn đi, đặt mặt sau thấu kính và nhìn qua thấu kính, mắt có thể nhìn thấy ảnh này hay không (minh họa hình H26.18) ?

- Vật ở khá gần trước thấu kính.

Đặt màn ở sau thấu kính và di chuyển màn lại gần hoặc ra xa thấu kính, có tìm được vị trí của màn mà ảnh của vật hiện rõ trên màn hay không ?

Bỏ màn đi, đặt mắt sau thấu kính và nhìn qua thấu kính. Mắt có nhìn thấy ảnh của vật qua thấu kính hay không ? ảnh này cùng chiều hay ngược chiều với vật, lớn hơn hay nhỏ hơn vật, là ảnh thật hay ảnh ảo (minh họa hình H26.19) ?

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 26 (Tải file PDF) (ảnh 4)

Lời giải chi tiết

Thí nghiệm 1: vật ở xa thấu kính

- Khi dịch chuyển màn chắn lại gần hoặc ra xa sẽ tìm thấy vị trí của ảnh mà vật hiện lên rõ nét. Ảnh này là ảnh thật, ngược chiều với vật.

- Khi bỏ màn đi, đặt mắt sau thấu kính ta có thể nhìn thấy ảnh này.

Thí nghiệm 2: vật ở khá gần thấu kính

- Không tìm được vị trí cho ảnh rõ nét trên màn.

- Đặt mắt sau thấu kính vẫn nhìn được ảnh. Ảnh này cùng chiều lớn hơn vật và là ảnh ảo.

Kết luận:

Một vật ở trước thấu kính hội tụ, ảnh của vật qua thấu kính:

- Có thể là ảnh thật, ngược chiều với vật.

- Có thể là ảnh ảo, cùng chiều với vật và lớn hơn vật.


Hoạt động 5 trang 23 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 26

Hãy thực hiện thí nghiệm và trả lười, kết luận.

Quan sát ảnh của một vật sáng qua thấu kính phân kì khi vật ở trước thấu kính, vuông góc với trục chính của thấu kính. Đặt một màn ảnh ở sau thấu kính, vuông góc với trục chính và di chuyển màn lại gần hoặc ra xa thấu kính, có tìm được vị trí của màn mà ảnh của vật hiện rõ trên màn hay không ?

Bỏ màn đi, đá mắt sau thấu kính và nhìn qua thấu kính. Mắt có nhìn thấy ảnh của vật qua thấu kính hay không ? Ảnh này cùng chiều hay ngược chiều với vật, lớn hơn hay nhỏ hơn vật, là ảnh thật hay ảnh ảo (hình minh họa H26.20) ?

Lời giải chi tiết

- Khi dịch chuyển màn, ta không thể nhìn thấy vị trí để cho ảnh rõ nét trên màn.

- Nếu bỏ màn đi, đặt mắt sau thấu kính thì ta thấy ảnh của vật cùng chiều, nhỏ hơn vật và là ảo ảnh.

Kết luận:

Một vật ở trước thấu kính phân kì, ảnh của vật qua thấu kính là ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.


Hoạt động 6 trang 23 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 26

Hãy tìm hiểu và trả lời

Hình h26.21 mô tả hoạt động một số trường hợp dựng ảnh qua thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì.

Chú ý:

- Khi dựng ảnh, ảo ảnh và đường kéo dài của tia sáng được vẽ bằng nét đứt.

- Khi dựng ảnh như hình H26.21a, ta chỉ cần vẽ hai trong ba đường truyền của tia sáng.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 26 (Tải file PDF) (ảnh 5)

Trong mỗi trường hợp của hình H26.21, em hãy cho biết thấu kính là thấu kính hội tụ hay thấu kính phân kì, ảnh là thật hay ảo, cùng chiều hay ngược chiều với vật, lớn hay nhỏ hơn vật. Hãy dựng ảnh S’ của điểm sáng S qua thấu kính trong các trường hợp nêu ở hình H26.22.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 26 (Tải file PDF) (ảnh 6)

Lời giải chi tiết

- Hình 26.21a: thấu kính hội tụ, ảnh là ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật.

- Hình 26.21b: thấu kính hội tụ, ảnh là ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.

- Hình 26.21c: thấu kính phân kì, cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.

Dựng ảnh: Hình 26.22a


Hoạt động 7 trang 25 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 26

Ta biết được:

- Khi vật ở rất xa thấu kính, chùm tia sáng từ một điểm trên vật đến thấu kính được coi như là chùm tia song song.

- Chùm tia tới song song với trục chính đến thấu kính hội tụ có chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm F’ sau thấu kính.

- Chùm tia tới song song với trục chính đến thấu kính phân kì có chùm tia ló phân kì, đường kéo dài của chùm tia ló giao nhau tại tiêu điểm F’ trước thấu kính.

Dựa vào hiểu biết trên và các trường  hợp tạo ảnh nêu ở hình H26.21, hãy điền vào các chỗ trống để hoàn tất các nhận xét sau:

Nhận xét:

Đối với thấu kính hội tụ.

- Vật ở rất xa thấu kính cho ảnh………., ở vị trí cách thấu kính một khoảng ……tiêu cự.

- Vật ở ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh………..,………chiều với vật.

- Vật ở trong khoảng tiêu cự cho ảnh………,………chiều với vật và…………..hơn vật.

Đối với thấu kính phân kì:

- Vật ở rất xa thấu kính cho ảnh……, ở vị trí cách thấu kính một khoảng……..tiêu cự.

- Vật ở mọi vị trí trước thấu kính, ảnh đều là ảnh……..,……..chiều với vật,……..hơn vật và nằm………khoảng tiêu cự của thấu kính.

Lời giải chi tiết

Nhận xét:

Đối với thấu kính hội tụ.

- Vật ở rất xa thấu kính cho ảnh thật, ở vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.

- Vật ở ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật, ngược chiều với vật.

- Vật ở trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, cùng chiều với vật và lớn hơn vật.

Đối với thấu kính phân kì:

- Vật ở rất xa thấu kính cho ảnh ảo, ở vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.

- Vật ở mọi vị trí trước thấu kính, ảnh đều là ảnh ảo, cùng chiều với vật, nhỏ hơn vật và nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.


Hoạt động 8 trang 25 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 26

Vật AB đặt trước một thấu kính, vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính. Chiều cao của vật là h=3cm. Tiêu cự của thấu kính là f=12 cm. Khoảng cách từ AB đến thấu kính là d.

a) Dựng ảnh A’B’ trong các trường hợp sau:

- Thấu kính hội tụ, d = 20cm

- Thấu kính hội tụ, d = 8cm

- Thấu kính phân kì, d = 8cm.

b) Ảnh của AB là ảnh ảo do các trường hợp nào nêu trên ? Dựa vào hình vẽ để so sánh độ lớn của ảnh ảo trong các trường hợp đó.

c) Chọn một trong ba trường hợp nêu ở câu a, dựa vào hình vẽ khi dựng ảnh và dùng các phép tính hình học, hãy tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh.

Lời giải chi tiết

a) Dựng ảnh A’B’ trong các trường hợp

- Thấu kính hội tụ, d = 20cm biểu diễn bởi hình 26.17b.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 26 (Tải file PDF) (ảnh 7)

- Thấu kính hội tụ, d = 8cm biểu diễn bởi hình 26.17c.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 26 (Tải file PDF) (ảnh 8)

- Thấu kính phân kì, d = 8cm biểu diễn bởi hình 26.17d.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 26 (Tải file PDF) (ảnh 9)

b) Ảnh của AB trong hình 26.17c và hình 26.17d là ảo ảnh.

Trong hình 26.17c ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật. Trong hình 26.17d ảnh ảo cùng chiều nhỏ hơn vật.

c) Tính toán vị trí và độ cao ảnh cho hình 26.17b, với d = 20cm.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 26 (Tải file PDF) (ảnh 10)

Từ (1) và (2) ta suy ra: 

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 26 (Tải file PDF) (ảnh 11)

 

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 26 (Tải file PDF) (ảnh 12)

Vậy ảnh cách thấu kính 30 cm và cao 4,5 cm.


Hoạt động 9 trang 26 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 26

Vẽ đường truyền của chùm tía tới song song với trục chính qua thấu kính hội tụ và qua thấu kính phân kì. Từ đó cho biết loại thấu kính nào có thể tập trung được ánh sáng mặt trời qua thấu kính để làm cháy giấy, lá khô (hình minh họa H26.23).

Kính lão là một loại thấu kính hội tụ còn  kính cận là một loại thấu kính phân kì. Em hãy cho biết kính nào có thể tập trung được ánh sáng mặt trời.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 26 (Tải file PDF) (ảnh 13)

Lời giải chi tiết

- Đường truyền của chùm tia song song qua thấu kính phân kì như ở hình 26.19a và qua thấu kính hội tụ như ở hình 26.19b.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 26 (Tải file PDF) (ảnh 14)

- Từ đây, ta thấy rằng thấu kính hội tụ có thể tập trung được ánh sáng Mặt Trời để làm cháy lá khô hoặc giấy.

- Kính lão có thể tập trung  được ánh sáng Mặt Trời vì nó là thấu kính hội tụ.


Hoạt động 10 trang 26 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 26

Nhìn vào hình H26.24, em hãy cho biết hai thấu kính trong hình, thấu kính nào là thấu kính hội tụ, thấu kính nào là thấu kính phân kì và giải thích vì sao.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 26 (Tải file PDF) (ảnh 15)

Lời giải chi tiết

Thấu kính bên trái là thấu kính hội tụ vì có khả năng làm cho ảnh ảo lớn hơn vật, còn thấu kính bên trái là thấu kính phân kì vì có thể làn cho ảnh ảo nhỏ hơn vật.


Bài 1 trang 27 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 26

Thế nào là thấu kính ? Theo hình dạng, thấu kính được chia thành những loại thấu kính nào và phân chia thế nào ?Theo đường đi của ánh sáng qua thấu kính, thấu kính được chia thành những loại thấu kính nào và phân chia thế nào ? Liên hệ giữa các loại thấu kính theo hai cách phân chia này là thế nào ?

Em hãy nêu ví dụ một số vật dụng có thấu kính trong cuộc sống quanh ta. Với mỗi vật dụng đã nêu, em có biết thấu kính trong đó thuộc loại thấu kính nào ?

Lời giải chi tiết

- Thấu kính là một khối chất trong suốt được giới hạn bởi hai mặt cong hoặc một mặt cong, một mặt phẳng.

- Phân chia theo hình dạng thì có thấu kính rìa mỏng và thấu kính rìa dáy. Còn theo đường đi của tia sáng thì chia thành thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì.

- Thấu kính rìa mỏng là thấu kính hội tụ.

- Thấu kính rìa dày là thấu kính phân kì.

Ví dụ: 

Thấu kính trong máy ảnh là thấu kính hội tụ, thâu kính của kính cận là thấu kính phân kì.


Bài 2 trang 27 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 26

Hãy sử dụng kí hiệu thấu kính và vẽ hình mô tả đường truyền của các tia sáng sau qua  thấu kính hội tụ: tia tới quang tâm O, tia tới song song với trục chính, tia tới qua tiêu điểm F ?

Hãy sử dụng kí hiệu thấu kính và vẽ hình mô tả đường truyền của các tia sáng sau qua thấu kính phân kì: tia tới quang tâm O, tia tới song song với trục chính ?

Hãy sử dụng kí hiệu thấu kính và vẽ hình mô tả sự tập trung ánh sáng mặt trời qua một thấu kính hội tụ.

Lời giải chi tiết

- Điểm giữa hai bề mặt thấu kính gần như trung nhau tại điểm O, gọi đó là quang tâm của thấu kính.

- Đường thẳng truyền quan O và vuông góc với bề mặt thấu kính được gọi là trục chính (Δ) của thấu kính.

- Khi chùm tia tới song song với trục chính thì chùm tia ló  (hoặc đường kéo dài của chùm tia ló) đồng quy tại tiêu điểm F’ của thấu kính.

- Điểm F đối xứng với F’ qua quang tâm cũng là tiêu điểm của thấu kính.

- Khoảng cách từ quang tâm đến tiêu điểm  gọi là tiêu cự của thấu kính.

F = OF’ = OF

- Các tia sáng đặc biệt qua thấu kính mô tả như hình 26.21 a, b, c

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 26 (Tải file PDF) (ảnh 16)

Bài 3 trang 27 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 26

Một điểm sáng S ở trước thấu kính có ảnh qua thấu kính là S’

- Khi S’ là ảnh thật (hoặc ảnh ảo), chùm tia ló là hội tụ hay phân kì, ảnh nằm trước hay sau thấu kính ?

- Ảnh hiện rõ trên màn là ảnh thật hay ảnh ảo ?

- Mắt có thể nhìn thấy ảnh thật hay ảnh ảo ? Mắt phải đặt ở vị trí nào để có thể nhìn thấy các ảnh này ?

Một điểm sáng S có ảnh S’ qua thấu kính như hình H26.25. Ảnh S’ là ảnh thật hay ảnh ảo, vì sao ? Ánh  S’ nằm ở trước hay sau thấu kính ? Vẽ vị trí đặt mắt để mắt có thể nhìn thấy ảnh S’ qua thấu kính.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 26 (Tải file PDF) (ảnh 17)

Lời giải chi tiết

- Nếu S’ là ảnh thật thì ảnh nằm sau thấu kính, chùm tia ló hội tụ.

- Nếu S’ là ảnh ảo thì chùm tia ló phân kì, ảnh nằm trước thấu kính.

- Ảnh hiện rõ nét trên mãn là ảnh thật.

- Mắt có thể nhìn thấy ảnh thật. Với ảnh ảo, mắt có thể nhìn thấy nếu đặt mắt sau thấu kính để nhận chùm tia ló.

- Trong hình 26.25, ảnh S’ là ảnh thật, vì chùm tia ló hội tụ và ảnh hiện sau thấu kính. Mắt đặt tại vùng có chùm tia ló sau ảnh S’.


Bài 4 trang 28 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 26

Nêu cách dựng ảnh S’ của điểm sáng S qua thấu kính khi S nằm ngoài trục chính và cách dựng ảnh của vật sáng AB qua thấu kính khi AB đặt vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính.

Vật sáng AB đặt trước một thấu kính như hình H26.26. Thấu kính là thấu kính hội tụ hay phân kì ? Dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính. Từ đó cho biết A’B’ là ảnh thật hay ảnh ảo, cùng chiều hay ngược chiều với vật, lớn hơn hay nhỏ hơn vật ?

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 26 (Tải file PDF) (ảnh 18)

Lời giải chi tiết

- Để dựng ảnh của S’ của điểm S qua thấu kính ta dùng các tia sáng sau:

+ Tia tới quang tâm, tia ló truyền thẳng qua thấu kính.

+ Tia tới song song với trục chính, tia ló (hoặc đường kéo dài) qua tiêu điểm F’.

+ Tia tới (hoặc đường kéo dài của tia tới) đi qua tiêu điểm F thì tia ló song song với trục hoành.

Chỉ cần 2 trong 3 tia trên kia xuất phát từ S thì tia ló (hoặc đường kéo dài) sẽ đồng quy tạo ảnh S’

- Muốn dựng ảnh A’B’ củ AB qua thấu kính, ta dựng ảnh B’ của điểm B qua thấu kính trước. Từ B’ ta kẻ vuông góc xuống trục chính được A’ là ảnh của A. Như A’B’ là ảnh của AB.

- Ở hình 26.26: Thấu kính là thấu kính hội tụ. Ảnh A’B’ qua thâu kính như hình H26.3a. Ảnh A’B’ là ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 26 (Tải file PDF) (ảnh 19)

Bài 5 trang 28 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 26

Nêu các đặc điểm ảnh của một vật sáng qua thấu kính hội tụ khi vật:

- Ở rất xa thấu kính

- Ở ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính

- Ở trong khoảng tiêu cự của thấu kính.

Nêu các đặc điểm ảnh của một vật sáng qua thấu kính phân kì khi vật:

- Ở rất xa thấu kính

- Ở mọi vị trí trước thấu kính.

Hãy cho biết thấu kính do người cầm trong tay ở hình H26.37 là thấu kính hội tụ hát thấu kính phân kì và giải thích vì sao ?

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 26 (Tải file PDF) (ảnh 20)

Lời giải chi tiết

Đối với thấu kính hội tụ:

- Vật ở rất xa thấu kính cho ảnh thật, vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.

- Vật ở ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật, ngược chiều với vật.

- Vật ở trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, cùng chiều với vật và lớn hơn vật.

Đối với thấu kính phân kì:

- Vật ở rất xa thấu kính cho ảnh ảo, vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.

- Vật ở mọi vị trí trước thấu kính, ảnh đều là ảnh ảo, cùng chiều với vật, nhỏ hơn vật và  nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.

Thấu kính ở hình H26.37 là thấu kính phân kì vì nó cho ảnh ảo, nhỏ hơn vật.


Bài 6 trang 28 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 26

Phát biểu nào sau đây về thấu kính là đúng?

A. Thấu kính có một mặt phẳng và một mặt cong là thấu kính rìa dày.

B. Chùm tia tới từ một điểm sáng S đến thấu kính hội tụ luôn có chùm tia ló là chùm tia hội tụ.

C. Trong không khí, thấu kính rìa mỏng là thấu kính hội tụ.

D. Thấu kính tập trung được ánh sáng mặt trời là thấu kính rìa dày.

Lời giải chi tiết

Chọn đáp án C


Bài 7 trang 28 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 26

Trong các hình H26.28, hình nào mô tả sai đường đi của tia sáng qua thấu kính?

A. Hình H26.28a.                              B. Hình H26.28b.

C. Hình H26.28c.                              D. Hình H26.28d.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 26 (Tải file PDF) (ảnh 21)

Lời giải chi tiết

Chọn đáp án D. Vì đây là thấu kính phân kì nên tia ló có đường kéo dài đi qua F’.


Bài 8 trang 29 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 26

Một điểm sáng S ở trước thấu kính hội tụ có ảnh qua thấu kính S cũng ở trước thấu kính. Phát biểu nào sai đây đúng?

A. Chùm tia sáng từ S đến thấu kính có chùm tia ló phân kì.

B. Ảnh S’ có thể hiện rõ trên màn khi mặt màn ở vị trí của ảnh và vuông góc với trục chính.

C. Mắt có thể nhìn thấy ảnh S’ khi đặt mắt ở trước thấu kính và nhìn qua thấu kính.

D. Ảnh S’ là ảnh thật.

Lời giải chi tiết

Chọn đáp án A. Trường hợp này điểm S đặt trong khoảng tiêu cự, cho ảnh ảo nằm trước thấu kính . Ta chỉ có thể quan sát được nếu đặt mắt sau thấu kính và đón chùm tia ló.


Bài 9 trang 29 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 26

Vật sáng AB đặt trước một thấu kính hội tụ và vuông góc với trục chính có ảnh qua thấu kính là A’B’. Ảnh A’B’ không thể có đặc điểm nào sau đây?

A. Ảnh ảo, cùng chiều với vật và lớn hơn vật.

B. Ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.

C. Ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

D. Ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

Lời giải chi tiết

Chọn đáp án B. Thấu kính hội tụ không bao giờ cho ảnh ảo cùng chiều, nhỏ hơn vật.


Bài 10 trang 29 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 26

Hình H26.29 mô tả

A. một thấu kính rìa mỏng trong không khí, cũng là thấu kính phân kì.

B. một thấu kính rìa mỏng trong không khí, cũng là thấu kính hội tụ.

C. một thấu kính rìa dày trong không khí, cũng là thấu kính phân kì.

D. một thấu kính rìa dày trong không khí, cũng là thấu kính hội tụ.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 26 (Tải file PDF) (ảnh 22)

Lời giải chi tiết

Chọn đáp án C


Bài 11 trang 29 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 26

Trong các hình 26.30, hình nào mô tả đúng đường đi của chùm tia sáng qua thấu kính?

A. Hình H26.30a.        

B. A. Hình H26.30b     

C. A. Hình H26.30c.    

D A. Hình H26.30d

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 26 (Tải file PDF) (ảnh 23)

Lời giải chi tiết

Chọn đáp án B


Bài 12 trang 30 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 26

Mắt nhìn qua một li nước thấy được ảnh ngược chiều và nhỏ hơn vật của những vật ở khá xa trước li nước (hình H26.31). Ảnh quan sát được là thật hay ảo và li nước có tác dụng tạo ảnh như loại thấu kính nào?

A. Ảnh thật, thấu kính hội tụ.

B. Ảnh ảo, thấu kính hội tụ.

C. Ảnh thật, thấu kính phân kì.

D. Ảnh ảo, thấu kính phân kì.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 26 (Tải file PDF) (ảnh 24)

Lời giải chi tiết

Chọn đáp án A. Chỉ thấu kính hội tụ mới cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.


Bài 13 trang 30 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 26

Một thấu kính phân kì có tiêu cự f=20 cm. Một vật sáng AB đặt trước thấu kính, vuông góc với trục chính. Ảnh của AB qua thấu kính là A’B’. Khoảng cách d’ từ A’B’ đến thấu kính không thể có giá trị nào sau đây?

A. 10 cm.                     B. 15 cm. 

C. 25 cm.                     D. 5 cm.

Lời giải chi tiết

Chọn đáp án C. Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính phân kì không lớn hơn tiêu cự của thấu kính phân kì.


Bài 14 trang 30 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 26

Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f. Vật sáng AB đặt vuông góc trục chính trước thấu kính, A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng d. Dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính trong các trường hợp sau, từ đó nêu đặc điểm của ảnh trong mỗi trường hợp: ảnh thật hay ảo, cùng chiều hay ngược chiều so với vật, lớn hơn hay nhỏ hơn vật?

a) d > 2f.                     b) f < d < 2f.                         c) d < f.

Lời giải chi tiết

a) d > 2f: Ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.

b) f < d < 2f: Ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật.

c) Ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật


Bài 15 trang 30 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 26

Vật sáng AB đặt trước một thấu kính hội tụ, vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính. Chiều cao của vật là h = 2 cm. Tiêu cự của thấu kính là f = 20 cm. Khoảng cách từ AB đến thấu kính là d. Dựng ảnh A’B’ rồi dùng các phép tính hình học để tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh trong các trường hợp sau:

a) d = 60cm                 b) d = 40cm   

c) d = 30cm                 d) d = 15cm

Lời giải chi tiết

a) Trường hợp d = 60cm.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 26 (Tải file PDF) (ảnh 25)
Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 26 (Tải file PDF) (ảnh 26)

Bài 16 trang 30 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 26

Vật sáng AB đặt trước một thấu kính phân kì, vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính. Chiều cao của vật là h = 2cm. Tiêu cự của thấu kính là f = 30cm. Khoảng cách từ AB đến thấu kính là d = 30cm. Dựng ảnh A’B’ của AB rồi dùng các phép tính hình học để tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh.

Lời giải chi tiết

Từ hình 26.29e ta thấy B’ là giao điểm của hai đường chéo của hình chữ nhật ABIO nên A’B’ = AB/2 = 1cm.

A’O = AO/2 = 30/2 =15cm.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 26 (Tải file PDF) (ảnh 27)

Bài 17 trang 30 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 26

Một điểm sáng S đặt trước một thấu kính phân kì như hình H26.32. Dựng ảnh S’ của S qua thấu kính, từ đó vẽ tia ló của tia tới SI cho trên hình.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 26 (Tải file PDF) (ảnh 28)

Lời giải chi tiết

Ảnh S’ của điểm S như hình 26.30a

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 26 (Tải file PDF) (ảnh 29)

Bài 18 trang 30 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 26

Một điển sáng S đặt trước một thấu kính hội tụ cho ảnh S’ trong hai trường hợp như hình 26.33. Trong mỗi trường hợp, hãy dùng phép vẽ để xác định vị trí của điểm sáng S, từ đó vẽ tia tới của tia ló IS’ cho trên hình.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 26 (Tải file PDF) (ảnh 30)

Lời giải chi tiết

a) Các bước xác định vị trí của điểm sáng S

- Từ S kẻ đường thẳng qua quang tâm O.

- Từ S kẻ đoạn thẳng S’R đi qua tiêu điểm F. Từ R kẻ đường thẳng song song trục chính.

- Từ giao điểm của hai đường thẳng là điểm sáng S.

- từ S nối tia SI là tia tới tại I.

b) Kẻ đoạn thẳng song song với trục chính cắt S’O tại S là điểm sáng.

- Từ P kẻ đường thẳng song song với trục chính cắt S’O tại S là điểm sáng.

- Nối SI là tia tới tại I

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 26 (Tải file PDF) (ảnh 31)

Bài 19 trang 31 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 26

Một điểm sáng S đặt trước một thấu kính cho ảnh S’ qua thấu kính như các trường hợp như trên hình H26.34, ΔΔ là trục chính của thấu kính. Trong mỗi trường hợp, hãy dùng phép vẽ để xác định quang tâm O  và các  tiêu điểm F, F’ của thấu kính; từ đó cho biết ảnh S’ là ảnh thật hay ảnh ảo, thấu kính hội tụ hay thấu kính phân kì.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 26 (Tải file PDF) (ảnh 32)

Lời giải chi tiết

- Kẻ SS’ giao trục chính với quang tâm O.

- Dựng thấu kính hội tụ (với hình a, b) hoặc thấu kính phân kì (với hình c) qua quang tâm O và vuông góc với trục chính.

- Kẻ SI song song với trục chính và cắt thấu kính tại I.

- Nối IS’ cắt trục chính tại tiêu điểm F’. Lấy đối xứng F’ qua O được tiêu điểm F.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 26 (Tải file PDF) (ảnh 33)

Bài 20 trang 31 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 26

Vật sáng AB đặt trước một thấu kính, vuông góc với trục chính Δ, A nằm trên trục chính. Cho biết ảnh A’B’ = 45cm. Dùng phép vẽ hãy xác định vị trí quang tâm O và các tiêu điểm F, F’ của thấu kính rồi dùng các phép tính hình học để tìm tiêu cự  f của thấu kính.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 26 (Tải file PDF) (ảnh 34)

Lời giải chi tiết

a) Kẻ BB’ cắt trục chính tại quang tâm O.

- Dựng thấu kính hội tụ qua quang tâm O và vuông góc với trục chính.

- Kẻ BP song song trục chính cắt thấu kính tại P.

- Nối PB’ cắt trục chính tại F’

Lấy đối xứng F’ qua quang tâm O được tiêu điểm F.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 26 (Tải file PDF) (ảnh 35)
icon-date
Xuất bản : 25/03/2021 - Cập nhật : 19/12/2022