logo

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 27

Hướng dẫn Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 27 hay nhất. Tải về định dạng file PDF cho các thầy cô giáo tham khảo.


Mục lục nội dung

Hoạt động 1 trang 34 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 27

Hãy thực hiện thí nghiệm, quan sát, tìm hiểu và trả lười.

Thí nghiệm: đặt một thấu hội tụ trong một căn phòng khá tốt, hướng thấu kính đến một khung cửa sổ sáng. Khi đặt một tấm màn phía sau thấu kính, ta có thể tìm được vị trí của màn mà ảnh của cửa sổ hiện rõ trên màn (hình minh họa H27.4).

Thí nghiệm trên nêu lên nguyên tắc cơ bản về cấu tạo, hoạt động của máy ảnh và mắt.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 27 (Tải file PDF)

Em hãy trả lời:

- Hãy quan sát một máy ảnh kĩ thuật số (hình minh họa H27.6) và chỉ ra vị trí vật kính của máy.

- Hình ảnh do vật kính tạo ra trên phim hoặc tấm cảm biến là ảnh thật hay ảnh ảo, cùng chiều hay ngược với vật, lớn hơn hay nhỏ hơn vật ?

- Vì sao vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ mà không là thấu kính phân kì ?

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 27 (Tải file PDF) (ảnh 2)

Lời giải chi tiết

- Hình ảnh do vật kính tạo ra trên phim là ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật.

- Vật kính của máy ảnh không thể là thấu kính phân kì vì thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo và không hiện được trên phim.


Hoạt động 2 trang 36 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 27

Hãy tìm hiểu và trả lời.

Hình H27.7 và H27.8 mô tả mắt và một số bộ phận của mắt.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 27 (Tải file PDF) (ảnh 3)

Em hãy cho biết: thể thủy tinh và màng lưới đóng vai trò như những bộ phận nào trong máy ảnh ?

Lời giải chi tiết

- Thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính.

- Màng lưới đóng vai trò như phim hoặc cảm biến.


Hoạt động 3 trang 37 Tài liệu Dạy – học Vật lí 9 tập 2

Hãy tìm hiểu và trả lời.

Hình H27.10 mô tả sự điều tiết của mắt khi quan sát vật ở gần và ở xa, tiêu cự của thể thủy tinh thay đổi còn khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới không đổi. hãy hoàn tất nhận xét sau:

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 27 (Tải file PDF) (ảnh 4)

Khi quan sát vật ở………, cơ vòng co vào, thể thủy tinh phồng lên, tiêu cự giảm, mắt mau bị mỏi. Khi quan sát vật ở ….., cơ vòng giãn ra, thể thủy tinh dẹt lại, tiêu cự tăng, mắt lâu mỏi.

Lời giải chi tiết

Khi quan sát vật ở gần, cơ vòng co vào, thể thủy tinh phồng lên, tiêu cự giảm, mắt mau bị mỏi. Khi quan sát vật ở xa, cơ vòng giãn ra, thể thủy tinh dẹt lại, tiêu cự tăng, mắt lâu mỏi.


Hoạt động 4 trang 38 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 27

Hãy thực hiện thí nghiệm và trả lời, kết luận.

Khi đưa một vật cần quan sát lại gần mắt, cơ vòng phải dần co bóp mạnh hơn để thể thủy tinh phồng dần lên. Khi cơ vòng co bóp mạnh nhất, thể thủy tinh phồng ra nhiều nhất, ta nói mắt ở trạng thái điều tiết tối đa. Khi này vật cần quan sát ở vị trí gần mắt nhất mà mắt còn có thể nhìn rõ.

Khi đưa một vật cần quan sát ra xa mắt, cơ vòng giãn dần ra để thể thủy tinh dẹt lại dần. Khi cơ vòng giãn đến mức hoàn toàn không co bóp, thể thủy tinh dẹt nhất, ta nói mắt ở trạng thái không điều tiết. Khi này vật nhìn rõ ở vị trí xa mắt nhất.

- Biết rằng một người có mắt tốt khi mát ở trạng thái không điều tiết, tiêu điểm của thể thủy tinh nằm ngay màng lưới. Em hãy cho biết, điểm cực viễn của người có mắt tốt nằm ở vị trí nào trước mắt ?

- Một người có mắt tốt có thể nhìn rõ các vật ở rất xa. Ví dụ khi nhìn một ngôi sao, người này thấy đó là một chấm sáng không bị nhòe (hình minh họa H27.13). Em hãy cho biết, khi người có mắt tốt nhìn một ngôi sao, mắt người này có phải điều tiết hay không, vì sao ?

- Em hãy nêu một cách xác định xem điểm cực cận của mắt em ở cách mắt bao nhiêu (hình minh họa H27.14). Thực hiện theo cách đã nêu và cho biết kết quả xác định được. Nhớ thực hiện đối với mỗi bên mắt vì điểm cực cận ở mỗi bên mắt có thể giống nhau nhưng cũng có thể khác nhau.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 27 (Tải file PDF) (ảnh 5)

Lời giải chi tiết

- Điểm cực viễn của người có mắt tốt nằm ở xa vô cùng.

- Khi một người mắt tốt nhìn ngôi sao, người này không phải điều tiết vì người đó đang nhìn ở điểm cực viễn.

- Cách xác định điểm cực cận của mắt: Cầm một trang sách đưa lại gần mát, khi nào bắt đầu quan sát các dòng chữ nhòe đi thì điểm đó là điểm cực cân của mắt. Điểm cực cận của người bình thường cách mắt khoảng từ 20 cm đến 25 cm.


Hoạt động 5 trang 40 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 27

Hãy tiến hành thực nghiệm và nêu nhận xét.

Hãy cùng một bạn học sinh bị cận thị nhưng không đeo kính thực hiện thí nghiệm sau:

- Bạn đứng gần ngay trước một tờ lịch treo tường trong một căn phòng sáng. Bạn có nhòn rõ các chữ số trên tờ lịch hay không ?

- Bạn di chuyển dần ra xa tờ lịch, đến một vị trí mà bạn bắt đầu thấy các chữ số trên tờ lịch bị nhòe đi (hình minh họa H27.17). Vị trí của tờ lịch này đối với mắt bạn được gọi là điểm gì ? Vị trí này cách bạn một khoảng bằng bao nhiêu ?

- Bạn tiếp tục di chuyển ra xa tờ lịch. Bạn có còn nhìn rõ các chữ số trên tờ lịch hay khôn ?

Qua thí nghiệm, em hãy nêu nhận xét: người cận thị có nhìn rõ được những vật ở gần, có nhìn rõ được những vật ở xa.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 27 (Tải file PDF) (ảnh 6)

Lời giải chi tiết

Nhận xét:

Người cận thị nhìn được các vật ở gần nhưng không nhìn được các vật ở xa.


Hoạt động 6 trang 40 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 27

Hãy tiến hành thực nghiệm và nêu nhận xét.

Hãy quan sát kính cận của các bạn học sinh bị cận thị trong lớp (hình minh họa H27.18) và tìm cách xác định xem đó là loại thấu kính gì ?

Gợi ý: Các em có thể tìm cách so sánh độ dày ở phần giữa và phần rìa của thấu kính (hình H27.19) hoặc đặt kính xa mắt và nhìn một vật qua kính xem  đó là ảnh thật hay ảnh ảo, lớn hơn hay nhỏ hơn vật (hình H27.20)

Qua thí nghiệm, em hãy nêu nhận xét: kính cận là loại thấu kính hội tụ hay thấu kính phân kì ?

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 27 (Tải file PDF) (ảnh 7)

Lời giải chi tiết

Nhận xét:

Kính cận là thấu kính phân kì.


Hoạt động 7 trang 40 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 27

Quan sát hình H27.21 và trả lời các câu hỏi sau:

Một người cận thị không đeo kính quan sát vật AB ở xa hơn điểm cực viễn Cv của mắt. Mắt có thể nhìn rõ vật này hay không ?

Khi người cận thị  đeo kính cận, người này vẫn nhìn thấy vật AB hay nhìn thấy ảnh A’B’ của vật AB qua kính ?

Kính cận tạo ảnh A’B’ của vật nằm trong khoảng giữa Cc và Cv của mắt. Mắt có thể nhìn rõ được ảnh này hay không ?

Từ các câu trả lời trên, hãy giải thích vì sao kính cận lại giúp người cận thị nhìn rõ được các vật ở xa ?

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 27 (Tải file PDF) (ảnh 8)

Lời giải chi tiết

- Một người cận thị không đeo kính khi quan sát vật ở xa hơn điểm cực Cv của mắt thì mắt không thể nhìn rõ vật này.

- Khi người cận thị đeo kính thì người này nhìn thấy ảnh A’B’ của vật AB qua kính.

- Kính cận tạo ảnh A’B’ của vật nằm trong khoảng giữa Cc và Cv của mắt thì mắt người nhìn rõ được ảnh này.

- Kính cận tạo ảnh A’B’ của vật AB ở trong khoảng giữa Cc và Cv cùng chiều nên người vật có thể nhìn thấy rõ các vật ở xa.


Hoạt động 8 trang 41 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 27

Thông thường, kính cận thích hợp với người cận thị là kính giúp người này nhìn rõ được vật ở rất xa mà không phải điều tiết mắt giống như người có mắt tốt. Hãy quan sát hình H27.22 và trả lời các câu hỏi sau:

Khi người cận thị đeo sát mắt một kính cận thích hợp:

- vật AB cần quan sát ở rất xa có ảnh A’B’ qua kính nằm ở vị trí điểm nào của kính ?

- khi mắt nhìn không điều tiết, mắt nhìn rõ ở vị trí điểm nào của mắt ?

- khi mắt nhìn rõ vật ở rất xa qua kính mà không phải điều tiết mắt, hai điểm trên có vị trí thế nào so với nhau ?

Từ các câu trả lời trên, hãy so sánh giá trị tiêu cự của kính với khoảng cực viễn của mắt.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 27 (Tải file PDF) (ảnh 9)

Lời giải chi tiết

- Khi vật AB ở rất xa có ảnh A’B’ qua kính nằm ở tiêu điểm F’ của thấu kính.

- Khi mắt nhìn không điều tiết, mắt nhìn rõ ở vị trí điểm cực viễn Cv của mắt.

- Khi mắt nhìn ở rất xa qua kính mà không phải điều tiết mắt, hai điểm trên trùng nhau.

- Tiêu cự của mắt bằng khoảng cực viễn của mắt.


Hoạt động 9 trang 43 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 27

Hãy quan sát trong cuộc sống và trả lời, nêu nhận xét.

Em hãy cho biết:

- Người lớn tuổi không bị cận thị khi không đeo kính (hình minh họa H27.25) có nhìn rõ các vật xung quanh ở xa mắt hay không ?

- Người lớn tuổi không bị cận thị khi đọc báo, sách đặt gần mắt (hình minh họa H27.26) có nhìn rõ chữ trên trang báo, sách hay không nếu không mang kính lão ?

Từ đó, em hãy nhận xét: người bị mắt lão có nhìn rõ được những vật ở gần, có nhìn rõ được những vật ở xa ? Điểm cực cận của mắt lão ở gần hay ở xa mắt hơn so với điểm cực cận của mắt bình thường ?

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 27 (Tải file PDF) (ảnh 10)

Lời giải chi tiết

- Người lớn tuổi không bị cận thị khi không đeo kính vẫn nhìn rõ các vật xung quanh ở xa của mắt.

- Người lớn tuổi không bị cận thị khi đọc báo, sách đặt gần mắt sẽ không nhìn rõ chữ trên trang báo nếu không mang kính lão.

Nhận xét:

Người bị mắt lão không nhìn rõ được các vật ở gần, nhưng vẫn nhìn rõ được các vật ở xa. Điểm cực cận của mắt lão ở xa mắt hơn so với điểm cực cận của mắt bình thường.


Hoạt động 10 trang 43 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 27

Hãy tiến hành thực nghiệm và nêu nhận xét.

Hãy quan sát kính lão của ông, bà hoặc cha, mẹ (hình minh họa H27.27) và tìm cách xác định xem đó là thấu kính gì ?

Gợi ý: các em có thể tìm cách so sánh độ dày phần giữa và phần rìa của thấu kính (hình minh họa H27.28) hoặc đặt kính phía trên một trang sách, cách trang sách một khoảng rồi nhìn qua kính xem ảnh của các dòng chữ qua kính to lên hay bé đi (hình minh họa H27.29).

Ngoài các cách trên, em hãy nêu thêm và thực hiện các cách khác để xác định loại thấu kính. Qua thí nghiệm, em hãy nêu nhận xét: kính lão là là loại thấu kính hội tụ hay thấu kính phân kì ?

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 27 (Tải file PDF) (ảnh 11)

Lời giải chi tiết

Nhận xét:

Kính lão là thấu kính hội tụ.


Hoạt động 11 trang 44 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 27

Quan sát hình H27.30 và trả lời các câu hỏi sau.

Một người mắt lão không đeo kính quan sát AB ở gần hơn điểm cực cận Cc của mắt. Mắt có thể nhìn rõ được vật này hay không ?

Khi người lão thị đeo kính lão, người này nhìn thấy vật AB hay nhìn thấy ảnh A’B’ của vật AB qua kính ?

Kính lão tạo ra ảnh A’B’ của vật dời ra xa, ở xa điểm cực cận Cc của mắt. Mắt có thể nhìn rõ được ảnh này hay không ?

Từ các câu trả lời trên, hãy giải thích vì sao kính lão lại giúp người có mắt lão nhìn rõ được các vật ở gần.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 27 (Tải file PDF) (ảnh 12)

Lời giải chi tiết

- Một người mắt lão, không đeo kính quan sát vật AB ở gần hơn điểm cực cận Cc của mắt thì mắt không nhìn rõ được vật này.

- Khi người lão thị đeo kính lão thì người này nhìn thấy ảnh A’B’ của AB qua kính.

- Kính lão tạo ra ảnh A’B’ của vật dời ra xa vật, xa hơn điểm cực cận của mắt. Khi đó mắt nhìn qua kính thấy rõ ảnh này.

Nhận xét:

Khi các cật ở gần, ảnh ảo của vật qua kính lão nằm ở xa mắt hơn, xa hơn điểm cực cận của mắt nên mắt nhìn rõ được hình ảnh của các vật này.


Hoạt động 12 trang 45 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 27

Hình H27.31 và H27.32 được chụp bởi hai máy ảnh có cùng vị trí đặt máy, cùng kích thước phim (tấm cảm biến) lưu ảnh nhưng hình H27.31 từ máy ảnh 1 có quang cảnh được chụp rộng hơn còn hình H27.32 từ máy ảnh II có cảnh chụp hẹp hơn. Em hãy tìm hiểu và cho biết tiêu cự ống kính của máy I lớn hơn hay nhỏ hơn máy ảnh II.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 27 (Tải file PDF) (ảnh 13)

Gợi ý:

- Máy ảnh chụp các vật ở xa, ảnh của vật coi như nằm tại vị trí tiêu điểm của ống kính.

- Hình H27.33, H27.34 mô tả sự tạo ảnh bởi hai máy ảnh có cùng vị trí đặt máy, cùng kích thước phim (tấm cảm biến) nhưng tiêu cự ống kính khác nhau.

- Cũng có thể lập luận các phép tính tam giác đồng dạng. Gọi H là chiều cao vật chụp được, h’ là chiều cao ảnh trên phim, d là khoảng cách từ vật đến ống kính, f  là tiêu cự của ống kính. Ta có: h/h’ = d/f/ Khi d và h’ không đồi,  f thay đổi dẫn đến h thay đổi.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 27 (Tải file PDF) (ảnh 14)

Lời giải chi tiết

Tiêu cự của ống kính của máy ảnh I nhỏ hơn tiêu cự của ống kính máy ảnh II.


Hoạt động 13 trang 46 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 27

Em hãy giải thích vì sao ta nên hạn chế đọc sách báo khi đi tàu, xe (hình minh họa H27.35).

Gợi ý: Khi đọc sách báo trên tàu, xe, do xe chuyển động dằn, xóc của xe nên khoảng cách trang sách, báo đến mắt luôn thay đổi.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 27 (Tải file PDF) (ảnh 15)

Lời giải chi tiết

Khi đi tàu xe, do chuyển đọng không đều, ảnh hường đến độ xóc, rung làm khoảng cách từ trang sách đến mắt luôn thay đổi. Vậy mắt sẽ phải điều tiết liên tục, gây mỏi mắt và tăng cảm giác say xe.


Hoạt động 14 trang 46 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 27

Cận thị học đường là tình trạng học sinh bị tật cận thị do nguyên nhân đọc sách, báo, xem tivi, sử dụng máy tính… gần mắt lâu và thường xuyên, nhất là trong điều kiện ánh sáng không phù hợp (hình minh họa H27.36). Em hãy tìm hiểu và nêu lên một số biện pháp giúp mắt phòng chánh được tật cận thị khi chưa mắc phải tật này và hạn chế sự tang nặng của tật cận thị khi mắt đã bị tật này.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 27 (Tải file PDF) (ảnh 16)

Lời giải chi tiết

Một số biện pháp để phòng tật cận thị của mắt:

- Đọc sách, xem ti vi, sử dụng máy tính,…đúng khoảng cách, đầy đủ ảnh sáng.

- Nên thư giãn mắt xen kẽ thời gian làm việc bằng cách nhìn ra xa, mát xa mắt.

- Không đọc sách, báo khi đi tàu xe.

- Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung các chất vitamin A, E, C…tốt cho mắt.

Khi đã bị cận, để hạn chế sự tăng nặng thì ngoài những biện pháp trên vẫn phải thực hiện thì ta nên đi khám định kì và đeo kính đúng số độ.


Bài 1 trang 47 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 27

Hãy nêu công dụng của máy ảnh. Hai bộ phận quan trọng của máy ảnh là vật kính và phim (hoặc tấm cảm biến) có tác dụng thế nào? Nêu đặc điểm ảnh của vật cần chụp do vật kính tạo ra trên phim (hoặc tấm cảm biến).

Em hãy quan sát việc sử dụng máy ảnh kĩ thuật số và cho biết khi điều chỉnh máy ảnh để chụp gần (phạm vi không gian hẹp, hình minh họa H27.37), ống kính máy ảnh ống kính máy ảnh điều chỉnh dài hay ngắn lại? Khi này, tiêu cự của ống kính tăng lên hay giảm đi?

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 27 (Tải file PDF) (ảnh 17)

Lời giải chi tiết

 - Máy ảnh là một dùng cụ dùng để tạo ra và lưu lại hình ảnh của một vật.

- Vật kính là một thấu kính hội tụ hoặc một hệ thống thấu kính có tác dụng như một thấu kính hội tụ, tạo ra hình ảnh của vật cần chụp trên phim (hoặc tấm cảm biển).

- Hình ảnh do vật kính tạo ra trên phim là ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật.

- Khi điều chỉnh để máy ảnh có thể chụp gần thì ống kính được điều chỉnh để dài ra, khi này tiêu cự của ống kính tăng lên.


Bài 2 trang 47 Tài liệu Dạy – Học Vật lí 9 tập 2

Hãy nêu công dụng của mắt. Hai bộ phận quan trọng của mắt là thể thủy tinh và màng lưới (võng mạc) có tác dụng thế nào? Các bộ phận này đóng vai trò như những bộ phận nào trong máy ảnh?

Bệnh đục thể thủy tinh là hiện thể thủy tinh bị mờ đục ngăn không cho tia sáng lọt qua, khiến màng lưới không thu được hình ảnh. Từ đó, thị lực người đó suy giảm dẫn đến mù lòa nếu không chữa kịp thời.

Em hãy tìm hiểu qua internet, qua sách báo để biết được các nguyên nhân gây bệnh và cách phòng tránh bệnh này để giới thiệu cho mọi người trong gia đình đều biết. Những biện pháp nào để phòng tránh bệnh em có thể áp dụng ngay khi còn đang là học sinh?

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 27 (Tải file PDF) (ảnh 18)

Lời giải chi tiết

- Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thủy tinh và màng lưới (còn gọi là võng mạc).

- Thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính.

- Màng lưới đóng vai trò như phim hoặc cảm biến.

- Nguyên nhân bệnh đục thủy tinh thể: Hầu hết đục thủy tinh thể phát triển khi lão hóa hay tổn thương thay đổi các mô tạo nên ống kính mắt. Một số đục thủy tinh thể là do thừa hưởng rối loạn ro truyền gây ra vấn đề sức khỏe khác và làm tăng nguy cơ bị đục thủy tinh thể.

- Biện pháp phòng tránh khi còn là học sinh:

+ Khám mắt thường xuyên

+ Không hút thuốc lá

+ Đeo kính râm

+ Hãy chăm sóc của các vấn đề sức khỏe khác.

+ Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh.

+ Chọn một chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm nhiều trái cây và rau quả.


Bài 3 trang 48 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 27

Thế nào là sự điều tiết của mắt? Cơ vòng của mắt phải làm việc nhiều và mắt bị mỏi khi mắt quan sát vật ở gần hay xa?

Khi mắt của em phải làm việc lâu (đọc sách, học bài… trong thời gian dài), mắt thường bị mổi mệt (hình minh họa H27.39). Những lúc này em cần làm gì để mắt đỡ đau mỏi?

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 27 (Tải file PDF) (ảnh 19)

Lời giải chi tiết

- Khi thể thủy tinh của mắt phồng lên hoặc dẹt đi và làm thay đổi tiêu cự của nó để nhìn vật rõ nét gọi là sự điều tiết của mắt.

- Cơ vòng của mắt phải làm việc nhiều, mắt mau khỏi khi mắt quan sát các vật ở gần.

- Khi làm việc lâu mắt thường mệt mỏi. Những lúc đó nên thư giãn mắt bằng cách nhìn ra xa, mát xa xung quanh mắt.


Bài 4 trang 48 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 27

Thế nào là điểm cực cận, điểm cực viễn, khoảng cực cận, khoảng cực viễn, giới hạn nhìn rõ của mắt?

Mắt phải điều tiết tối đa và mau bị mỏi khi quan sát vật tại vị trí nào ở trước mắt?

Mắt không phải điều tiết và không mỏi khi quan sát vật ở vị trí nào ở trước mắt?

Một người mắt tốt có điểm cực viễn tại vị trí nào ở trước mắt?

Cho rằng mắt học sinh ngồi gần cuối lớp vẫn nhìn rõ các dòng chữ khá nhỏ viết trên bảng thì học sinh này có mắt tốt và cũng có thể nhìn rõ được các vật ở vị trí rất xa. Em hay nêu cách xác định điểm cức cận, điểm cực viễn, khoảng cực viễn của mắt mình và mắt một bạn học khác trong lớp (hình minh họa H27.40). Nêu kết quả xác định được. Chú rằng cực cận, cực viễn của mắt phải và mắt trái có thể khác nhau (hình minh họa H27.41).

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 27 (Tải file PDF) (ảnh 20)

Lời giải chi tiết

- Điểm đặt vật ở gần mắt nhất mà mắt còn có thể nhìn rõ được gọi là điểm cực cận (kí hiệu Cc)

- Điểm đặt vật ở xa mắt nhất mà mắt còn có thể nhìn rõ được gọi là điểm cực viễn (kí hiệu Cv)

- Khoảng cách từ mắt đến điểm Cc là khoảng cực cận (khoảng nhìn rõ ngắn nhất)

- Khoảng cách từ mắt đến điểm Cv là khoảng cực viễn (khoảng nhìn rõ xa nhất)

- Khoảng cách từ điểm Cc đến điểm Cv là giới hạn nhìn rõ của mắt.

- Mắt phải điều tiết tối đa mà mau bị mỏi khi quan sát vật tại điểm Cc

- Mắt không điều tiết và không bị mỏi khi quan sát vật ở điểm Cv

- Một người mắt tốt có điểm cực viễn tại vị trí xa vô cùng.

- Để xác đinh điểm Cc: ta đưa trang sách từ xa lại gần mắt, khi nào các chữ bắt đầu mờ đi và không nhìn rõ thì điểm đó là điểm Cc. Đo khoảng cách từ mắt đến điểm Cc ta có khoảng cực cân.

- Để xác định điểm Cv ta làm tương tự nhưng dịch chuyển vật ra xa dần.


Bài 5 trang 48 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 27

Người bị tật cận thị chỉ nhìn rõ được những vật ở đâu và không nhìn rõ được những vật ở đâu?

Để khắc phục được tật cận thị, mắt phải đeo kính thuộc loại nào? Hãy giải thích tại sao loại thấu kính này lại giúp được tật cận thị của mắt (hình minh họa H27.42, H27.43).

Để giúp được người cận thị nhìn rõ được vật ở rất xa mà không phải điều tiết mắt, tiêu cự của kính phải có giái trị như nào?

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 27 (Tải file PDF) (ảnh 21)

Lời giải chi tiết

- Người cận thị nhìn được các vật ở gần nhưng không nhìn được các vật ở xa.

- Để khắc phục tật cận thị người ta dùng kính cận là thấu kính phân kì. Vì thấu kính phân kì sẽ cho ảnh cùng chiều gần mắt và nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.

- Để kính cận giúp người cận thị nhìn các vật ở xa mà không phải điều tiết thì tiêu cự của thấu kính bằng với khoảng cực cận.


Bài 6 trang 49 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 27

Người bị tật lão thị chỉ nhìn rõ được những vật ở đâu và không nhìn rõ được những vật ở đâu?

Để khác phục được tật lão thị, mắt phải đeo kính thuộc loại nào? Hãy giải thích vì sao loại thấu kính này lại giúp khắc phục được tật lão thị của mắt (hình minh họa H27.44, H27.45).

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 27 (Tải file PDF) (ảnh 22)

Lời giải chi tiết

- Người bị mắt lão không nhìn rõ các vật ở gần, nhưng vẫn nhìn rõ các vật ở xa. Điểm cực cận của mắt lão ở xa hơn so với điểm cực cận của mắt bình thường.

- Kính lão tạo ra ảnh A’B’ của vật dời ra xa vật, xa hơn điểm cực cận của mắt. Khi đó nhìn các vật ở gần qua kính thấy rõ ảnh này.


Bài 7 trang 49 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 27

Trong máy ảnh kỹ thuật số, ảnh của vật cần chụp

A. là ảnh thật, hiện trên phim.                        

B. là ảnh ảo hiện trên phim.

C. là ảnh thật hiện trên tấm cảm biến.            

D. là ảnh ảo hiện trên tấm cảm biến.

Lời giải chi tiết

Chọn C. máy ảnh kì thuật số có tấm cảm biến thay thế cho phim để hứng ảnh của vật.


Bài 8 trang 49 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 27

Khi điều chỉnh máy ảnh kỹ thuật số để thay đổi phạm vi chụp ảnh rộng hay hẹp (chụp cảnh vật xa hay gần), ta cần thao tác để

A. di chuyển ống kính ra, vào làm thay đổi tiêu cự ống kính.

B. thay đổi thời gian mở, đóng ống kính khi chụp.

C. thay đổi đội mở lớn của ống kính để thay đổi lượng sáng đi vào ống kính.

D. thay đổi kính thước của tấm cảm biến.

Lời giải chi tiết

Chọn đáp án A.


Bài 9 trang 49 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 27

Bộ phận nào của mắt đóng vai trò như tấm cảm biến thu ảnh trong may ảnh kỹ thuật số?

A. Giác mạc.                B. Võng mạc.              

C. Con ngươi.              D. Lòng đen.

Lời giải chi tiết

Chọn đáp án B.


Bài 10 trang 49 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 27

Phát biểu nào sau đây về sự điều tiết của mắt là sai?

A. Khoảng cách từ vật quan sát đến mắt nhưng vị trí ảnh qua mắt không đổi.

B. Sự điều tiết của mắt tác động đến thể thủy tinh của mắt.

C. Hoạt động của cơ vòng đỡ thể thủy tinh xảy ra như một phản xạ tự nhiên của mắt.

D. Sự co giản của cơ vòng đỡ thể thủy tinh khiến con ngươi mở lớn hoặc thu nhỏ.

Lời giải chi tiết

Chọn đáp án A.


Bài 11 trang 50 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 27

Khi quan sát một vật từ xa tiến lại gần mắt (hình minh họa H27.46)

A. cơ vòng đỡ thể thủy tinh giãn ra.

B. thể thủy tinh dẹt đi.

C. tiêu cự của thể thủy tinh giảm đi.

D. vị trí ảnh của vật qua mắt thay đổi.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 27 (Tải file PDF) (ảnh 23)

Lời giải chi tiết

Chọn đáp án C.


Bài 12 trang 50 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 27

Khi mắt quan sát một vật ở điểm cực cận:

A. cơ vòng đỡ thể thủy tinh không có bóp.

B. tiêu cự của thể thủy tinh ngắn nhất

C. mắt nhìn lâu không bị mỏi mắt

D. mắt không phải điểu tiết.

Lời giải chi tiết

Chọn đáp án B.


Bài 13 trang 50 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 27

Khi người cận thị đeo kính cận, phát biểu nào sau đây sai ?

A. Người này có thể nhìn rõ vật ở xa.

B. Kính cận có tác dụng tạo ảnh của vật quan sát là ảnh ảo ở gần mắt nhất.

C. Người cận thị thường phải chọn kính cận có tiêu cự bằng khoảng cực viễn của mắt.

D. Mắt có thể nhìn rõ được vật ở điểm cực cận của mắt.

Lời giải chi tiết

Chọn đáp án D


Bài 14 trang 50 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 27

Khi người lão thị đeo kính lão, phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Người này vẫn có thể nhìn được những vật ở xa.

B. Kính lão có tác dụng tạo ảnh của những vật ở gần là ảnh ảo nằm xa mắt hơn vật.

D. Mắt có thể nhìn rõ được những vật ở gần mắt.

Lời giải chi tiết

Chọn đáp án D.


Bài 15 trang 50 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 27

Khi kiểm tra mắt, thầy Hoàng nhìn rõ được các vật cách mắt từ 25 cm ra đến rất xa, thầy Ngọc nhìn rõ vật cách mắt từ 20 cm đến 80 cm, thấy Minh nhìn rõ vật cách mắt từ 80 cm ra đếm rất xa. Cho rằng khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của mắt các thầy là như nhau. Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Thầy Hoàng bị tật cận thị.

B. Thầy Ngọc bị tật lão thị.

C. Thầy Minh có mắt tốt.

D. Khi mắt điều tiết tối đa, tiêu cự của thể thủy tinh của mắt thầy Minh là dài nhất, tiêu cự của thể thủy tinh của nắt thầy Ngọc là ngắn nhất.

Lời giải chi tiết

Chọn đáp án D.


Bài 16 trang 50 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 27

Một người dùng máy ảnh kĩ thuật số đặt nằm ngang để chụp ảnh của một ngôi nhà ở cách máy ảnh 10 m (hình minh họa H27.47). Cho biết khoảng cách từ tấm cảm biến đến quang tâm của ống kính là 5cm, chiều cao tấm cảm biến để thu ảnh là 2,4 cm. Hỏi có thể chụp ảnh được trọng vẹn ngôi nhà có chiều cao tối đa là bao nhiêu ?

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 27 (Tải file PDF) (ảnh 24)

Lời giải chi tiết

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 27 (Tải file PDF) (ảnh 25)

Hình 27.31 mô tả sự tạo ảnh qua thấu kính máy ảnh.

Coi AB là chiều cao tối đa ngôi nhà để ảnh A’B’ của ngôi nhà hiện rõ nét trên toàn bộ cảm biến.

Khi đó A’B’  = 2,4 cm = 0,024 m

BO là khoảng cách từ quang tâm của ống kính đến ngôi nhà, ta có: BO = 10m.

O’B’ là khoảng cách từ quang tấm đến cảm biến: O’B’ = 5cm = 0,05m

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 27 (Tải file PDF) (ảnh 26)

Vậy chiều cao tối đa của nhà là 4,8m thì ảnh hiện trọn vẹn trên tấm cảm biến.


Bài 17 trang 51 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 27

Mắt nhìn hai vật A1B1 và A2B2 ở xa, gần khác nhau nhưng do chiều cao ảnh của chúng trên màng lưới bằng nhau (hình H27.48) nên mắt nhìn thấy hai vật đỡ có chiều cao như nhau (hình minh họa H27.49). Cho biết vật A2B2 có chiều cao A2B2 = 1,2m và cách mắt đoạn OH2 = 2m , vật A1B1 ở cách mắt đoạn OH1 = 500m. Hỏi vật A1B1 có chiều cao là bao nhiêu ?

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 27 (Tải file PDF) (ảnh 27)

Lời giải chi tiết

Xét hai tam giác đồng dạng: ΔA1B1O ∼ ΔA2B2O

Ta có:

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 27 (Tải file PDF) (ảnh 28)

Vậy vật A1B1A1B1 có chiều cao là 300 m.


Bài 18 trang 51 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 27

Một bạn học sinh, mắt có khoảng cực cận là 15cm và khoảng cực viễn là 50cm.

a) Mắt bạn này bị tật gì ?

b) Để nhìn rõ được vật ở rất xa mà không phải điều tiết mắt, bạn này phải đeo kính thuộc loại thấu kính gì, có tiêu cự là bao nhiêu (hình minh họa H27.50) ?

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 27 (Tải file PDF) (ảnh 29)

Lời giải chi tiết

a) Bạn học sinh bị cận thị.

b) Để nhìn xa mà không phải điều tiết thì bạn học sinh phải đeo kính phân kì. Tiêu cự của thấu kính bằng khoảng cực viễn bằng 50cm.


Bài 19* trang 51 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 27

Để đọc được bức thư đặt cách mắt 30cm, bà ngoại của bạn Lan phải đeo kính lão có tiêu cự 50 cm (hình minh họa H27.51). Hỏi khi này bà ngoại nhìn thấy ảnh của bức thư qua kính ở cách mắt bao nhiêu ? Cho rằng kính được đeo sát mắt.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 27 (Tải file PDF) (ảnh 30)

Lời giải chi tiết

Hình 27.34 mô tả sự tạo ảnh qua kính. Xét các tam giác đồng dạng ta được:

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 27 (Tải file PDF) (ảnh 31)

Vậy bà ngoại nhìn thấy ảnh qua thư cách mắt 75 cm.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 27 (Tải file PDF) (ảnh 32)
icon-date
Xuất bản : 25/03/2021 - Cập nhật : 19/12/2022