logo

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 31

Hướng dẫn Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 31 hay nhất. Tải về định dạng file PDF cho các thầy cô giáo tham khảo.


Mục lục nội dung

Hoạt động 1 trang 83 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 31

Hãy tìm hiểu, nêu nhận xét và trả lời câu hỏi vận dụng.

Tấm lọc màu (hình H31.4) có thể là tấm thủy tinh màu, tấm nhựa trong có màu, tờ giấy bóng kính có màu, lớp nước màu…

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 31 (Tải file PDF)

Em hãy trả lời: Mỗi tấm lọc màu đỏ, lục, lam chỉ cho ánh sáng có màu đó đi qua; tấm lọc màu đỏ cho ánh sáng đỏ, vàng và lục đi qua. Đặt các tấm lọc dưới anh sáng mặt trời (hình H31.6), em hãy cho biết:

- Khi nhìn qua tấm lọc màu đỏ, ánh sáng đến mắt ta có màu gì, vì sao?

- Khi nhìn qua hai tấm kính lọc màu lục chồng lên nhau, ta vẫn thấy màu lục nhung tối hơn khi chỉ nhìn qua một tấm kính lọc, vì sao?

- Khi nhìn qua hai tấm kính lọc đỏ và lục chồng lên nhau, ta cũng thấy tối, vì sao?

- Khi nhìn qua hai tấm kính lọc vàng và lục chồng lên nhau, ta thấy màu gì, vì sao?

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 31 (Tải file PDF) (ảnh 2)

Lời giải chi tiết

- Khi nhìn qua tấm lọc đỏ thì thấy ánh sáng có màu đỏ, vì tấm lọc đỏ ít hấp thụ ánh sang màu đỏ.

- Khi nhìn qua hai tấm màu lục thì ta thấy màu lục tối hơn vì ánh sáng lục bị hấp thụ một phần khi đi qua tấm thứ 2.

- Khi nhìn qua tấm kính đỏ và lục chồng lên nhau ta thấy màu tối. Hiện tượng được giải thích như sau: Tấm kính đỏ chủ yếu cho màu đỏ đi qua, khi đến tấm kính lục thì bị hấp thụ gần hết vì tấm kính lục chủ yếu cho màu lục đi qua mà thôi.

- Khi nhìn qua hai tấm kính đỏ và lam ta cũng thấy tối vì tương tự như trường hợp trên: Tấm kính đỏ chủ yếu cho màu đỏ đi qua, khi đến tấm kính lam thì bị hấp thụ gần hết vì tấm kính lam chủ yếu cho màu lục đi qua còn có các màu khác sẽ bị hấp thụ hết.

- Chồng tấm lọc vàng và lục lên, nếu nhìn vào tấm lọc vàng ta vẫn thấy màu lục vì tấm màu vàng cho ánh sáng lục đi qua. Nhưng nếu nhìn qua tấm lọc màu lục thì thấy tối vì tấm lọc màu lục không cho ánh sáng vàng đi qua.


Hoạt động 2 trang 85 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 31

Hãy tìm hiểu, trả lời và nhận xét.

Ta đã biết, mắt ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đến mắt.

Hãy quan sát các hình H31.9, H31.10 và trả lời:

- Khi ánh sáng truyền từ vật đến mắt có màu đỏ, hoặc màu lam, màu trắng, ta nhìn thấy vật có màu gì?

- Khi quan sát một vật nhưng không có ánh sáng truyền từ vật đến mắt, ta nhìn thấy vật có màu gì?

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 31 (Tải file PDF) (ảnh 3)

Lời giải chi tiết

- Khi ánh sáng truyền từ vật đến mắt có màu đỏ, hoặc lam hoặc trắng thì ta nhìn thấy vật có màu đỏ, hoặc lam hoặc trắng.

- Khi quan sát vật nhưng không có ánh sáng truyền từ vật đến mắt thì ta nhìn thấy vật có màu đen.

Ta có nhận xét:

Khi ánh sáng từ vật truyền đến mắt có màu nào thì ta nhìn thấy vật có màu đó, trừ vật màu đen là khi ta quan sát, không có ánh sáng truyền từ vật đến mắt.


Hoạt động 3 trang 86 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 31

Hãy tìm hiểu, trả lời và nêu kết luận.

Thông thường, các vật đều có khả năng tán xạ (hắt laj theo mọi phương) ánh sáng chiếu đến chúng. Khi một vật không từ phát sáng mà được chiếu sáng ta nhìn thấy vật là do có ánh sáng tán xạ từ vật đến mắt.

Em hãy trả lời: Chiếu sáng một vật bằng ánh sáng trắng:

- Khi nhìn thấy vật có màu trắng, ánh sáng tán xạ từ vật đến mắt có màu nào? Vật màu trắng có khả năng tán xạ những ánh sáng màu nào?

- Khi nhìn thấy vật màu đen, có ánh sáng từ vật đến mắt không? Vật màu đen có khả năng tán xạ anh sáng hay không?

- Khi nhìn thấy vật có màu đỏ hoặc màu lục, lam (hình H31.11), ánh sáng tán xạ từ vật đến mắt có màu nào? Vật màu đỏ hoặc màu lục, lam có khả năng tán xạ ánh sáng màu nào?

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 31 (Tải file PDF) (ảnh 4)

Hãy trả lời câu hỏi vận dụng (hình31.12):

- Khi chiếu ánh sáng trắng vào vật màu đỏ, ta thấy vật có màu gì, vì sao?

- Khi chiếu ánh sáng đỏ vào vật màu đỏ, ta thấy vật có màu gì, vì sao?

- Khi chiếu ánh sáng lam vào vật màu đỏ, ta thấy vật có màu gần như màu đen. Vì sao?

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 31 (Tải file PDF) (ảnh 5)

Lời giải chi tiết

- Khi nhìn thấy vật có màu trắng, ánh sáng tán xạ từ vật đến mắt có màu trắng. Vật có màu trắng có khả năng tán xạ tất cả các màu.

- Khi nhìn vật có màu đen thì không có ánh sáng truyền từ vật đến mắt. Vật màu đen không có khả năng tán xạ ánh sáng.

- Khi nhìn thấy vật có màu đỏ, hoặc lục hoặc lam thì ánh sáng tán xạ đến mắt có màu đỏ, hoặc lục, lam. Vì vật màu đỏ, lục, lam. Vật màu đỏ, lục, lam có khả năng tán xạ ánh sáng màu đỏ, hoặc lục, hoặc lam.

Kết luận:

Vật có màu nào thì tán xạ mạnh ánh sáng màu đó và tán xạ kém ánh sáng các màu khác.

Vật màu trắng tán xạ mạnh mạnh nhất tất cả các ánh sáng màu.

Vật có màu đen tán xạ kém tất cả các ánh sáng màu.

Trả lời câu hỏi vận dụng (hình31.12):

- Khi chiếu ánh sáng trắng vào vật màu đỏ, ta nhìn thấy vật có màu đỏ vì nó có khả năng tán xạ ánh sáng màu đỏ và hấp thị các ánh sáng màu khác.

- Khi chiếu ánh sáng đỏ vào vật có màu đỏ ta thấy vật có màu đỏ vì nó có khả năng tán xạ ánh áng màu đỏ.

- Khi chiếu ánh sáng lam vào vật màu đỏ ta nhìn thấy vật gần như màu đen, điều này được giải thích như sau: vật màu đỏ chỉ tán xạ ánh sáng màu đỏ. Nếu chiếu ánh sáng lam vào thì nó bị hấp thụ hết, như vậy không có ánh sáng nào tán xạ đến mắt nên thấy nó có màu đen.


Hoạt động 4 trang 87 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 31

Hãy trả  lời và nhận xét.

Hãy nêu một số hiện tượng trong cuộc sống chứng tỏ ánh sánh chiếu vào vật sẽ khiến cho vật đó nóng lên (hình ảnh minh họa gợi ý H31.13, H31.14, H31.15).

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 31 (Tải file PDF) (ảnh 6)

Hãy nêu một số trường hợp trong cuộc sống ứng dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng (hình ảnh minh họa gợi ý H31.16, H31.17, H31.18).

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 31 (Tải file PDF) (ảnh 7)

Nhận xét:

Ánh sáng chiếu vào các vật sẽ làm chúng nóng lên. Khi này, năng lượng ánh sáng được chuyển thành……………… Đó là tác dụng nhiệt của ánh sáng.

Lời giải chi tiết

- Ánh sáng chiếu vào vật làm vật nóng lên: Vào mùa hè băng tuyết bị ánh sáng mặt trời chiếu tới nóng lên và tan ra, để chậu nước ngoài trời nắng ta thấy chậu nước nóng lên, người đi ra ngoài trời nắng to cảm thấy rất nóng.

Nhận xét:

Ánh sáng chiếu vào các vật sẽ làm chúng nóng lên. Khi này , năng lượng ánh sáng được chuyển thành nhiệt năng. Đó là tác dụng nhiệt của anh sáng.

- Một số ứng dụng dựa trên tác dụng nhiệt của anh sáng: Ánh sáng mặt trời làm nóng quần áo ướt giúp nhanh khô, làm nóng và bốc hơi nước biển giúp thu hoạch được muối, làm nong nước cho bình nóng lạnh…


Hoạt động 5 trang 89 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 31

Hãy thực hiện thí nghiệm, trả lời và nêu nhận xét.

Dụng cụ: Hai hộp thủy tinh trong suốt giống nhau (học sinh có thể dùng li, tô thủy tinh…để thay thế). Một hộp có đáy được lot bằng tấm bìa trắng, hộp kia có đáy được lót bằng tấm bìa đen. Trong mỗi hộp có đặt một nhiệt kế phòng. Ban đầu hai nhiệt kế có số chỉ số giống nhau.

Đặt hai hộp gần nhau ngoài trời nắng hoặc dưới ánh sáng của một đèn sợi đốt nóng sáng (hình H31.19). Sau khoảng từ % phút đến 10 phút, quan sát số chỉ của hai nhiệt kế trong hộp.

Hãy so sánh độ tăng nhiệt độ trong hai hộp, giải thích kết quả thí nghiệm và so sánh khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng của các đáy hộp màu đen, màu trắng.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 31 (Tải file PDF) (ảnh 8)

Lời giải chi tiết

- Đáy hộp màu đen hấp thụ nhiệt nhiều hơn đáy hộp màu trắng.

Nhận xét:

Trong cược sống hàng ngày, các màu trắng, màu vàng… được gọi là các màu sáng; các màu đen, màu tím… được gọi là các màu tối (màu sẫm).

Trong tác dụng nhiệt của ánh sáng, các vật có màu tối hấp thụ năng lượng ánh sáng mạnh hơn các vật có màu sáng.


Hoạt động 6 trang 90 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 31

Hãy trả lời và nêu nhận xét.

Hãy nêu một số hiện tượng trong cuộc sống chứng tỏ anh sáng tác động đến sự biến đổi và phát triển của sinh vật (hình ảnh minh họa gợi ý H31.20, H31.21).

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 31 (Tải file PDF) (ảnh 9)

Từ đó hãy nêu một số trường hợp trong cuộc sống ứng dụng tác động của ánh sáng đến sinh vật (hình ảnh minh họa gợi ý H31.22, H31.23).

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 31 (Tải file PDF) (ảnh 10)

Lời giải chi tiết

- Một số ví dụ chứng tỏ ánh sáng tác động đến sự biến đổi và phát triển của sinh vật:

+ Chỗ nào có nhiều ánh sáng cậy cối phát triển mạnh, cành lá tươi tốt. Chỗ nào ít ánh sáng, cây cối phát triển kém.

+ Ánh sáng giúp da người tổng hợp vitamin D để tạo xương.

Nhận xét:

Ánh sáng có thể tác động đến sự biến đổi và phát triển của sinh vật. Đó là tác dụng sinh lí của ánh sáng.

Trong tác dụng sinh lí của ánh sáng, năng lượng ánh sáng đã chuyển thành năng lượng khác để thực hiện sự biến đổi và phát triển của sinh vật.


Hoạt động 7 trang 92 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 31

Hãy tìm hiểu, trả lời và nêu nhận xét, kết luận

Pin mặt trời là một nguồn điện có thể phát điện khi được anh sáng chiếu vào.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 31 (Tải file PDF) (ảnh 11)

Ngoài công dụng của pin mặt trời để phát điện dùng trong gia đình và hòa vào lưới điện quốc gia (hình H31.24), em hãy kể một số sản phẩm trong cuộc sống hoạt động được nhờ pin mặt trời ( hình ảnh minh họa H31.25, H31.26, H31.27, H31.28, H31.29, H31.30).

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 31 (Tải file PDF) (ảnh 12)

Lời giải chi tiết

Một số công dụng của pin Mặt Trời:

- Đồ chơi trẻ em,

- Đèn chiếu sáng đường

- Ôtô

- Vệ tinh nhân tạo

- Máy tính cá nhân.


Hoạt động 8 trang 94 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 31

Xe máy, xe ôtô khi lưu thông thường sử dụng các đèn tín hiệu (hình H31.31). Em hãy quan sát trong thực tế và cho biết:

- Đè phía sau xe để báo hiệu xe đang lưu thông trên đường khi trời tối thường phát ra ánh sáng đỏ, trong khi ánh sáng phát ra từ bóng đèn là ánh sáng trắng. Ánh sáng đỏ của đèn báo hiệu được tạo ra cách nào (hình H31.32)?

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 31 (Tải file PDF) (ảnh 13)

- Đèn tín hiệu khi xe rẽ phải hoặc rẽ trái thường có màu vàng.

Nếu bóng đèn ánh sáng trắng, ánh sáng vàng của đèn tín hiệu được tạo ra cách nào (hình H31.33)?

Nếu chụp đèn tín hiệu rẽ phải, rẽ trái của xe có màu trắng (hình H31.34) và bóng đèn có tín hiệu là đèn sợi đốt, vỏ thủy tinh của bóng đèn tín hiệu (hình H31.35) có đặc điểm gì, vì sao?

Hiện nay, đèn tín hiệu của xe máy, xe ôtô dùng bóng đèn sợi đốt đang dần được thay thế bằng các bóng đèn LED trắng, LED màu.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 31 (Tải file PDF) (ảnh 14)

Lời giải chi tiết

- Ánh sáng từ bóng đèn phát ra là ánh sáng trắng nhưng khi đi qua lớp vỏ đèn có vai trò như một kính lọc sắc màu đỏ. Kính này hấp thụ mạnh các màu trừ màu đỏ. Vì vậy ánh sáng đi ra ngoài là ánh sáng đỏ, và ta thấy đèn có mầu đỏ.

- Tương tự như trên, bóng đèn báo rẽ thường có màu vàng, màu sắc này do lớp vỏ đèn như  kính lọc sắc màu vàng nên ánh sáng bóng đèn là ánh sáng trắng nhưng khi đi ra ngoài thì chỉ có ánh sáng vàng.

- Nếu chụp đèn tín hiệu rẽ của xe có màu trắng và bóng đèn tín hiệu là đèn sợi đốt thì vỏ thủy tinh của bóng đèn tín hiệu có vai trò giống như kính lọc sắc để tạo ra ánh sáng màu, làm như vậy để đỡ chói cho người đi đường.


Hoạt động 9 trang 94 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 31

Các sân khấu ca nhạc vào buổi tối thường sử dụng rất nhiều đèn màu (hình H31.36a). Tùy thuộc vào màu sắc của ánh sáng đèn, ta có thể nhìn thấy màu sắc y phục của các diễn viên trên sân khấu thay đổi (hình H31.36b).

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 31 (Tải file PDF) (ảnh 15)

Em hãy trả lời: Khi trang phục diễn viên có màu trắng hoặc màu đỏ, màu lam, màu đen, ta nhìn thấy chúng có màu gì nếu chúng được chiếu ánh sáng trắng hoặc ánh sáng đỏ?

Lời giải chi tiết

Ta xét các trường hợp:

- Trang phục diễn viên có màu trắng: Nếu chiếu ánh sáng trắng thì ta thấy trang phục màu trắng, nếu chiếu ánh sáng đỏ thì trang phục sẽ có màu đỏ.

- Trang phục diễn viên có màu đỏ: Nếu chiếu ánh sáng màu trắng hay đỏ thì vẫn thấy trang phục màu đỏ.

- Trang phục diễn viên có màu lam: Nếu chiếu ánh sáng trắng thì vẫn thấy trang phục màu lam, nếu chiếu ánh sáng đỏ thì trang phục màu đen.

- Trang phục diễn viên có màu đen: Nếu chiếu ánh sáng trắng hay đỏ thì vẫn thấy trang phục màu đen.


Hoạt động 10 trang 95 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 31

Hãy trả lời các câu hỏi nêu lên lúc đầu:

- Vì sao ở các sứ nóng, các vùng sa mạc, người ta thường hay quần áo màu trắng, sáng (hình H31.37a)?

- Vì sao quần áo ấm ở các tỉnh miền bắc nước ta vào mùa rét thường có màu đen, màu sẫm (hình H31.37b)?

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 31 (Tải file PDF) (ảnh 16)

Lời giải chi tiết

- Ở các sứ nóng, vùng sa mạc, người ta thường mặc quần áo màu trắng, sáng để tránh sự hấp thụ nhiệt.

- Ở các tỉnh miền bắc vào màu đông, người ta thường mặc quần áo rét có màu sẫm để tăng sự hấp thụ nhiệt, giữ ấm cơ thể.


Bài 1 trang 96 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 31

Khi chiếu qua tấm lọc màu:

- Ánh sáng trắng.

 – Ánh sáng cùng màu với tấm lọc.

– Ánh sáng khác màu với tấm lọc.

Trường hợp nào ta nhận được:

- Ánh sáng cùng màu với tấm lọc.

- Ánh sáng có màu khác hoặc hầu như không nhận được ánh sáng qua tấm lọc.

Từ đó nêu nhận xét và đặc điểm hấp thụ màu của tấm lọc màu.

Cho biết mỗi kính lọc màu đỏ, lục, lam chỉ cho ánh sáng cùng màu với nó đi qua. Hãy cho biết có áng sáng đi qua kính lọc hay không, nếu có thì ánh sáng đó có màu gì nếu ta chiếu đến mỗi kính lọc:

- Ánh sáng trắng.

– Ánh sáng đỏ.

Lời giải chi tiết

- Khi chiếu ánh sáng trắng hoặc ánh sáng cùng mùa với tấm lọc thì ta nhận được ánh sáng cùng màu với tấm lọc.

- Khi chiếu ánh sáng khác màu với tấm lọc thì ánh sáng có màu khác hoặc hầu như không nhận được ánh sáng qua tấm lọc.

Nhận xét:

Tấm lọc màu nào thì hấp thụ ít ánh sáng màu đỏ và hấp thụ hầu hết ánh sáng các màu khác.

- Nếu ta chiếu đến các kính lọc màu đỏ, lục, lam ánh sáng trắng thì có ánh sáng cùng màu với kính lục đi qua.

- Ánh sáng đỏ sẽ đi qua được tấm lọc màu đỏ và hầu như không đi qua tấm lọc màu lục, lam.


Bài 2 trang 96 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 31

Khi mắt nhìn thấy một vật có màu đỏ thì ánh sáng từ vật đến mắt là ánh sáng có màu gì?

Vật màu gì thì tán xạ mạnh tất cả các ánh sáng màu chiếu đến nó?

Vật màu gì tán xạ kém tất cả các ánh sánh mau chiếu đến nó?

Vật màu đỏ thì tán xạ ánh sáng có màu gì và tán xạ kém các ánh sáng có màu khác?

Một vật màu lục được chiếu sáng. Ta nhìn thấy vật có màu gì, khi ánh sáng chiếu đến vật là:

- Ánh sáng trắng.

– Ánh sáng lục.

– Ánh sáng đỏ.

Lời giải chi tiết

- Khi mắt nhìn thấy vật có màu đỏ thì ánh sáng từ vật truyền đến mắt có màu đỏ.

- Vật màu trắng thì tán xạ mạnh tất cả ánh sáng màu chiếu đến nó.

- Vật màu đen thì tán xạ kem tất cả các ánh sáng màu chiếu đến nó.

- Vật màu đỏ thì tán xạ mạnh ánh sáng màu đỏ và tán xạ kém các ánh sáng có màu khác.

- Chiếu ánh sáng trắng vào vật màu lục ta thấy vật có màu lục.

- Chiếu ánh sáng lục vào vật màu lục ta thấy vật có màu lục.

- Chiếu ánh sáng đỏ vào vật màu lục ta thấy vật màu đen.


Bài 3 trang 96 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 31

Thế nào là tác dụng nhiệt của  ánh sáng? Trong tác dụng này, năng lượng ánh sáng được chuyển thành dạng năng lượng nào?

Trong tác dụng nhiệt của ánh sáng, các vật có màu sáng hấp thụ năng lượng ánh sáng mạnh hơn hay kém hơn các vật màu tối?

Nếu hai hiện tượng trong cuộc sống chứng tỏ ánh sáng có tác dụng nhiệt.

Nếu hai trường hợp trong cuộc sống có ứng dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng.

Ở các sứ lạnh, mái nhà và vách tường thường có màu sẫm (hình H31.38), vì sao?

Ở các tỉnh thành phố miền nam nước ta, mái nhà trên có màu sẫm hay màu sáng, vì sao?

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 31 (Tải file PDF) (ảnh 17)

Lời giải chi tiết

- Ánh sáng làm các vật nóng lên, đó là tác dụng nhiệt của ánh sáng. Trong tác dụng này năng lượng ánh sáng chuyển thành nhiệt năng.

- Các vật màu sáng hấp thụ năng lượng ánh sáng kém hơn các vật màu tối.

- Ví dụ về tác dụng nhiệt của ánh sáng: Ánh sáng Mặt Trời tác dụng nhiệt làm hơi nước bốc lên, làm băng tan ra vào mùa hè…

- Ở các sứ lạnh, mái nhà và tường thường làm bằng vật liệu có màu sẫm để tăng sự hấp thụ nhiệt của ánh sáng Mặt Trời, làm ấm ngôi nhà hơn.

- Ở các tỉnh miền Nam nước ta thường có thời tiết nóng, vì thế mái nhà nên có màu sáng để giảm sự hấp thụ nhiệt của ánh sáng Mặt Trời.


Bài 4 trang 97 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 31

Thế nào là tác dụng sinh lí của ánh sáng ?

Nêu hai hiện tượng trong cuộc sống chứng tỏ ánh sáng có tác dụng sinh lí.

Quần áo phơi dưới ánh nắng mặt trời (hình H31.39) giúp quần áo mau khô và ngăn chặn được sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn, nấm, mốc trên quần áo. Đó là những tác dụng nào của ánh sáng.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 31 (Tải file PDF) (ảnh 18)

Lời giải chi tiết

- Ánh sáng có tác động đến sự biến đổi và phát triển của sinh vật. Đó là tác dụng sinh lí của ánh sáng.

- Ví dụ về tác dụng sinh lí của ánh sáng. Ánh sáng giúp cây xanh quang hợp, nơi nào nhiều ánh sáng thì cây cối phát triển xanh tốt. Ánh sáng giúp cơ thể người tạo vitamin D, có vai trò quan trọng trong quá trình tạo xương.

- Quần áo phơi ngoài ánh sáng mặt trời sẽ chịu tác dụng nhiệt làm quần áo mau khô và tác dụng sinh lí lên các vi khuẩn, nấm mốc làm chúng hạn chế sự phát triển.


Bài 5 trang 97 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 31

Pin mặt trời là gì ? Thế nào là tác dụng quang điện của ánh sáng ?

Trong pin mặt trời, có sự biến đổi trực tiếp năng lượng ánh sáng thành dạng năng lượng nào ?

Nêu hai sản phẩm trong cuộc sống hoạt động được nhờ pin mặt trời.

Hình H31.40 cho thấy hình ảnh các cột đèn đường trên một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa của nước ta. Các bóng đèn đường này được thắp sáng vào ban đêm nhờ các bình ắc quy trong trụ đèn. Vào ban ngày, các bình ắc quy này được nạp điện bời dòng điện từ nguồn nào ?

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 31 (Tải file PDF) (ảnh 19)

Lời giải chi tiết

- Pin mặt trời là một nguồn điện có khả năng phát điện khi được ánh sáng chiếu vào.

- Trong pin Mặt Trời có sự biến đổi trực tiếp năng lượng ánh sáng thành điện năng.

- Ví dụ về ứng dụng của pin Mặt Trời: Vệ tinh nhân tạo có nguồn điện là pin Mặt Trời giúp duy trì hoạt động trên không gian. Một số tàu thủy, máy bay, ô tô dùng pin Mặt Trời làm nguồn điện chạy động cơ.

- Vào ban ngày  ắc quy được nạp điện từ nguồn năng lượng ánh sáng Mặt Trời.


Bài 6 trang 97 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 31

Khi ánh sáng mặt trời chiếu qua các tấm lọc kính màu, phát biểu nào sau đây sai?

A. Nhìn qua kính lọc màu đỏ, ta thấy có màu đỏ.

B. Nhìn qua kính lọc màu lam, ta thấy có màu lam.

C. Nhìn qua kính lọc màu lục, ta thấy có màu lục.

D. Nhìn qua ba kính lọc màu đỏ, lục, lam ta thấy có màu trắng.

Lời giải chi tiết

Chọn đáp án D. Khi ánh sáng Mặt Trời đi qua tấm lọc màu đỏ thì chỉ có ánh sáng màu đỏ đi qua, ánh sáng màu đỏ truyền tiếp đến tấm lọc màu lam và lục thì bị hấp thụ hết. Vậy ta thấy màu đen.


Bài 7 trang 97 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 31

Có ba tấm kính lọc màu đặt chống một phần lên nhau dưới ánh sáng mặt trời như hình H31.41. Phát biểu nào sau đây sai ?

A. Kính lọc màu lam không cho ánh sáng đỏ đi qua.

B. Kính lọc màu đỏ không cho ánh sáng lam  đi qua.

C. Kính lọc màu đỏ cho ánh sáng vàng đi qua.

D. Kính lọc màu vàng cho ánh sáng đỏ đi qua.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 31 (Tải file PDF) (ảnh 20)

Lời giải chi tiết

Chọn đáp án C. Kính lọc màu vàng cho ánh sáng đỏ đi qua nhưng tấm lọc màu đỏ sẽ không cho ánh sáng vàng đi qua.


Bài 8 trang 98 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 31

Trên sân khẩu buổi tối, ánh sáng chiếu đến một diễn viên có màu gì, ta cũng đều thấy áo của diễn viên có màu đỏ. Vào ban ngày dưới ánh sáng mặt trời, ta sẽ nhìn thấy áo của diễn viên này có màu ?

A. trắng                                    B. đen

C. vàng                                    D. lục

Lời giải chi tiết

Chọn đáp án A. Vật có màu trắng tán xạ mạnh nhất tất cả ánh sáng màu vào nó nên áo diễn viên sẽ có màu cùng màu với ánh sáng chiếu vào.


Bài 9 trang 98 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 31

Cho biết những vật màu vàng có khả năng tán xạ mạnh các màu đoe, vàng, lục. Dưới ánh sáng đỏ, ta thấy một người mặc áo đỏ. Dưới ánh sáng trắng, áo của người này không thể có màu.

A. trắng                                   B. lục     

C. vàng                                    D. đỏ

Lời giải chi tiết

Chọn B. Chiếu ánh sáng đỏ vào vật màu trắng, vàng hay đỏ thì đều tán xạ mạnh ánh sáng màu đỏ.


Bài 10 trang 98 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 31

Thiết bị gia đình thường được đặt trên mái nhà, sân thượng như mô tả ở hình H31.42 là một thiết bị ứng dụng tác dụng nào của ánh sáng ?

A. Tác dụng nhiệt                                

B. Tác dụng sinh lí

C. Tác dụng quang điên                     

D. Tác dụng từ

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 31 (Tải file PDF) (ảnh 21)

Lời giải chi tiết

Chọn đáp án A. Ở hình H31,42 là bình nước nóng nằng lượng Mặt Trời. Bình hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của ánh sáng Mặt Trời


Bài 11 trang 98 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 31

Cái điều khiển từ xa cho các thiết bị, máy móc (hình H31.43) là một thiết bị ứng dụng tác dụng nào của ánh sáng ?

A. Tác dụng nhiệt                                 B. Tác dụng sinh lí

C. Tác dụng quang điện                       D. tác dụng hóa

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 31 (Tải file PDF) (ảnh 22)

Lời giải chi tiết

Chọn đáp án C.


Bài 12 trang 98 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 31

Quang hợp  ở cây xanh là quá trình thực vật tạo ra các chất hữu cơ từ các chất vô vơ đơn giản (CO2,H2O)dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời (hình H31.44). Đó là quá trình thể hiện tác dụng nào của ảnh sáng ?

A. Tác dụng nhiệt

B. Tác dụng sinh lí

C. Tác dụng quang điện

D. Tác dụng từ

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 31 (Tải file PDF) (ảnh 23)

Lời giải chi tiết

Chọn đáp án B.


Bài 13 trang 99 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 31

Cho biết kính lọc màu vàng cho ánh sáng màu đỏ, vàng, lục đi qua; kính lọc màu hồng cánh sen cho ánh sáng màu đỏ, hồng, lam đi qua; kính lọc màu xanh lơ cho ánh sáng màu lục, xanh lơ, lam đi qua. Khi đặt các kính lọc dưới ánh sáng trắng (hình H31.45), ta nhìn thấy màu gì khi nhìn qua:

- Hai kính lọc vàng và xanh lơ chập lại.

- Hai kính lọc vàng và hồng cánh sen chập lại.

- Hai kính lọc màu ánh lơ và hồng cánh sen chập lại.

- Ba kính lọc vàng, xanh lơ và hồng cánh sen chập lại.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 31 (Tải file PDF) (ảnh 24)

Lời giải chi tiết

- Nếu chập kính vàng và xanh lơ thì ta thấy có màu lục.

- Nếu chập kính vàng và hồng cánh sen thì ta thấy có màu đỏ.

- Nếu chập kính xanh lơ và hồng cánh sen thì ta thấy có màu lam.

- Nếu chập cả ba kính vàng, xanh lơ và hồng cánh sen thì ta thấy màu đen.


Bài 14 trang 99 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 31

Quan sát dưới ánh sáng trắng các kính lọc màu đặt chập một phần lên nhau như hình H31.46. Nơi nào hai kính lọc màu chập lên nhau ta thấy hầu như tối, nơi nào ta thấy có màu khác với màu của hai kính lọc?

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 31 (Tải file PDF) (ảnh 25)

Lời giải chi tiết

- Phần chập lên nhau của kính màu cam và lục, cam và xanh lơ thì ta thấy hầu như tối.

- Phần chập lên nhau của kính màu vàng và xanh lơ ta thấy có màu khác là màu lục.


Bài 15 trang 100 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 31

Em hãy quan sát hình H31.47 các diễn tả nội dung muốn thể hiện ở hình này.

Tài liệu dạy học Vật lý 9 Chủ đề 31 (Tải file PDF) (ảnh 26)

Lời giải chi tiết

Hình H31.47 muốn thể hiện rằng:

- Trộn ánh sáng màu đỏ với lam thì được ánh sáng màu hồng cánh sen.

- Trộn ánh sáng màu lục với lam thì được ánh sáng màu xanh lơ.

- Trộn ánh sáng màu đỏ với lục thì được màu vàng.


Bài 16 trang 100 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 31

Một học sinh dùng màu nước để vẽ một bức tranh. Nếu dùng ba màu nước đỏ, lục, lam trộn lại với nhau thì học sinh này được một màu vẽ có màu gì ?

Lời giải chi tiết

Nếu dùng cả ba màu đỏ, lục, lam trộn lại với nhau theo tỉ lệ thích hợp thì được màu trắng.


Bài 17 trang 100 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 9 Chủ đề 31

Khi trời nắng gắt, ta nên hạn chế đi ngoài trời và tiếp xúc với ánh nắng vì da tiếp xúc lâu dưới nắng gắt có thể chịu tác dụng xấu. Tuy nhiên, tránh hoàn toàn việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (hình H31.48) cũng không tốt cho cơ thể. Vào sáng sớm, khi mặt trời nắng nhẹ, có nên để cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay không, vì sao ?

Lời giải chi tiết

Vào sáng sớm, khi trời nắng nhẹ thì nên để cơ thể tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời để da có thể tổng hợp vitamin D, giúp xương chắc khỏe.

icon-date
Xuất bản : 24/03/2021 - Cập nhật : 19/12/2022