logo

Tác giả - Tác phẩm: Tôi đi học (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Nội dung, Sơ đồ tư duy)


I. Tìm hiểu tác giả Thanh Tịnh

1. Tiểu sử

- Thanh Tịnh (1911 - 1988), tên khai sinh là Trần Văn Ninh

- Quê quán: xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế

Tác giả - Tác phẩm: Tôi đi học - Toploigiai

2. Sự nghiệp sáng tác

- Năm 1936, Thanh Tịnh cho xuất bản tập thơ Hận chiến trường

- Năm 1941, hai bài thơ ông sáng tác "Mòn mỏi" và "Tơ trời với tơ lòng" được Hoài Thanh - Hoài Chân giới thiệu trong Thi nhân Việt Nam (1942)

- Năm 1945, ông tham gia phụ trách rồi làm Chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội.

- Ông được tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007

- Những tác phẩm tiêu biểu: Quê mẹ, Ngậm ngải tìm trầm, Những giọt nước biển…

- Phong cách sáng tác:

+ Những sáng tác của Thanh Tịnh toát lên vẻ đằm thắm, tình cảm trong trẻo, êm dịu

>> Soạn bài: Tôi đi học (ngắn nhất)


II. Tìm hiểu tác phẩm Tôi đi học

1. Xuất xứ tác phẩm Tôi đi học:

- “Tôi đi học” là truyện ngắn in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941

2. Bố cục tác phẩm Tôi đi học chia làm 3 phần

- Phần 1: Từ đầu văn bản đến “…. lướt ngang trên ngọn núi.”: Tâm trạng, cảm xúc của nhân vật “tôi” trên đường từ nhà tới trường.

- Phần 2: từ tiếp cho đến “xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết.”: Tâm trạng cảm xúc của nhân vật khi đứng trước sân trường.

- Phần 3: Còn lại: Dòng tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi khi bước vào lớp học và bắt đầu tiết học mới.

3. Tóm tắt tác phẩm Tôi đi học

Tóm tắt Tôi đi học ngắn nhất

Hằng năm, cứ đến mùa khai giảng thì tác giả lại nhớ về ngày đầu tiên đi học của mình. Đó là những cảm xúc bỡ ngỡ, dụt dè và lo lắng. Tác giả được mẹ dắt tới trường nhưng trong lòng vẫn luôn tự hỏi chắc chỉ có những người thành thạo mới cầm được bút. Dù lo lắng nhưng tác giả vẫn phải tập quen dần với việc không có mẹ ở bên canh, ngồi cùng các bạn mới để chép lại nét chữ đầu tiên của thầy trên bảng: “Tôi đi học”.

Tóm tắt Tôi đi học chi tiết

Tác giả Thanh Tịnh vẫn còn nhớ như in ngày đầu tiên đến trường. Đó là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh. Con đường đến trường đối với chú bé ấy vốn đỗi quen thuộc bỗng dưng trở nên lạ lẫm. Trong khoảnh khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp, e dè, chú bé có những ý nghĩ thật non nớt và ngây thơ: "Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước". Trong bộ quần áo mới, tác giả Thanh Tịnh càng "thấy mình trang trọng và đứng đắn" hơn, những suy nghĩ nhẹ nhàng lướt qua như làn mây trắng xốp bồng bềnh. Lúc tới trường, nghe ba hồi trống, lòng chú bé lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt. Những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. Nhân vật tôi trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp con vào lớp. Chú bé nhìn bàn ghế, người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ. Rồi quàng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chữ thầy giáo viết: "Tôi đi học"…

4. Giá trị nội dung tác phẩm Tôi đi học

- Trong cuộc đời mỗi chúng ta, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ mãi. Thanh Tịnh đã diễn tả tinh tế cảm xúc này qua dòng cảm nghĩ trong trẻo của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học

5. Đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Tôi đi học

- Miêu tả tinh tế, chân thật diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học.

- Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật tôi.

- Giọng điệu trữ tình, trong sáng.

>> Xem thêm: 

Phân tích để làm sáng tỏ chất thơ trong truyện ngắn Tôi đi học


III. Sơ đồ tư duy Tôi đi học

Tác giả - Tác phẩm: Tôi đi học - Toploigiai

IV. Trắc nghiệm Tôi đi học

Câu 1: Quê hương của Thanh Tịnh là ở đâu?
A. Ven sông Hương, thành phố Huế
B. Ven sông Hồng, thành phố Hà Nội
C. Ven sông Đuống, Gia Lâm (Hà Nội)
D. Một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ

Câu 2: Tác giả Thanh Tịnh đã từng đi làm ở các sở tư rồi vào nghề dạy học và bắt đầu viết văn, làm thơ.
A. Đúng
B. Sai

Câu 3: “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?
A. Bút kí
B. Truyện ngắn trữ tình
C. Tiểu thuyết
D. Tuỳ bút

Câu 4: Nhận xét: “Sử dụng thể loại hồi ký với lời văn chân thành, giọng điệu trữ tình tha thiết” phù hợp với văn bản nào?
A. Tôi đi học.
B. Tức nước vỡ bờ.
C. Trong lòng mẹ.
D. Lão Hạc.

Câu 5: Các phương thức biẻu đạt được tác giả Thanh Tịnh sử dụng trong văn bản "Tôi đi học”?

A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Kết hợp cả A, B, C.

Câu 6: Nhân vật chính trong văn bản" Tôi đi học” là ai?
A. Người mẹ
B. Người thầy giáo
C. Ông đốc
D. Nhân vật “tôi”

Câu 7: Chủ đề của văn bản “Tôi đi học” nằm ở phần nào?
A. Nhan đề của văn bản
B. Quan hệ giữa các phần của văn bản
C. Các từ ngữ, câu then chốt trong văn bản
D. Cả ba yếu tố trên

Câu 8: Nhân vật chính trong văn bản" Tôi đi học" được miêu tả chủ yếu ở phương diện nào?

A. Ngoại hình
B. Tính cách
C. Tâm trạng
D. Hành động

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 17/06/2022