logo

Tác giả - tác phẩm: Mây và sóng (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

icon_facebook

Khái quát Tác giả - tác phẩm: Mây và sóng bao gồm Giới thiệu tác giả R.Ta-go và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Mây và sóng - SGK Cánh Diều Văn 7

Mây và sóng


I. Giới thiệu tác giả R.Ta-go

- Ra – bin – đra – nát Ta – go (1861 – 1941) là nhà văn, nhà văn hóa lớn của Ấn Độ. Ông đã cống hiến không mệt mỏi và có những cống hiến quan trọng cho sự nghiệp phục hưng văn hóa Ấn Độ, giải phóng Ấn Độ khỏi ách thực dân; góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân loại vì độc lập, hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc. 

- Ta – go bắt đầu sự nghiệp khi mới 8 tuổi. Năm 18 tuổi ông đã phát hành những bài thơ đáng kể đầu tiên của mình dưới bút danh Sư tử mặt trời. 

Tác giả - tác phẩm: Mây và sóng (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

- Phong cách nghệ thuật

 Ta-go đem đến cho thi ca Ấn Độ một không khí thanh sảng, thiêng liêng mà gần gũi, thân tình; biểu đạt những rung động tinh tế trong tâm hồn thi sĩ trước đất nước, quê hương, thiên nhiên, cuộc sống, con người và tình yêu bằng một giọng điệu nồng nàn, tha thiết.

 Thơ Ta-go cũng chứa đựng những triết lý thâm trầm về vũ trụ, con người, cuộc sống, hạnh phúc và tình yêu. Chất trữ tình - triết lí hòa quyện khó mà phân cắt trong một bài thơ của Ta-go.

- Các tác phẩm chính của ông

Ông để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau mà ở lĩnh vực nào ông cũng thành công suất sắc:

+ 52 tập thơ.

+ 12 bộ tiểu thuyết.

+ 42 vở kịch.

+ Hàng trăm truyện ngắn, hàng nghìn ca khúc, hàng nghìn bức hoạ...

Năm 1913, Ta-go là người châu Á đầu tiên được nhận Giải thưởng Nô-ben về văn học với tập "Thơ Dâng" (gồm 103 bài, sáng tác từ 1890-1912 và ông tự dịch ra tiếng Anh).


II. Khái quát tác phẩm Mây và sóng

Tác giả - tác phẩm: Mây và sóng (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

1. Hoàn cảnh sáng tác

- “Mây và sóng” được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập thơ Si-su (Trẻ thơ), xuất bản năm 1909 và được Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập Trăng non xuất bản năm 1915.


2. Thể loại

Thơ văn xuôi là một hình thức cơ bản của thơ được viết bằng văn xuôi. Thơ văn xuôi khác thơ tự do ở chỗ không phân dòng, không dùng hình thức dòng thơ làm đơn vị nhịp điệu, không có vần. Chất thơ của thơ văn xuôi được tạo nên bởi cấu tứ và suy tưởng giàu sức khơi gợi, bất ngờ, chất triết lý thâm thúy, thơ mộng.


3. Bố cục

- Phần 1: (Từ đầu đến “xanh thẳm”): Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ

- Phần 2: (Còn lại): Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ.


4. Giá trị nội dung

Bài thơ “Mây và sóng” không chỉ ngợi ca tình mẫu tử mà còn gợi ra những suy ngẫm mang ý nghĩa triết lí: trong cuộc đời thường có những cám dỗ và quyến rũ, muốn khước từ, chúng ta cần có những điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là một trong những điểm tựa ấy. Hạnh phúc không phải là điều gì đó xa xôi, bí ẩn mà ở ngay trên trần thế, do chính con người tạo dựng, con người cần biết sống hòa hợp với thiên nhiên.


5. Đặc sắc nghệ thuật 

- Sử dụng hình ảnh giàu chất trữ tình mang ý nghĩa biểu tượng.

- Kết cấu bài thơ như một câu chuyện kể tạo ấn tượng thú vị với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé.

- Nghệ thuật đối lập, ẩn dụ, nhân hóa….


III. Sơ đồ tư duy bài thơ Mây và sóng

Mẫu số 1

Tác giả - tác phẩm: Mây và sóng (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

Mẫu số 2

Tác giả - tác phẩm: Mây và sóng (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

IV. Câu hỏi vận dụng kiến thức bài thơ Mây và sóng

Câu hỏi 1: Lời nói của em bé gồm hai phần có nhiều nét giống nhau.

a) Hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau (về số dòng thơ, về cách xây dựng hình ảnh, về cách tổ chức khổ thơ,...) giữa hai phần và phân tích tác dụng của những chỗ giống nhau và khác nhau ấy trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ.

b) Giả thiết không có phần thứ hai thì ý thơ có được trọn vẹn và đầy đủ không?

Lời giải:

Đây là một bài thơ văn xuôi không ràng buộc bởi luật thơ này và cũng không có vần. Tuy nhiên bài thơ vẫn có âm điệu nhịp nhàng: thấy được qua bố cục, qua câu tạo các dòng thơ.

Lời nói của em bé trong bài thơ Mây và sóng gồm hai phần có nhiều nét giống nhau, gắn với hai cảnh thơ ngoạn mục được sáng tạo bằng trí tưởng tượng. Cảnh đầu Mây, cảnh sau Sóng đã rủ em bé bỏ nhà đi rong chơi. Trẻ con nào mà chẳng ham chơi. Ít nhiều em bé đã bị lôi cuốn trước lời rủ rê, mời gọi nhưng cuối cùng tình yêu thương mẹ đã chiến thắng.

a)

* Điểm giống nhau: kết cấu, số dòng thơ, cách xây dựng hình ảnh đều theo trình tự thuật lại lời rủ rê, lời từ chối và sự tưởng tượng sáng tạo trò chơi.

* Điểm khác nhau:

- Đối tượng: mây – sóng.

- Trò chơi: con là mây và mẹ là trăng – con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ.

- Không gian: trên trời – dưới biển.

b) Mây và sóng cũng có thể xem là lời thổ lộ tình cảm của em bé với mẹ. Lời thổ lộ đó tự nhiên, liền mạch. Điều đáng chú ý ở đây là sự thổ lộ tình cảm của em bé không phải là sự thổ lộ tình cảm trong tình huống thông thường mà chính là sự thổ lộ tình cảm trong tình huống có thử thách, không chỉ xảy ra một lần. Chính vì thế, đến phần thứ hai thì ý thơ mới được trọn vẹn. Có như vậy, tình thương yêu mẹ của em bé mới được thể hiện đầy đủ.

Câu hỏi 2: Hãy so sánh những cuộc vui chơi của những người "trên mây" và "trong sóng" giữa thế giới tự nhiên và những trò chơi của "mây và sóng" do em bé tạo ra. Sự giống nhau cũng như sự khác nhau giữa các cuộc chơi đó nói lên điều gì?

Lời giải:

So sánh những cuộc vui chơi của người “trên mây” và người “trong sóng”:

Đó đều là những cuộc vui từ sáng sớm đến chiều muộn, chơi với thiên nhiên, thế giới kì diệu, rực rỡ sắc màu và những trò chơi vô cùng thú vị.

→ Nói lên sức mạnh của tình mẫu tử. Tấm lòng mẹ bao la như “bến bờ kì lạ”, tình mẹ con gắn bó như mây – trăng, biển – bờ, tình cảm ấy đã lên kích cỡ vũ trụ, thiêng liêng, bất diệt.

Câu hỏi 3: Phân tích ý nghĩa của câu thơ "Con lăn, lăn, lăn mãi... ở chốn nào".

Lời giải:

- Bển bờ kì lạ là biểu tượng cúa tấm lòng mẹ bát ngát bao dung rộng mở với con. Đem tình mẹ con so sánh với mây, trâng, sóng, biển, bờ bến, nhà thơ đã dụng ý nâng cao tình cảm đó lên ngang tầm vũ trụ. Đặc biệt nhất là hai câu cuối bài:

“Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vờ tan vào lòng mẹ".

Và không ai trên thế gian này biết rnẹ con ta ở chốn nào”.

- Nói “không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào” nghĩa là mẹ con ta ở khắp mọi nơi không gì có thể chia cách, tách rời, phân biệt được. Tình mẹ con mãi là thiêng liêng, bất diệt ở khắp mọi nơi.

Câu hỏi 4: Hãy chỉ ra những thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ trong việc xây dựng các hình ảnh thiên nhiên (chú ý các hình ảnh mây, trăng, sóng, bờ biển).

Lời giải:

Thành công nghệ thuật bài thơ trong xây dựng hình ảnh thiên nhiên :

Mây, trăng, sóng, bờ, bầu trời... vốn đã là những hình ảnh thiên nhiên thơ mộng, chúng đều do trí tưởng tượng của em bé tạo ra nên càng lung linh kì ảo. Chúng cũng là những hình ảnh ẩn dụ cho cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh.

>>> Xem trọn bộ: Tác giả - Tác phẩm Văn 7 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - tác phẩm: Mây và sóng trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 10/07/2022 - Cập nhật : 05/10/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads