logo

Tác giả - tác phẩm: Phương tiện vận chuyển các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - tác phẩm: Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa bao gồm hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa - SGK Cánh Diều Văn 7

Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa


I. Khái quát tác phẩm Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa

Tác giả - tác phẩm: Phương tiện vận chuyển các dân tộc thiểu số Việt Nam (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

1. Hoàn cảnh sáng tác 

Theo TRẦN BÌNH, dlib.huc.edu.vn


2. Thể loại

Văn bản thông tin là văn bản được viết để truyền đạt thông tin, kiến thức. Loại văn bản này rất phổ biến, hữu dụng trong đời sống. Nó bao gồm nhiều thể loại: thông báo, chỉ dẫn, mô tả công việc, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, lịch biểu, cơ sở dữ liệu, hợp đồng quảng cáo, các văn bản hành chính, từ điển, bản tin… Loại văn bản này thường trình bày một cách khách quan, trung thực, không có yếu tố hư cấu, tưởng tượng. Qua văn bản thông tin, người đọc, người nghe hiểu chính xác những gì được mô tả, giới thiệu


3. Bố cục

Văn bản được chia thành 2 phần: 

- Phần 1 (từ đầu đến “khắp các bản làng”): Phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc

- Phần 2 (còn lại): Phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên


4. Giá trị nội dung

Văn bản giới thiệu cho người đọc về một số phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số. Từ đó thấy rằng, phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong khoảng thế kỷ X - XVIII là bộ phận quan trọng không thể thiếu và thuộc thành tố văn hóa vật chất của các cộng đồng tộc người.


5. Đặc sắc nghệ thuật 

- Ngôn ngữ giản dị, đậm chất am hiểu vùng miền dân tộc thiểu số

- Cách triển khai luận điểm, lí lẽ rõ ràng, mạch lạc


6. Tác phẩm Phương tiện vận chuyển các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa

[…] Phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc .

Trong khoảng thế kỉ X - XVIII, các dân tộc miền núi phía Bắc di chuyển bằng cách đi bộ là chính. Một số tộc người sinh sống ở ven sông Đà, sông Mã hay sông Lam.,... (người Kháng, người La Ha, người Mảng, người Thái, người Cổng...) đã biết đóng thuyền và sử dụng thuyền vận chuyển, lưu thông trên sống suối lớn. Thuyền của họ được đóng bảng các loại gỗ dai, nhẹ, không nứt, chịu nước,... (như gỗ dâu, gỗ sao,...), tuyết đổi không dùng gỗ trám làm thuyền, nhất là thuyền đùng đề đánh cả. Điều này cũng đã được Phạm Thận Duật ghi lại trong Hưng Hóa ký lược?, vào thế kỉ XVII: “Nếu lây gỖ trăm làm thuyền, làm mái chẻo.,... đánh cả, cá sợ chạy hết, hỏng ăn.”. Nhiều tài liệu cho biết, từ xa xưa, người La Ha, người Kháng, người Thái,... đã nổi tiếng VỚI việc chèo thuyền đuôi én trên sống Đa, sống MÃi,... Khác với Tây Nguyên. ngoài dùng thuyền, cư dân miền núi phía Bắc còn dùng bè”, mảng? tương đổi phổ biến. [...] Sông, suối là những con đường lưu thông chủ đạo ở miền núi phía Bắc trong nhiều thẻ kỉ trước.

Cách ngày nay một vài thẻ kỉ, trước khi lấy vợ, mọi thanh niên người Thải, Kháng, La Ha,... phải tự mình vào rừng lây gõ, làm cho được một chiếc thuyền đuôi én (độc mộc) dùng làm phương tiện đi lại của riêng họ. Thuyền đuôi én của cư dân các dân tộc sông ven sông Đả được đục đếo, chẻ tạo từ một thân gỒ tròn, thân thuyền thon đải, mũi và đuôi nhọn. Phản đuôi thuyền được thiết kẻ cong hắn lên vả có đáng dập hình đhöi clm ẻn (nộc én). Thuyền đuôi én cỏ loại 2 mái chéo, loại 6 mái chéo, loại Ì2 mái chẻo,... Loài lớn nhất có thể tải được hàng chục tạ hàng hoá.

Người Kháng thường sinh sống ở các địa phương ven sông Đà, nên học tương đối giỏi trong chế tạo và sử dụng thuyên độc mộc đuôi én. Thuyên của họ làm ra không chỉ để vận chuyển, đi lại, mà còn để bản cho các tộc người láng giềng khác. Thành ngữ Thái có cầu: “Thuyên tốt không bằng thuyền của người Kháng; dao tốt không băng dao của người Lão.”,

[...] Người Sản Diu còn khá phổ biến trong việc dùng xe quệt trâu kéo để vận chuyền ; phân bón ra ruộng nương, chở lúa, hoa màu, củi về nhà. Xe quét của họ đóng bằng gốc, tre, đầu mắc dây cho trâu kéo được nâng cao hơn bởi độ dày của hai cảng quệt. Loại xe quệt này có thể dùng để vận chuyển hàng hoá ở cả đường môn, bờ ruộng, trên đôi và cá đuối hẻm nhỏ,.... Đây là loại phương tiện xuất hiện khá sớm và khả phó biến đổi với người Sán Dìu.

Người Mông (H’Mong), Hà Nhi, Dao,... thường cưỡi ngựa và đường sức ngựa đề vận chuyển đồ đạc, hàng hoá hay đi chợ. Đây vừa là sở thích, vừa là cách vận đến lưu thông di chuyển m kh nhất ở vùng núi hiểm trở. Đảng chủ ý nhật là người Miöng ở cao nguyên núi đá Hà Giang, vùng cao thuộc dãy Phan Xi Păng, huyện Mường Khương (Lào Cai)... . dùng ngựa thỏ như một cách vận chuyển và di truyền duy nhất phổ biến ở khắp các bản làng. [... ]

2 Phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên

[...] Người Tây Nguyên hiểm khi dùng trầu làm sức kéo đề vận chuyển như một số dân tộc miền nủi phía Bắc. Ngược lại, họ dùng sức voi, sắc ngựa vào việc vận chuyển nhật là người Gia-rai, E-đê, M'nông.... [...] Trong khoảng từ thế kỷ X - XVII, nghề săn vơi và thuận dưỡng voi đặc biệt phát triển ở vùng M'nông Bu-đang và M'nông Preh, và nhất là ở khu cục Bản Đến — Easup. Voi rừng sẵn bắt được dùng làm vơi nỗi, vơi săn, để vận chuyển hàng hoá, đề kéo gõ, đề đi lại.... [...]

Sống ở khu vực nhiều sông suối nhưng cư dân Tây Nguyên lại là những người bơi lội không giỏi. Để có thể vận chuyển, lưu thông trên sông, người ta sử dụng thuyền độc mộc, nhất là các buôn, làng ở ven sông suối lớn. Thuyền độc mộc của cư dân Tây Nguyên không khác nhiều so với thuyền độc mộc của các tộc người ở miền núi phía Bắc. Nó được làm bằng các loại gỗ (dầu, sao,... ) nhẹ, XỐP, đãi, i† nứt và chịu được nước, Tiết diện”) ngang của những cây gỗ làm thuyên nhiêu khi tới cả mét, chiêu dải đăm, bảy, thậm chỉ chục mét, tuý theo từng tộc người. Cách chẻ tác thuyền duy nhất của họ là dùng rìu và lửa, vừa đếo vừa đốt, đếo tới đâu, đốt tới đó. Khi nào vách thuyền còn đây chừng hơn chục xăng-ti-mét là được. Việc đừng thuyên vận chuyển. đi lại trên sông ở Tây Nguyên chỉ phê biển đối với đàn ông, phụ nữ ít tham gia vào loại hình vận chuyển, đi lại này. [... ]

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Án, Phạm Đình Hồ, Tang thương ngẫu lục. NXB Văn học. Hà Nôi. 2001 

1. Phạm Thận Duật, Phạm: Thân Dài toàn tập, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2000.

3. Lê Quý Đôn, Vân đài loại ngữ, NXB Văn hoá, Hà Nội, 1962,

4. Phạm Đình Hỗ, Vũ Trung Tùy bút, NXB Văn học, Hà Nội, 2001.

5. Lưu Hùng, Văn hóa cổ truyềnTây Nguyên, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1996.

6. Nguyễn Trãi, Dư địa chí, NXB Sử học, Hà Nội, 1960.

(Theo TRÀN BÌNH, đlib.huc.edu.vn)


7. Sơ đồ tư duy

Tác giả - tác phẩm: Phương tiện vận chuyển các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

II. Câu hỏi vận dụng kiến thức văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa

Câu hỏi 1: Phần (1) nhắc đến các phương tiện vận chuyển nào? Mỗi phương tiện gắn với những dân tộc nào?

Lời giải:

Các phương tiện vận chuyển gắn với dân tộc trong mục 1:

- Một số tộc người sinh sống ở ven sông Đà, sông Mã, hay sông Lam... (người Kháng, người La Ha, người Mảng, người Thái, người Cống...): đóng thuyền và sử dụng thuyền vận chuyển, lưu thông bằng thuyền trên sông suối lớn; sử dụng bè, mảng tương đối phổ biến.

- Người Kháng: thuyền độc mộc đuôi én.

- Người Sán Dìu: dùng xe quệt trâu kéo để vận chuyển phân bón ra ruộng nương chở lúa hoa màu, củi về nhà.

- Người Mông (H'mông), Hà Nhi, Dao: cưỡi ngựa và dùng sức ngựa để vận chuyển đồ đạc, hàng hóa.

 Câu hỏi 2: Văn bản triển khai ý tưởng và thông tin theo cách nào?

Lời giải:

Văn bản triển khai ý tưởng và thông tin theo cách: Giới thiệu về con người các dân tộc miền núi phía Bắc và cách di chuyển, vận chuyển của họ.

Câu hỏi 3: Chỉ ra sự phù hợp của các phương tiện vận chuyển đối với đặc điểm của những dân tộc được nhắc đến trong văn bản.

Lời giải:

- Người Mông (H'mông), Hà Nhi, Dao thường cưỡi ngựa và dùng sức ngựa để vận chuyển đồ đạc, hàng hóa. Do địa hình vùng núi hiểm trở nên đây là cách di chuyển tốt hơn so với những cách khác.

- Một số tộc người sinh sống ở ven sông Đà, sông Mã, hay sông Lam... (người Kháng, người La Ha, người Mảng, người Thái, người Cống...) đã biết đóng thuyền và sử dụng thuyền vận chuyển, lưu thông bằng thuyền trên sông suối lớn. Lí do là bởi ở đây sông, suối là con đường lưu thông chủ yếu.

Câu hỏi 4: Tác giả đã triển khai thông tin theo cách nào? Nêu tác dụng của cách thức triển khai ấy.

Lời giải:

- Tác giả đã triển khai thông tin theo cách giới thiệu chung, khái quát về phương thức di chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc trong khoảng thế kỷ X- XVIII. Sau đó, giới thiệu cụ thể về các phương tiện di chuyển phổ biến gắn với các dân tộc có loại phương tiện đó.

- Cách thức triển khai thông tin như vậy có tác dụng giúp người đọc có cái nhìn chung về cách thức di chuyển của người miền núi nói chung trong một khoảng thời gian xác định. Đồng thời, cho người đọc biết các cách di chuyển khác của các dân tộc khác nhau trong cùng khoảng thời gian ấy. Qua đó, giúp người đọc hình dung được bức tranh về cách di chuyển, vận chuyển của người dân tộc miền núi phía Bắc trong khoảng thế kỷ X – XVIII.

Câu hỏi 5: Chỉ ra sự phù hợp của các phương tiện vận chuyển đối với đặc điểm của những dân tộc được nhắc đến trong văn bản.

Lời giải:

Sự phù hợp của các phương tiện vận chuyển đối với đặc điểm của những dân tộc được nhắc đến trong văn bản: Người Mông dùng sức ngựa để vận chuyển đồ đạc, hàng hóa hay đi chợ. Điều này là ưu việt nhất ở vùng núi hiểm trở.

Câu hỏi 6: Người Tây Nguyên sử dụng những phương tiện vận chuyển nào?

Lời giải:

Những phương tiện vận chuyển mà người Tây Nguyên sử dụng:

- Dùng sức voi, sức ngựa,…để vận chuyển trên cạn.

- Để lưu thông trên sông, dùng thuyền độc mộc.

Câu hỏi 7: Việc đưa tên các tài liệu tham khảo vào cuối bài viết nhằm mục đích gì?

Lời giải:

Việc đưa tên các tài liệu tham khảo vào cuối bài viết nhằm giúp người đọc có thể tìm đọc thêm các tác phẩm có liên quan.

Ngoài ra, nó còn góp phần khẳng định tính minh bạch, rõ ràng của một tác phẩm văn học.

Câu hỏi 8: Có những phương tiện vận chuyển nào được các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thế kỉ X - XVIII sử dụng? Các phương tiện đó có đặc điểm gì? Vì sao chúng được sử dụng?

Lời giải:

Những phương tiện vận chuyển được các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thế kỉ X - XVIII sử dụng là: Thuyền, bè, mảng, xe quệt trâu kéo, ngựa, sức voi, thuyền độc mộc

- Đặc điểm của các phương tiện:

+ Thuyền đuôi én: Được đục đẽo, chế tạo từ một thân gỗ tròn, thân thuyền thon, dài, mũi có đuôi nhọn. Phần đuôi được thiết kế cong lên và có dáng dấp hình đuôi chim én. Thuyền đuôi én có loại 2 mái chèo, 6 mái chèo,12 mái chèo…

+ Thuyền độc mộc: Làm bằng gỗ, nhẹ, xốp, dai, ít nứt, thuyền to, rộng, vách thuyền dày khoảng hơn chục xăng-ti-mét.

+ Bè: Gồm nhiều tấm tre, nứa hay gỗ được kết hợp lại với nhau.

+ Mảng: Bè nhỏ, dùng để di chuyển trên mặt nước.

+ Xe quệt trâu kéo: Đóng bằng gỗ, tre, đầu mắc dây cho trâu kéo được nâng cao hơn bởi độ dày của hai càng quệt.

+ Ngựa, sức voi: Dùng sức ngựa, sức voi để di chuyển, chở hàng hóa.

- Chúng được sử dụng vì nó giúp cho đời sống của nhân dân trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn. Đồng thời, chúng được sử dụng bởi nó phù hợp với địa hình của miền núi cũng như địa hình gần với các dân tộc sinh sống (người Thái, La Ha sống gần sông đà thì dùng thuyền, bè; người Mông sống ở núi cao thì dùng ngựa; người Tây Nguyên dùng sức voi…).

>>> Xem trọn bộ: Tác giả - Tác phẩm Văn 7 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - tác phẩm: Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 11/07/2022 - Cập nhật : 01/08/2022