logo

Tác giả - tác phẩm: Người ngồi đợi trước hiên nhà (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - tác phẩm: Người ngồi đợi trước hiên nhà bao gồm Giới thiệu tác giả Huỳnh Như Phương và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Người ngồi đợi trước hiên nhà - SGK Cánh Diều Văn 7

Người ngồi đợi trước hiên nhà


I. Giới thiệu tác giả Huỳnh Như Phương

GS Huỳnh Như Phương sinh năm 1955, quê ở Quảng Ngãi là nhà giáo chuyên giảng dạy lý thuyết văn học ở Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM, đồng thời là nhà nghiên cứu, phê bình văn học trước năm 1975. Lúc chưa tới tuổi 20, Huỳnh Như Phương đã có bài đăng trên các tạp chí có khuynh hướng thiên tả lúc đó như Trình Bầy, Đối Diện.

Tác giả - tác phẩm: Người ngồi đợi trước hiên nhà (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

Phong cách: Không rộn ràng khái niệm, không rộn ràng thuật ngữ, giáo sư Huỳnh Như Phương chinh phục người đọc bằng những nhận định sắc bén nhưng điềm đạm với một kiểu văn phong mềm mại nhưng quả quyết.

- Tác phẩm chính: Dẫn vào tác phẩm văn chương (1986); Trường phái Hình thức Nga (2007); Những nguồn cảm hứng trong văn học (2008); Hãy cầm lấy và đọc (2016); Giấc mơ, cảnh tượng và cái nhìn (2019)...


II. Khái quát tác phẩm Người ngồi đợi trước hiên nhà


1. Hoàn cảnh sáng tác 

- Trích Thành phố - những thước phim quay chậm, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2018

 

Tác giả - tác phẩm: Người ngồi đợi trước hiên nhà (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

- Đôi nét về  tập Thành phố - những thước phim quay chậm 

Tập sách gồm những tản văn êm đềm sâu sắc của tác giả, viết về những kỷ niệm gắn với các thành phố từng đi qua.

Với lối viết tự nhiên, đằm mà sâu, những câu chữ tinh tế và đầy gợi mở, tác giả ghi lại những kỷ niệm từ thuở ấu thơ đến nay, gắn với từng thành phố ông từng sống hoặc đi qua. Có những điều lạ lẫm đến từ đôi mắt quan sát cẩn trọng của một nhà nghiên cứu, cũng có những điều hết sức dung dị nhưng mang các giá trị nhân văn đầy ám ảnh qua ghi chép của một trí thức giàu tâm huyết.


2. Thể loại 

Tản văn theo nghĩa đen là văn xuôi, nhưng hiện nay tản văn được dùng để chỉ một phạm vi xác định, không hoàn toàn khớp với thuật ngữ văn xuôi.


3. Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến “đôi người đôi ngả”): Dượng Bảy cùng nhiều người con đất Quảng lên đường ra Bắc tập kết

- Phần 2 (tiếp đến “tìm mộ phần của dượng”):

- Phần 3 (còn lại)


4. Tóm tắt

Dượng Bảy cùng nhiều người con đất Quảng lên đường ra Bắc tập kết. Ra miền Bắc rồi vào lại miền Nam chiến đấu, dượng Bảy vẫn liên lạc với gia đình. Dượng Bảy ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, trên đường tiến vào Sài Gòn. Ngày hòa bình, dì Bảy đã qua tuổi 40. Vẫn có người đàn ông để ý đến dì, nhưng lòng dì không còn rung động. Dì Bảy năm nay trong 80 tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết.


5. Giá trị nội dung

Văn bản kể về câu chuyện của vợ chồng dì Bảy, một câu chuyện buồn về một người vợ mòn mỏi đợi chồng đi kháng chiến rồi nhận hung tin chồng đã chết. Câu chuyện đã phản ánh sự tàn khốc của chiến tranh đã chia lìa biết bao gia đình, cướp đi những người con, người chồng, người cha của bao người phụ nữ.


6. Đặc sắc nghệ thuật 

- Ngôn ngữ giản dị, gần gũi

- Nghệ thuật kể chuyện nhẹ nhàng, lôi cuốn


7. Tác phẩm Người ngồi đợi trước hiên nhà

Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ (Geneve) được kí kết, cuối năm 1954 - đầu năm 1955, ở quê tôi gần một nửa số gia đình có người thân đi tập kết ra miền Bắc. Không khi làng quê chủng xuống vì tình cảnh kẻ Bắc người Nam. Những người đàn bà tiên chồng, tiên con ra đi, mắt đầm lệ, hẹn hai năm trở về mà lòng còn nghi ngại.

Chính quyền quốc gia tiếp thu từ vĩ tuyến 17 trở vào và những người con đất Quảng từng hiển tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến chống Pháp đành phải lia bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, theo đơn vị vào Quy Nhơn, xuống chiếc tàu Ba Lan đang đợi sẵn. Nhiễu người ra đi khi vừa lập gia đình, để lại những người vợ trẻ, con người mang bào thai trong bụng.

Nhà ngoại tôi năm người ra đi trên những chuyến tàu năm ấy: ông ngoại, hai người con trai và hai người con rẻ. Mới một tháng trước đỏ, nhà ngoại rộn rã với đám cưới của đi Bảy. Dượng Bảy người Tam Kỳ mỏ côi cả cha mẹ, đi bộ đội, đóng quân ở làng tôi, thầm yêu dị, rồi đơn vị đứng ra làm lễ cưới. Chỉ mặt tháng sau là đơn vị chuyên đi, đôi người đôi ngả.

Ra miên Bắc rồi vào lại miền Nam chiến đấu, đường. Bảy văn tìm cách liên lạc với gia đình. Thỉnh thoảng Chú ý ngôi kể của văn bản một lá thư gói trong bọc mi lông bẻ tí chuyển đến nhà tôi giữa đêm khuya mang theo tin tức của dượng như một niềm hy vọng đáp lại nỗi trông chờ mòn mỏi của dị. Năm dượng đi, dị tron 20 tuổi. Suốt 30 năm sau đỏ, có những người ngõ ý dạm hỏi, đi vân không lung lạc”, với niềm tin sẽ có ngày được trở vẻ. Gần Cuối cuộc chiên tranh, tin tức của đường về nhà thường xuyên hơn. Hình như lời cầu nguyện của di linh ứng để dượng trảnh hòn tên mũi đạn nơi chiến trường.

Nhà tôi gần đường số 1. Môi ngày, sau khi đi làm đồng trở về, đi tôi thường ngồi trên bộ phản gỗ” ngoài hiên nhìn ra con ngõ, nơi ngày xưa dượng cùng những người đồng đội lần đầu đến nhà tôi xm chỗ chủ quân Tháng 4 năm 1975, những đoản xe Mô-lô-tô-va (Molotova) nói tiếp nhau chạy ngang trước nhà tôi đẻ chuyên quân vào mặt trận phía Nam. Dượng tôi ở trên một chuyến xe đó. 20 năm, đường không quên người xưa nhưng đã quên cảnh cũ Khi đến địa phận huyện Mô Đức, đương đảo mắt tìm xóm nhà quê vợ nhưng không nhận ra vì cảnh vật đối thay. Đến khi dừng lại hỏi nhà, thi xe đã chạy vượt qua gần Tim cây số. Trên đường tiên quân, đấu thể quay xe trở lại, dượng chỉ kịp nhờ một người đi đường báo tm cho gia đình và gin lặng di tôi một chiếc nón bài thơ mua được trên đường hành quân.

Những ngày sau đó, gia đình tôi náo nức trong niềm vui chờ đợi. Ông ngoại tôi mắt sớm trên miền Bắc, ba tôi hì sinh trên chiến trường đã tám năm, nổi đau dân nguôi ngoai. Nhà có năm người ra đi, ba người trở vẻ, cũng còn là may mắn. Di Bảy tôi lại ngồi trước hiên nhà mỗi mắt nhìn ra đường cái Nhưng hai cậu tôi lần lượt trở về mà dượng Đây vân không tin tức. Những chiếc xe chở bộ đội hỏi hương chạy qua không dừng lại Gia đình do hỏi các nơi, mãi đến cuối năm ]975 mới nhận giấy bao tử: dượng ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, cửa ngõ phía đông bắc Sài Gòn), chỉ mươi ngày trước khi chiên tranh ngưng tiếng súng.

Như trong một câu chuyện có, người kị sĩ ra đi trên lưng chiến mã, những ngày chiến thắng chỉ cỏ chiến mã trở về mà không có bóng dáng người trên lưng ngựa. Di tôi nén nỗi đau vào bên trong. Nhà tôi lập bàn thờ cho dượng. Tôi đã nhờ người vẻ tân xã Tam Thanh, huyện Tam Kỷ, từ Quảng Nam tìm gia định dượng, nhưng không ai còn nhớ tên người lính cũ Nguyễn Ngọc Linh. Gần đây dò tìm danh sách liệt sĩ trên mạng, cũng không có thông tin gì để tìm mộ phần của đường.

Ngày hòa bình, đi tôi đã qua tuổi 40. Vẫn có người đàn ông để ý đến đi, nhưng lòng dì không còn rung động. Bà ngoại tôi ngày một già yêu Những người con trai của bảo vẻ thăm ít ngày rồi lại đi ra thành phố. Những người con gái theo chồng, theo con. Chỉ còn mình đi Báy ở lại chăm sóc bả, trồng cơi nhà thờ giữa khu rỡn Ít bàn tay vì xi,

Bà ngoại mất, mấy năm trước, đi vào Thành phố Hồ Chí Minh sóng với em, nhưng được it lâu, nhở quẻ, lại về sống một mình trong ngồi nhà cũ Đi lại tiếp tục những bữa cơm vắng lặng như mây mươi năm trước. Và mỗi buổi chiều muộn, đi lại ra ngồi trước hiên nhà nhìn con đường kéo dài như nỗi chờ mong trong võ vọng. Đêm đêm, ngọn đèn dầu trên gian thờ lập lòe theo tiếng kêu của thạch sung, có cảm giác như thời gian ngưng đọng đã từ lầu lắm. Mỗi lần về thăm, ngồi bên mâm cơm đạm bạc với di, tôi chợt nghĩ nếu ngày đỏ di đi bước nữa, thị liệu hãy giờ đi có được hưởng hạnh phúc hay không.

Mưa lụt năm ngoài, sau những trận mưa đữ đội, vững quê tôi nước trản trắng trời trắng đất. Nhà ngoại tôi nước ngập ngang cửa số, gân bằng trận lụt năm Giáp Thin (1964). Nhớ hồi đó, tôi còn nhỏ, nhà tôi đông người, thôn xỏm cho ghe đến tận nhà chuyền người và gia súc lên vùng đồi cao. Lần nảy, chỉ có đi Bảy với người châu gái, nửa đêm nước đẳng vào nhà bất thân, may có vải người bả con ở gân đên giúp đỡ kê bàn ghế đê có chỗ nằm cao hơn mặt nước, chờ đất trời thu nước xuống.

Mùa lũ dữ rồi cũng qua, vườn rau xanh trở lại. Những ngày nảy, đi tôi, bà Lê Thị Thỏa, một trong bao Người phụ nữ bình dị đã đi qua chiến tranh. năm nay dì tròn 80 tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết ở ngôi nhà Bảy  gần cầu Vĩnh Phú thuộc thị trấn Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Nguyện cầu hồn thiêng những người đã ngã xuống độ trí” cho đi bình an, trường thọ.

(Thành phố - những thước phim quay chậm,

NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2018)


8. Sơ đồ tư duy 

Tác giả - tác phẩm: Người ngồi đợi trước hiên nhà (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

III. Câu hỏi vận dụng kiến thức Người ngồi đợi trước hiên nhà

Câu hỏi 1: Sắp xếp các sự kiện chính sau đây theo trật tự như tác giả đã kể trong văn bản:

a) Dượng Bảy ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, trên đường tiến vào Sài Gòn.

b) Dì Bảy năm nay tròn 80 tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết.

c) Dượng Bảy cùng nhiều người con đất Quảng lên đường ra Bắc tập kết.

d) Ngày hòa bình, dì tôi đã qua tuổi 40. Vẫn có người đàn ông để ý đến dì, nhưng lòng dì không còn rung động.

e) Ra miền Bắc rồi vào lại miền Nam chiến đấu, dượng Bảy vẫn liên lạc với gia đình.

Lời giải:

c) Dượng Bảy cùng nhiều người con đất Quảng lên đường ra Bắc tập kết.

e) Ra miền Bắc rồi vào lại miền Nam chiến đấu, dượng Bảy vẫn liên lạc với gia đình.

a) Dượng Bảy ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, trên đường tiến vào Sài Gòn.

d) Ngày hòa bình, dì tôi đã qua tuổi 40. Vẫn có người đàn ông để ý đến dì, nhưng lòng dì không còn rung động.

b) Dì Bảy năm nay tròn 80 tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết.

Câu hỏi 2: Tìm và phân tích một số câu hoặc đoạn văn trực tiếp bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của tác giả.

Lời giải:

Một số câu văn, đoạn văn trực tiếp bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của tác giả:

- “Mỗi lần về thăm, ngồi bên mâm cơm đạm bạc với dì, tôi chợt nghĩ nếu ngày đó dì đi bước nữa thì liệu bây giờ dì có được hưởng hạnh phúc không.”

- “Những ngày này, dì tôi, bà Lê Thị Thỏa, một trong bao người phụ nữ bình dị đã đi qua chiến tranh, năm nay tròn 80 tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết ở ngôi nhà gần cầu Vĩnh Phú thuộc thị trấn Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Nguyện cầu hồn thiêng những người đã ngã xuống độ trì cho dì bình an, trường thọ.”

→ Câu văn, đoạn văn thể hiện sự đồng cảm xót thương của nhân vật “tôi” khi chứng kiến cuộc sống cô đơn, lẻ bóng của dì Bảy. Cả cuộc đời của dì là sự chờ đợi trong khắc khoải, hi vọng bồn chồn. Người cháu hi vọng cuộc đời của dì sẽ bình an, trường thọ.

Câu hỏi 3: Bài tản văn cho người đọc thấy sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Vấn đề ấy gợi cho em suy nghĩ gì khi được sống trong hòa bình?

Lời giải:

Bài tản văn cho người đọc thấy sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Vấn đề ấy gợi cho em suy nghĩ khi được sống trong hòa bình cần phải biết ơn những người đã ngã xuống, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.

Câu hỏi 4: Có người nói: Dì Bảy trong bài tản văn giống như hình tượng hòn Vọng Phu ở các câu chuyện cổ. Ý kiến của em như thế nào?

Lời giải:

Em đồng tình với quan điểm dì Bảy trong bài tản văn giống như hình tượng hòn Vọng Phu ở các câu chuyện cổ. Vì qua câu chuyện, em thấy được ở dì sự chờ đợi, thương yêu, không quản khó nhọc hi sinh vun vén gia đình, thủy chung một lòng với người chồng nơi chiến trận. Dù biết chồng đã hi sinh, dì cũng không màng đoái hoài tới những lời dạm hỏi, một lòng chăm lo cho gia đình nhỏ, ngày ngày ngồi đợi trước hiên nhà, hoài vọng quá khứ đã đi qua.

Câu hỏi 5: Bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà viết về ai, về sự việc gì?

Lời giải:

Bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà viết về dì Bảy và sự việc dì Bảy đã chờ đợi dượng Bảy (chồng của dì) trở về.

>>> Xem trọn bộ: Tác giả - Tác phẩm Văn 7 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - tác phẩm: Người ngồi đợi trước hiên nhà trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 10/07/2022 - Cập nhật : 01/08/2022