logo

Tác giả - Tác phẩm: Lưu biệt khi xuất dương (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)


Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu)


I - Tác giả

1. Tiểu sử

Tác giả - Tác phẩm: Lưu biệt khi xuất dương (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

- Phan Bội Châu (1867-1940), tên thuở nhỏ là Phan Văn San, biệt hiệu chính Sào Nam

- Là nhà nho đầu tiên nuôi ý tưởng đi tìm một con đường cứu nước mới. Ông học hành thi cử không phải để làm quan mà là để trang bị vốn hiểu biết, tạo uy tín chuẩn bị cơ sở cho hoạt động Cách mạng

- Phan Bội Châu là lãnh tụ các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.

2. Sự nghiệp sáng tác

- Các tác phẩm chính: Việt Nam vong quốc sử, Hải ngoại huyết thư, Ngục trung thư, Trùng Quang tâm sử, Phan Sào Nam văn tập, Phan Bội Châu niên biểu,....

- Phong cách nghệ thuật: văn chương là vũ khí để tuyên truyền cổ động, thơ văn ông đã làm rung động biết bao con tim yêu nước


II. Tác phẩm

1. Nội dung ý nghĩa

- Bài thơ được sáng tác vào năm 1905 trước lúc tác giả sang Nhật Bản tìm một con đường cứu nước mới, ông làm bài thơ này để giã từ bè bạn, đồng chí

- Quan niệm mới về chí làm trai, cùng ý thức của cái tôi đầy trách nhiệm.

- Ý thức được nỗi nhục mất nước, sự lỗi thời của nền học vấn cũ, đồng thời thể hiện khát vọng hăm hở, dấn thân trên hành trình cứu nước.

2. Giá trị nội dung

- Bài thơ khắc họa vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XX, với tư tưởng mới mẻ táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi nổi và khát vọng cháy bỏng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước

3. Đặc sắc nghệ thuật

- Giọng thơ tâm huyết có sức lay động mạnh mẽ, chất lãng mạn toát ra từ nhiệt huyết cách mạng sôi nổi của nhà thơ

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021