logo

Tác giả - Tác phẩm: Hai chữ nước nhà (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Nội dung, Sơ đồ tư duy)


I. Tìm hiểu tác giả Nguyễn Tuấn Khải

Tác giả - Tác phẩm: Hai chữ nước nhà  - Toploigiai

1. Tiểu sử

- Nguyễn Tuấn Khải (1895- 1983), bút hiệu là Á Nam

- Quê quán: làng Quang Xán, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

+ Nguyễn Tuấn Khải là một nhà yêu nước

+ Ông thường mượn những đề tài lịch sử, hoặc những biểu tượng nghệ thuật để bộc lộ nỗi đau mất nước, nỗi căm thù quân giặc thêm vào đó là khích lệ tinh thần yêu nước của đồng bào, tỏ lòng khát khao độc lập, tự do.

Những tác phẩm tiêu biểu: Bút quan hoài I, II; Với sơn hà I, II…

2. Sự nghiệp sáng tác:

Thơ ông vào nổi tiếng, nhất là các bài hát theo các làn điệu dân ca và những bài thơ theo thể loại cổ truyền của dân tộc như lục bát, song thất lục bát…

>>> Xem thêm: Soạn bài: Hai chữ nước nhà


II. Tìm hiểu tác phẩm Hai chữ nước nhà

Chốn Ải Bắc mây sầu ảm đạm

Cõi trời Nam gió thảm đìu hiu

Bốn bề hổ thét chim kêu

Đoái nom phong cảnh như khêu bất bình

Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước

Chút thân tàn lần bước dậm khơi

Trông con tầm tã châu rơi

 

Con ơi con nhớ lấy lời cha khuyên:

Giống Hồng Lạc hoàng thiên đã định

Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay

Giời Nam riêng một cõi này

Anh hùng, hiệp nữ xưa nay kém gì!

Than vận nước gặp khi biến đổi

Ðể quân Minh thừa hội xâm lăng

Bốn phương khói lửa bừng bừng

Xiết bao thảm hoạ xương rừng máu sông!

Nơi đô thị thành tung quách vỡ

Chốn dân gian bỏ vợ lìa con

Làm cho xiêu tán hao mòn

Lạ gì khác giống dễ còn thương đâu!

Thảm vong quốc kể sao cho xiết

Trông cơ đồ nhường xé tâm can

Ngậm ngùi khóc đất giời than

Thương tâm nòi giống lầm than nỗi này!

Khói Nùng Lĩnh như xây khối uất

Sóng Hồng Giang nhường vật cơn sầu

Con ơi! càng nói càng đau...

 

Lấy ai tế độ đàn sau đó mà?

Cha xót phận tuổi già sức yếu

Lỡ sa cơ đành chịu bó tay

Thân lươn bao quản vũng lầy

Giang sơn gánh vác sau này cậy con

 

Con nên nhớ tổ tông khi trước

Đã từng phen vì nước gian lao

Bắc Nam bờ cõi phân mao

Ngọn cờ độc lập máu đào còn dây…

1. Xuất xứ:

- “Hai chữ nước nhà” là bài thơ đầu tiên trong tập Bút quan hoài của Trần Tuấn Khải

2. Bố cục

- Phần 1 (8 câu đầu): Tâm trạng người cha trong cảnh ngộ chia li

- Phần 2 (20 câu tiếp): Hiện thực đau đớn của đất nước và nỗi lòng của người ra đi

- Phần 3 (8 câu cuối): Lời tao gửi sự nghiệp cứu nước cho con

3. Giá trị nội dung

- Qua đoạn trích Hai chữ nước nhà tác giả đã mượn một câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm vô cùng lớn để bộc lộ được tình cảm mãnh liệt với đất nước khích lệ lòng yêu nước của đồng bào dân tộc

4. Đặc sắc nghệ thuật

- Bài thơ sử dụng thành công thể thơ song thất lục bát. Giọng điệu da diết thống thiết và có sức gợi cảm mạnh mẽ

>>>Xem thêm: Dàn ý phân tích bài Hai chữ nước nhà


III. Sơ đồ tư duy Hai chữ nước nhà

Tác giả - Tác phẩm: Hai chữ nước nhà  - Toploigiai

IV. Trắc nghiệm Hai chữ nước nhà

Câu 1: Tác giả của bài thơ là ai?

A. Trần Quốc Tuấn

B. Trần Tuấn Khải

C. Trần Quang Khải

D. Phan Bội Châu

Câu 2: Bài thơ Hai chữ nước nhà nằm trong tập thơ nào?

A  Duyên nợ phù sinh I

B. Bút quan hoài I

C. Với sơn hà I, II

D. Bút quan hoài

Câu 3: Bài thơ được làm theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn bát cú đường luật

B. Lục bát

C. Song thất lục bát

D. Ngũ ngôn

Câu 4: Bài thơ là lời của ai?

A. Lời của vị quan với dân chúng về cảnh đất nước đương thời.

B. Lời trăng trối của người cha đối với con trước giờ vĩnh biệt, trong cảnh nước mất nhà tan. 

C. Lời của nhà vua với muôn dân về cảnh nước mất nhà tan.

D. Lời của một người dân yêu nước, đau xót  trước cảnh nước mất nhà tan.

Câu 5: Tám câu thơ cuối thể hiện tâm sự gì của người cha với đứa con?

A. Lời than về thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con, giao vác trọng trách gánh vác non sông.

B. Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn.

C. Lời dặn dò của người cha trước lúc ra đi về nỗi đau mất nước.

D. Mong ước người con sẽ sống có ích, thành người giúp ích cho đất nước

Câu 6: Theo em hai chữ "nước nhà" hiểu theo cách nào đúng nhất?

A. "Nước nhà" là chỉ đất nuước

B."Nước nhà" là một từ ghép đẳng lập

C. "Nuớc"và "nhà" là hai khái niệm có mối tương quan không thể tách rời. Nếu nuớc mất thì nhà tan

D. Tất cả đều đúng

Câu 7: Ý nào nói đúng nhất về bối cảnh không gian được dựng lên ở bốn câu thơ đầu?

Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm,

Cõi giời Nam gió thảm đìu hiu,

Bốn bề hổ thét chim kêu,

Đoài nom phong cảnh như khêu bất bình.

(Hai chữ nước nhà)

A. Là nơi tận cùng của Tổ quốc.

B. Bị bao trùm bởi một màu tang tóc, thê lương.

C. Cảnh vật như giục cơn sầu trong lòng người.

D. Kết hợp cả ba nội dung trên.

Câu 8: Hoàn cảnh và tâm trạng của hai nhân vật được tái hiện trong các câu thơ sau như thế nào?

Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước

Chút thân tàn lần bước dặm khơi,

Trông con tầm tã châu rơi,

Con ơi, con nhớ lấy lời cha khuyên.

(Hai chữ nước nhà)

A. Éo le và tột cùng đau đớn, xót xa.

B. Sung sướng và hạnh phúc.

C. Nghèo khổ và phải chia cắt.

D. Đáng tự hào và oanh liệt

Câu 9: Trong bài thơ Hai chữ nước nhà, điều quan trọng nhất mà người cha dặn con là gì?

A. Không quên tổ tiên đã từng vì nước đã gian lao.

B. Gánh vác nhiệm vụ đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho nước nhà.

C. Không quên ngọn cờ độc lập máu đào còn đây.

D. Không quên cảnh nước nhà đau khổ, nòi giống lầm than.

Câu 10: Trong phần cuối của đoạn trích, người cha nói về cái thế bất lực của mình với người con. Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa của việc làm đó

A. Nhằm kích thích, hun đúc ý chí gánh vác giang sơn của người con.

B. Làm cho lời trao gửi của người cha có thêm sức nặng tình cảm.

C. Để người con thấy rõ người cha không còn hi vọng gì nữa.

D. Cả A và B đều đúng.

E. Cả A và C đều đúng

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 21/06/2022