Khái quát Tác giả - tác phẩm: Dọc đường xứ Nghệ bao gồm giới thiệu tác giả Sơn Tùng và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Dọc đường xứ Nghệ - SGK Cánh Diều Văn 7
Dọc đường xứ Nghệ
Sơn Tùng sinh ngày 8 tháng 8 Âm lịch năm Mậu Thìn (tức ngày 21 tháng 8 năm 1928), tại làng Hoa Lũy (nay là Kim Lũy), Diễn Kim, Diễn Châu, Nghệ An. Làng Hoa Lũy là vùng bãi ngang nằm sát biển. Gia đình Sơn Tùng là một gia đình nhà nho nghèo nhưng trọng chữ, có quan hệ họ hàng với Hồ Chí Minh. Bà nội Sơn Tùng (cụ Hà Thị Tự) là cháu họ bà nội Hồ Chí Minh (Cụ Hà Thị Hy), và em trai ông nội của Sơn Tùng đỗ tú tài cùng khoa với em trai ông ngoại của Hồ Chí Minh. Ông là nhà văn Việt Nam với nhiều tác phẩm về lãnh tụ Hồ Chí Minh và các danh nhân cách mạng, danh nhân văn hóa Việt Nam. Tác phẩm nổi tiếng nhất trong chủ đề về Hồ Chí Minh của Sơn Tùng là tiểu thuyết Búp sen xanh, cho đến nay đã được tái bản và nối bản tới 30 lần và dịch ra nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới.
Ngày 14/7/2011, nhà văn Sơn Tùng được chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết ký Quyết định phong tặng nhà văn Sơn Tùng là Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.
Năm 2010, do di chứng chiến tranh, ông bị một cơn tai biến mạch máu não khiến ông bị liệt nửa người và gần như mất khả năng sinh hoạt. Vợ ông bà Phan Hồng Mai dù đã tận tình chăm sóc ông nhưng rồi cũng ốm yếu dần. Cho đến nay ông bà vẫn ở tại một khu tập thể cũ nát tại ngõ Văn Chương, Hà Nội. Hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn.
Vào khoảng 23h05 ngày 22 tháng 7 năm 2021, nhà văn Sơn Tùng qua đời tại nhà riêng sau hơn 11 năm chống chọi với bệnh nặng do tai biến mạch máu não, hưởng thọ 93 tuổi.
- Trích tiểu thuyết Búp sen xanh
- Đôi nét về tiểu thuyết Búp sen xanh
"Búp sen xanh" là cuốn tiểu thuyết lịch sử viết về thời thơ ấu và trai trẻ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đọc tác phẩm, tác giả đưa ta về với làng quê xứ Nghệ những năm đầu thế kỷ XX, nơi ấy là làng Sen-quê nội, làng Hoàng Trù (làng Chùa)-quê ngoại của Bác với những câu dân ca, bài vè, câu ví dặm, với tên suối tên sông...
Tiểu thuyết lịch sử là một tiểu thuyết trần thuật được bao quanh bởi các sự kiện có thật không thay đổi làm điểm neo cho cốt truyện của nó., có thể hoặc không sử dụng và kết hợp các nhân vật có thật với các yếu tố hư cấu. Nguồn gốc của nó bắt đầu từ thế kỷ XNUMX, trong thời kỳ của Chủ nghĩa lãng mạn châu Âu.
(3 phần)
- Phần 1 (từ đầu đến “không cam chịu nộp mình cho giặc”): Câu chuyện tình sử Mị Châu - Trọng Thủy và đền thờ Thục Phán
- Phần 2 (tiếp theo đến “có chứa trọng quyền cao đó, con ạ”): Câu chuyện về vùng Ba Hòn và đền Qủa Sơn
- Phần 3 (còn lại): Câu chuyện về đền thờ Nguyễn Du
- Câu chuyện kể về hành trình đi qua các địa danh của cha con cụ Phó Bảng. Mỗi địa danh họ đi qua gắn với một câu chuyện lịch sử. Qua các câu chuyện đó, cụ Phó Bảng đã giáo dục các con những phẩm chất, đức tính làm người
- Bài học: Qua các câu chuyện lịch sử, ta thấy thêm yêu đất nước, tự hào về vẻ đẹp của non sông đồng thời nhắc nhở mỗi người phải luôn nhớ về nguồn cội, rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp để xứng đáng với lịch sử hào hùng của dân tộc
- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, thú vị, gửi gắm những bài học lịch sử sâu sắc
- Lối viết tự sự kết hợp miêu tả với biểu cảm
Câu hỏi 1: Ý nghĩa của các địa danh được nhắc tới ở đây là gì?
Lời giải:
- Các địa danh được nhắc tới: hòn Hai Vai, hòn Trống Thủng, núi Cờ Rách, vùng Ba Hòn. Tên các địa danh phần nào giải thích về đặc điểm của địa danh đó: hòn Hai Vai là hòn núi giống người cụt đầu/ núi Tướng quân rơi đầu; núi Cờ Rách là dãy núi dài dằng dặc sát chân trời…. và hình dạng núi non thường thể hiện khát vọng của con người.
Câu hỏi 2: Cậu bé Côn phê phán điều nào và coi trọng giá trị gì qua sự đánh giá về An Dương Vương?Ý nghĩa của các địa danh được nhắc tới ở đây là gì?
Lời giải:
Qua sự đánh giá về An Dương Vương, cậu bé Côn phê phán và coi trọng:
+ Phê phán: Sự thành thật, ruột để ngoài da của cha con An Dương Vương không thể giúp giữ nước.
+ Coi rọng: Tự chém con gái và tự xử án mình bằng hành động nhảy xuống biển về tội để mất nước chứ không cam chịu nộp mình cho giặc.
- Ý nghĩa của các địa danh được nhắc tới ở đây là để ghi nhớ công ơn đánh giặc của vị tướng quân.
Câu hỏi 3: Ý nghĩa câu vè mà bà ngoại cậu bé Côn đã đọc là gì?
Lời giải:
- Câu vè mà bà ngoại Côn đọc là:
“Dân vạn đại, quan nhất thời
Ghế quan ai ngồi, xin chớ thờ ơ
Thương dân, dân lập đền thờ
Hại dân, dân đái ngập mồ thối xương”
Những câu vè có ý nghĩa là thời thế sẽ thay đổi theo thời gian, làm quan chỉ có thời hạn, cònlàm dân thì là mãi mãi, làm người dân mới là lâu dài. Do vậy, làm quan phải thế nào để khi đương chức cũng như khi mãn nhiệm được dân tin, dân quý. Khi thương dân, chăm lo cho dân sẽ được dân tin yêu thì khi mất đi dân sẽ lập đền thờ; còn khi hại dân, không chăm lo cho dân mà hách dịch cửa quyền thì khi mất đi dân vẫn còn căm ghét.Câu vè như lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà sâu sắc đối với những người "làm quan", đồng thời cũng khẳng định vai trò của "dân" trong mọi thời đại, mọi thể chế chính trị. Bởi thế, "quan" phải thế nào cho xứng với sự kỳ vọng, niềm tin của nhân dân, để đến khi "Cởi bỏ mũ ô sa", hết "quan" thành "dân", khi ấy dân còn tin yêu, kính trọng. Có vậy, đất nước mới phát triển, non sông vững bền và lòng người mới quy phục.
>>> Xem trọn bộ: Tác giả - Tác phẩm Văn 7 Cánh diều
-----------------------------
Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Dọc đường xứ Nghệ trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!