logo

Tác giả - Tác phẩm: Ánh trăng (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Nội dung, Sơ đồ tư duy)


I. Tìm hiểu tác giả Nguyễn Duy

1. Tiểu sử

Tác giả - Tác phẩm: Ánh trăng

 

2. Sự nghiệp sáng tác

Tác phẩm đã xuất bản: Cát trắng (thơ, 1973); ánh trăng (thơ, 1984); Nhìn ra bể rộng trời cao (bút ký, 1985); Khoảng cách (tiểu thuyết, 1985); Mẹ và em (thơ, 1987); Đường xa (thơ, 1989); Quà tặng (thơ, 1990); Về (thơ, 1994).

Nhà thơ đã được nhận: Giải nhất thơ tuần báo Văn nghệ (1973); Tặng thưởng loại A về thơ của Hội Nhà văn Việt Nam (1985).

>>>Xem thêm: Soạn bài: Ánh trăng (ngắn nhất)


II. Tìm hiểu tác phẩm Ánh trăng


 


Ánh trăng

Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ

Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa

Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường

Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.

1. Xuất xứ:

Bài thơ ánh trăng được tác giả Nguyễn Duy viết năm 1978, sau đưa vào tập ánh trăng - tập thơ được tặng giải A của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1984.

2. Giá trị nội dung

Với giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm, ánh trăng của Nguyễn Duy như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc người đọc thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.

3. Đặc sắc nghệ thuật

Bài thơ viết theo thể thơ năm chữ bố cục rõ ràng, mạch lạc. “Ánh trăng” có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và tự sự, hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa sinh động vừa khát, giàu tính biểu cảm, giọng điệu tâm tình tự nhiên như lời tâm sự của nhân vật trữ tình

>>>Xem thêm: Phân tích bài thơ Ánh trăng


III. Sơ đồ tư duy Ánh trăng

Tác giả - Tác phẩm: Ánh trăng - Toploigiai

IV. Trắc nghiệm Ánh trăng

Câu 1: Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong giai đoạn nào?

   A. Thời kì kháng chiến chống Pháp

   B. Thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Mĩ

   C. Thời kì cuối cuộc kháng chiến chống Mĩ

   D. Sau 1975

Câu 2: Ánh trăng là bài thơ được viết cùng thể loại với bài thơ nào sau đây?

   A. Cảnh khuya

   B. Đập đá ở Côn Lôn

   C. Lượm

   D. Đêm nay Bác kg ngủ

Câu 3: Nhận định nào không phù hợp với nội dung tư tưởng được thể hiện qua bài thơ?

   A. Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước tha thiết

   B. Thể hiện ý chí chiến đấu cho độc lập, tự do của dân tộc

   C. Thể hiện khát vọng và niềm tin thắng giặc Mĩ

   D. Thể hiện niềm tự hào về truyền thống chiến đấu của cha ông

Câu 4: Bài thơ đề cập tới hai khoảng thời gian: “hồi nhỏ, hồi chiến tranh” và “hồi về thành phố”. Em có nhận xét gì, về những sự việc xảy ra trong hai khoảng thời gian đó?

   A. Giống nhau

   B. Trái ngược nhau

Câu 5: Khổ thơ sau là gì?

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ

   A. Nói về những kỉ niệm trong tuổi thơ

   B. Hình ảnh vầng trăng là người tri kỉ trong quá khứ

   C. Hình ảnh vầng trăng khi tác giả sống với đồng

   D. Hình ảnh vầng trăng gắn bó với người lính như người tri kỉ từ khi nhỏ, trong chiến đấu

Câu 6: Từ tri kỉ trong câu “vầng trăng thành tri kỉ” có nghĩa là gì?

   A. Người bạn rất thân, hiểu rõ lòng mình

   B. Biết được giá trị của người nào đó

   C. Người có hiểu biết rộng

   D. Biết ơn người khác đã giúp đỡ mình

Câu 7: Từ “ngỡ” trong câu “ngỡ không bao giờ quên” đồng nghĩa với từ nào?

   A. Nói

   B. Bảo

   C. Thấy

   D. Nghĩ

Câu 8: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn thơ sau?

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

   A. Nhân hóa

   B. So sánh

   C. Nói quá

   D. Liệt kê

Câu 9: Từ “vô tình” có những lớp nghĩa nào?

   A. Không có tình nghĩa, không có tình cảm

   B. Không chủ ý, không cố ý

   C. Không có tội tình gì

   D. Cả A và B đều đúng

Câu 10: Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” đặc trưng cho điều gì?

   A. Hạnh phúc viên mãn, tròn đầy

   B. Hình ảnh ánh trăng đẹp đẽ, vẹn nguyên tình nghĩa không phải mờ

   C. Thiên nhiên, vạn vật luôn tuần hoàn

   D. Cuộc sống hiện tại no đủ, sung sướng

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 21/06/2022