logo

Tác dụng của điệp ngữ trong bài Mùa xuân của tôi

Câu hỏi: Tác dụng của điệp ngữ trong bài Mùa xuân của tôi

Trả lời:

Điệp ngữ : Mùa xuân

=> Nổi bật hình ảnh mùa xuân

Điệp ngữ : Đừng thương

=> Để nhấn mạnh ý : Tình cảm của con người đối với mùa xuân là một quy luật tự nhiên, tất yếu.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm một số bài tập Điệp ngữ nhé.

Bài tập 1: Hãy chỉ ra những điệp ngữ trong đoạn thơ, đoạn văn sau và nêu tác dụng của những điệp ngữ đó. (Nhằm nhấn mạnh ý gì, hoặc gợi cảm xúc gì cho người đọc?)
a) 

Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải, đệp tuoi lạ thường

Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi, rừng núi trông theo bóng Người.....

(Nhớ Việt Bắc - Tố Hữu)

b) Thoắt cái lá vàng rơi trong khoảng khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mua tuyết trên những cành đào, lê, mân. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.

(Đường đi Sa Pa - Nguyễn Phan Hách)

Trả lời:

a) Trong đoạn thơ đó, tác giả đã sử dụng điệp ngữ: Nhớ, Người. Những điệp ngữ đó có tác dụng gây ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc về Bác Hồ kính yêu đồng thời gợi cảm xúc nhớ thương gắn bó da diết với Việt Bắc – Nơi căn cứ địa của Cách mạng, nơi có những người dân sống rất chân tình và hết lòng chở che cho Cách mạng

b) Tả cảnh đẹp của Sa Pa, nhà văn Nguyễn Phan Hách có viết: “Thoắt cái lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu........hiếm quí.” “ Thoắt cái” là từ chỉ thời gian. Việc lặp lại từ này tới ba lần trong đoạn văn có tác dụng gợi cảm xúc đột ngột, ngỡ ngàng và nhấn mạnh sự thay đổi rất nhanh của thời gian. Du khách đến Sa Pa không những được tận hưởng cảnh đẹp nên thơ mà còn được chứng kiến sự biến đổi huyền ảo của thời tiết ở đó. 

Tác dụng của điệp ngữ trong bài Mùa xuân của tôi

Bài tập 2: Tìm điệp ngữ trong những đoạn trích sau đây và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?
a, Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!

(Hồ Chí Minh)

b,

Người ta đi cấy lấy công,

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

Trông trời, trông đất, trông mây,

Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.

Trông cho chân cứng đá mềm,

Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng.

(Ca dao)

Bài làm:

a.
Các điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ:

- Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!

- Một dân tộc đã gan góc: nhằm nhấn mạnh để làm nổi bật bản chất kiên cường, gan dạ, dũng cảm của dân tộc Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống phát xít, dành độc lập tự do.

- Dân tộc đó phải được: có tác dụng nhấn mạnh tinh thần đấu tranh của dân tộc và sự xứng đáng được hưởng quyền tự do độc lập của dân tộc Việt Nam.

→ Biện pháp điệp ngữ đã làm cho văn bản cân đối, nhịp nhàng. Nội dung diễn đạt trở nên ấn tượng, hùng hồn, giàu sắc thái ý nghĩa có sức thuyết phục cao.

b. 

Người ta đi cấy lấy công,

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

Trông trời, trông đất, trông mây,

Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.

Trông cho chân cứng đá mềm,

Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng.

Điệp ngữ trông (9 lần) thể hiện sự lo lắng về ngổn ngang trăm bề cực nhọc vất vả của người làm ra hạt gạo.

Đi cấy (2 lần) sự khác biệt hành động đi cấy của mình với người khác.

Bài tập 3: Đọc kỹ phần trích và trả lời các câu hỏi:

(...) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...

(...) Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác. (...) 

Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng nổi bật ở trong phần trích (chỉ rõ các từ, ngữ)? Cách sử dụng biện pháp tu từ đó có tác dụng gì?

Trả lời:

- Biện pháp tu từ được sử dụng nổi bật: điệp ngữ; các từ, ngữ: mùa xuân, có, mùa xuân của Hà Nội, Bắc Việt

- Tác dụng: điệp ngữ vừa để nhấn mạnh ý, vừa tạo cho câu văn, đoạn văn giàu âm điệu, giọng văn trở nên tha thiết, gợi cảm, thể hiện rõ tình cảm yêu mến mùa xuân Hà Nội của tác giả.

icon-date
Xuất bản : 25/02/2022 - Cập nhật : 27/02/2022

Tham khảo các bài học khác