logo

Tác dụng của điệp ngữ trong bài Rằm tháng giêng

Câu hỏi: Tác dụng của điệp ngữ trong bài Rằm tháng giêng

Trả lời:

Câu thơ đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ "xuân" và trong đó điệp ngữ này đc lặp lại tận 3 lần. Nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp và sự sâu sắc của mùa xuân đang tràn ngập cả đất trời. Trong câu thơ của Bác từ " xuân" không chỉ gợi tả màu xanh của sông nước, trời đất vào xuân mà còn gợi tả sức sống mãnh liệt, trẻ trung căng tràn nhựa sống. Với Bác, yêu trăng, yêu xuân chính là yêu cuộc đời. Trái tim mênh mông của người chan hoà với thiên nhiên, sông núi, hoa lá cỏ cây thật hữu tình.

Cùng Top lời giải tìm hiểu kĩ hơn về biện pháp tu từ điệp ngữ và một số biện pháp tu từ khác nữa nhé.

I. Khái niệm biện pháp tu từ

Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ (về từ, câu, văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ấn tượng với người người độc về một hình ảnh, một cảm xúc, một câu chuyện trong tác phẩm.

II. Mục đích của biện pháp tu từ là gì?

- Tạo nên những giá trị đặc biệt trong biểu đạt và biểu cảm hơn so với việc sử dụng ngôn ngữ thông thường.

III. Các biện pháp tu từ 

Tác dụng của điệp ngữ trong bài Rằm tháng giêng

1. Biện pháp so sánh

So sánh là biện pháp tu từ được sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng sức gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt. Các phép so sánh đều lấy cái cụ thể để so sánh với cái không cụ thể hoặc kém cụ thể hơn. Việc này giúp mọi người hình dung được sự vật, sự việc cần nói tới và cần miêu tả.

Ví dụ: 

“Người ta là hoa đất” 

               (tục ngữ)

“Quê hương là chùm khế ngọt”

2. Biện pháp tu từ nhân hóa

Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.

Ví dụ:

“Heo hút cồn mây súng ngửi trời”

(Tây Tiến – Quang Dũng)

"Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”

(Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm)


3. Hoán dụ

Hoán dụ là tên hiện tượng, sự vật, khái niệm này bằng tên hiện tượng, sự vật, khái niệm khác có quan hệ gần gữi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Biện pháp hoán dụ có tác dụng tăng sức gọi hình, gợi cảm cho việc diễn tả sự vật, sự việc được nói đến trong thơ, văn.

Ví dụ: 

Người đầu bạc tiễn người đầu xanh.

Trong ví dụ trên “người đầu bạc” chính là hình ảnh những người lớn tuổi tóc đã bạc; “người đầu xanh” chính là hình ảnh những người trẻ tuổi có mái tóc đen.

4. Nói quá

Nói quá là cách nói phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, sự việc hay hiện tượng có thật trong thực tế. Chúng ta cần phải hiểu rõ để không bị nhầm lẫn với nói khoác hai khái niệm này rất khác nhưng lại thường xuyên bị nhầm lẫn. Nói quá chỉ là phóng đại sự việc ở mức độ lớn hơn nhưng vẫn đúng với thực tế còn nói khoác là nói sai sự thật, sự việc.

Ví dụ: 

Trời hôm nay nóng như đổ lửa, ra đường trong thời tiết này như cực hình.

“Nóng như đổ lửa” là một câu nói quá để diễn tả cái nóng của thời tiết.

5. Ẩn dụ

Ẩn dụ là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm.

- Ẩn dụ có 04 loại:

+ Ẩn dụ hình thức.

+ Ẩn dụ cách thức.

+ Ẩn dụ phẩm chất.

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

6. Biện pháp tu từ Điệp ngữ

Là một trong các biện pháp tu từ sử dụng biện pháp lặp đi lặp lại nhiều lần một từ ngữ hoặc cả câu một cách có nghệ thuật.

Tác dụng: sử dụng điệp ngữ vừa giúp nhấn mạnh nhằm làm nổi bật ý. Vừa tạo nên âm hưởng và nhịp điệu cho câu văn, câu thơ, đoạn văn, hay đoạn thơ. Bên cạnh đó, còn vừa gợi cảm xúc mạnh trong lòng người đọc.

Ví dụ:

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao” 

(Ca dao)

7. Biện pháp tu từ nói quá, phóng đại, kho trương, ngoa dụ, thậm xưng, cường điệu

- Nói quá là phép tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

Để ôn lại kiến thức và các bài tập vận dụng có thể xem: Soạn bài nói quá

Ví dụ:

“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội

Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi”

(Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)

“Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”

(Việt Bắc  - Tố Hữu)



8. Biện pháp tu từ Nói giảm nói tránh

Biện pháp tu từ là gì? Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh là gì? Nói giảm, nói tránh là một trong các biện pháp tu từ và ví dụ thường gặp trong đời sống.  Nói giảm nói tránh là cách nói giảm nhẹ quy mô, tính chất, mức độ của sự vật, sự việc, hiện tượng hoặc dùng cách diễn đạt khác với tên gọi vốn có của nó.

Ví dụ:

“Bác đã đi rồi sao Bác ơi” 

Tố Hữu

9. Biện pháp tu từ Liệt kê

Biện pháp kiệt kê trong khái niệm chính là sự nối tiếp, sắp xếp của các từ hoặc cụm từ cùng loại với nhau để diễn tả các khía cạnh, hay tư tưởng tình cảm một cách rõ ràng, đầy đủ và sâu sắc đến người đọc và người nghe.

Biện pháp liệt kê được sử dụng trong nhiều loại văn bản khác nhau. Để nhận biết phép liệt kê, bạn có thể quan sát trong bài viết sẽ có nhiều từ hay cụm từ giống nhau, liên tiếp nhau và hay cách nhau bởi dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy.

Ví dụ về biện pháp liệt kê:

- Ví dụ về liệt kê theo từng cặp: Khu vườn nhà em trồng rất nhiều loại quả như xoài, ổi, hồng xiêm và bưởi.

- Ví dụ về liệt kê tăng tiến: Gia đình em gồm nhiều người như em, anh trai em, bố mẹ và ông bà.

10. Biện pháp tu từ Tương phản

Phép tương phản trong khái niệm có nghĩa là tạo ra những cảnh tượng, những hành động hay những tính cách trái ngược nhau, từ đó nhằm làm nổi bật nội dung, tư tưởng của tác giả hay của chính tác phẩm.

Ví dụ: Trong tác phẩm “Sống chết mặc bay”.

Sự tuyệt vọng khốn cùng của nhân dân trước sự thịnh nộ của thiên nhiên khi chống lại bão lũ.

Sự trái ngược: Người dân đằm mình bỏ mạng khi đê vỡ >< quan sung sướng khi thắng ván bài to.

11. Biện pháp tu từ Chơi chữ

Biện pháp tu từ là gì? Chơi chữ là gì? Đây là một trong các biện pháp tu từ được vận dụng linh hoạt các đặc điểm về ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ pháp của Tiếng Việt. Nhằm tạo ra những cách hiểu bất ngờ, thú vị cho người đọc. Chơi chữ được sử dụng nhiều trong văn trào phúng, câu đối,..

Tác dụng: Biện pháp chơi chữ thường được dùng để nhằm tạo sắc thái dí dỏm và hài hước làm cho sự diễn đạt trở nên hấp dẫn, thú vị. Biện pháp này thường được dùng để châm biếm, đả kích hoặc đùa vui.

Ví dụ:

“Nửa đêm, giờ tí, canh ba

Vợ tôi, con gái, đàn bà, nữ nhi”

icon-date
Xuất bản : 25/02/2022 - Cập nhật : 27/02/2022

Tham khảo các bài học khác