logo

Tác dụng của từ Hán Việt

icon_facebook

Câu hỏi: Tác dụng của từ Hán Việt

Trả lời:

Sắc thái trang trọng 

Một số từ Hán Việt thay thế từ thuần Việt vì Hán Việt tạo cảm giác trang trọng, nghiêm trang hơn: phụ nữ – đàn bà nông dân – dân cày hi sinh – chết … Dùng sinh, phế, phúng, tặng, tẩy... thay cho: đẻ, bỏ, viếng, cho, rửa... Cách đặt tên phố, chợ, bút danh (các nhà thơ trào phúng lại dùng các từ thuần Việt cho có vẻ hài hước). Bác Hồ dùng từ Hán Việt trong trường hợp trang nghiêm: Các em quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. 

Sắc thái tao nhã 

Từ Hán Việt thay thế cho từ thuần Việt trong trường hợp từ thuần Việt khi được nói ra gây cảm giác thô tục, khiếm nhã. Các từ chỉ bệnh tật ghê sợ: thổ huyết, xuất huyết, viêm họng... Các từ chỉ tai nạn, chết chóc: hoả hoạn, thương vong, từ trần... Các từ chỉ hoạt động sinh lí... Từ Hán Việt được dung với tư cách là uyển ngữ: mãn nguyệt khai hoa, động phong hoa trúc, cấp dưỡng...

Sắc thái khái quát và trừu tượng 

Một số từ Hán Việt, đặc biệt là thuật ngữ khoa học có ý nghĩa khái quát hoá cao mà từ thuần Việt không có hoặc không có nghĩa tương đương. Về chính trị: độc lập, tự do, dân chủ, dân quyền... Về ngoại giao: công hàm, lãnh sự, sứ quán... Về quân sự: tiến công, kháng chiến, du kích... Về toán học: đồng quy, tiếp quyến, tích phân... ... Những thuật ngữ này có nội hàm lớn, khái quát cao, nếu dùng từ thuần Việt thì dài dòng. Từ Hán Việt có tính chất trừu tượng, tĩnh gợi cho ta hình ảnh thế giới ý niệm im lìm, tĩnh tại... Từ thuần Việt gợi sắc thái sinh động, cụ thể của thế giới thực tại.

Sắc thái cổ 

Một số từ Hán cổ quen dùng trong quá khứ đến bây giờ dùng lại gợi sắc thái cổ: tôn ông, huynh ông, phụ vương, ái phi, đồng môn, đồng tuế...

Tìm hiểu thêm về từ Hán - Việt cùng Top lời giải nhé.


1. Khái niệm từ Hán Việt

Từ Hán Việt là các từ ngữ trong tiếng Việt vay mượn, có nghĩa gốc từ tiếng Hán (Trung Quốc) nhưng được ghi bằng chữ cái La tinh. Về mặt âm thanh từ Hán Việt khi phát âm gần giống với tiếng Trung Quốc.Trong từ vựng tiếng Việt từ Hán Việt chiếm tỷ lệ cao.

Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.


2. Phân loại từ Hán Việt 

Chúng được chia làm 3 loại: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt Việt hóa và từ Hán Việt.

Những từ Hán Việt cổ là các từ tiếng Hán được dùng nhiều trong Tiếng Việt trước thời nhà Đường. Chẳng hạn như : phụ (bố), phiền (buồn), trà (chè),…

Từ Hán Việt được dùng trong tiếng Việt ở đầu thế kỷ 10. Nguồn gốc của chúng từ tiếng Hán thời Đường. Hán Việt cổ bắt nguồn từ tiếng Hàn trước thời Đường. Chẳng hạn như: gia đình, tự nhiên hay lịch sử.

Từ Hán Việt mà không nằm trong hai trường hợp trên chính là từ Hán Việt Việt hóa. Quy luật của chúng biến đổi ngữ âm rất khác nhau. Hiện nay các nhà khoa học vẫn đang miệt mài nghiên cứu về vấn đề này. Chẳng hạn: “gương” trong âm Hán Việt là “kính”, “vợ” trong âm Hán Việt là “phụ”, “thuê” trong âm hán Việt là “thuế”,…


3. Đặc điểm của từ Hán Việt và cách phân biệt chúng với những từ mượn khác

Dưới đây là một vài đặc điểm của từ Hán Việt. Cùng với đó là cách phân biệt nhiều từ mượn khác với chúng một cách chính xác.

Một vài đặc điểm của từ Hán Việt

Nhiều từ Hán Việt được sử dụng trong từ vựng tiếng Việt. Chúng mang nhiều sắc thái, ý nghĩa, biểu cảm và phong cách khác nhau. Sắc thái ý nghĩa thường mang ý nghĩa khái quát và trừu tượng. Chẳng hạn như: thảo mộc = cây cỏ, thổ huyết = hộc máu,….

Từ Hán Việt dùng để thể hiện sắc thái biểu cảm tức là thể hiện cảm xúc. Ví dụ như chết = băng hà, phu quân = chồng,… Đối với nhiều từ Hán Việt mang sắc thái phong cách được dùng riêng biệt hơn. Chúng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực chính luận, khoa học hay hành chính. Trong Tiếng Việt có sắc thái bình thường hơn và khá đơn giản. Ví dụ như: thiên thu=ngàn năm, huynh đệ = anh em,…

[CHUẨN NHẤT] Tác dụng của từ Hán Việt

Cách phân biệt giữa từ Hán Việt và các từ mượn khác

Từ mượn được lấy chủ yếu từ tiếng nước ngoài như Anh, Nga hay Pháp. Chúng ta có thể nhận ra chúng một cách dễ dàng qua cách nói hay đọc. Dần dần theo thời gian mà thích nghi được với những chuẩn mực của Tiếng Việt. Trong cuộc sống hàng ngày, từ mượn được sử dụng khá nhiều và không còn xa lạ.


4. Các từ Hán Việt thường gặp và giải nghĩa

Một số từ Hán Việt thường gặp nhất và giải nghĩa các từ trên.

1. GIA ĐÌNH

GIA ĐÌNH : nơi mà những người thân thiết, ruột thịt trong nhà đoàn tụ với nhau.

PHỤ MẪU: Cha mẹ.

NGHIÊM QUÂN: Cha.

TỪ MẪU: Mẹ.

KẾ MẪU: Mẹ kế.

TRƯỞNG NAM: Con trai đầu lòng.

TRUNG NAM: Con trai giữa.

QUÝ NAM: Con trai út.

THIẾU NỮ: Con gái nhỏ

GIAI NHI GIAI PHỤ: Con tốt

2. TỔ – TÔN

TIÊN TỔ: Ông tổ trước (lâu đời).

VIỄN TỔ: Ông tổ xa (lâu đời).

GIA CÔNG: Ông nội.

ĐÍCH TÔN: Cháu đầu.

HUYỀN TÔN: Chít, cháu của cháu.

3. PHU PHỤ (VỢ CHỒNG)

NỘI TỬ: Chồng kêu vợ là Nội tử.

PHU QUÂN: Vợ kêu chồng.

QUẢ PHỤ: Đàn bà goá (chồng chết)

NỘI TRỢ: giúp việc trong nhà.

BẠCH NIÊN GIA LÃO: vợ chồng bên nhau đến già.

PHU PHỤ HOÀ: Vợ chồng hoà thuận.

4. HUYNH ĐỆ (Anh em).

TRƯỞNG HUYNH: Anh cả.

CHƯ HUYNH: Các anh.

QUÝ ĐỆ: Em út.

TRƯỞNG TỸ: Chị gái.

TIỂU MUỘI: Em gái.

HUYNH HỮU ĐỆ CUNG: Anh thuận em kính.

icon-date
Xuất bản : 25/02/2022 - Cập nhật : 27/02/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích

Tham khảo các bài học khác

image ads