logo

Tác dụng của điệp ngữ buồn trông

Câu trả lời đúng nhất: Trong tám câu thơ cuối bài Kiều ở lầu Ngưng Bích, tác giả sử dụng bốn lần điệp ngữ "buồn trông" ở những hoàn cảnh khác nhau nhằm biểu đạt cảm xúc, tâm trạng của nhân vật Thuý Kiều.

+ Buồn trông cửa bể chiều hôm/ Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

+ Buồn trông ngọn nước mới sa / Hoa trôi man mác biết là về đâu?

+ Buồn trông nội cỏ rầu rầu/ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

+ Buồn trông gió cuốn mặt duềnh / Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

- "Buồn trông" nghĩa là buồn nhìn xa, trông ngóng một cái gì đó mơ hồ, vô vọng.

Điệp từ “buồn trông” đứng đầu mỗi câu, khắc họa nỗi buồn trông ra bốn phía, ngóng đợi những thứ xa xôi, mơ hồ làm thay đổi hiện tại bế tắc.

- Buồn trông cái thảng thốt, lo âu, mỗi sợ hãi của người con gái non nớt khi lạc vào cuộc đời ngang trái.

- Cụm từ “buồn trông” kết hợp với các hình ảnh đứng sau đã diễn tả nỗi buồn với những sắc thái cao độ khác nhau.

- Điệp ngữ lại kết hợp với các từ láy chủ yếu là từ láy tượng hình, dồn dập, tạo nhịp điệu, diễn tả nỗi buồn ngày càng dâng kín bủa vây lấy Kiều.

- Điệp ngữ tạo nỗi buồn, trở thành điệp khúc của đoạn thơ cũng là điệp khúc của tâm trạng.

Để hiểu rõ hơn Điệp ngữ hãy cùng Toploigiai tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!


1. Điệp ngữ là gì?

“Khi nói hoặc viết, người ta có thể sử dụng biện pháp lặp lại một từ ngữ, bộ phận câu hoặc cả câu, để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lập lại như vậy được gọi là phép điệp ngữ.”

tác dụng của điệp ngữ buồn trông

Hiểu đơn giản, điệp ngữ là phép tu từ mà người viết lặp đi lặp lại một từ hay cụm từ (hoặc cả câu) trong một đoạn văn, đoạn thơ nào đó. Mục đích là để gây sự chú ý, liệt kê hay nhấn mạnh tính chất của sự vật / sự việc được nhắc đến.

Ví dụ: “Nhìn thấy gió xoa vào mắt đắng / Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim” – Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Lặp lại từ “nhìn thấy” 2 trong hai câu thơ liên tiếp nhằm nhấn mạnh tư thế ung dung của người lính.

>>> Tham khảo: Viết đoạn văn có sử dụng điệp ngữ


2. Phân loại các dạng điệp ngữ

Điệp ngữ là gì và sự khác biệt giữa 3 hình thức điệp ngữ được thể hiện sau đây:

Điệp ngữ nối tiếp

Điệp ngữ nối tiếp là các từ ngữ được lặp lại đứng cạnh nhau, nối tiếp nhau.

Ví dụ:

“Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu

Những cô gái Thạch Kim, Thạch Nhọn.

Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm

Sách áo mở tung, trắng cả trời chiều”

Trong đoạn thơ trên, cụm từ “rất lâu”, “Khăn xanh” là điệp ngữ nối tiếp.

Điệp ngữ cách quãng

Điệp ngữ cách quãng là dạng điệp ngữ trong đó các từ ngữ được lặp lại và đứng cách xa nhau.

Ví dụ:

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

Qua đoạn thơ trên ta thấy từ “Nghe” là điệp ngữ cách quãng.

Điệp ngữ vòng tròn

Điệp ngữ vòng tròn là từ ngữ đứng cuối câu trước trở thành từ ngữ đứng ngay đầu câu sau. Hay còn được gọi là điệp ngữ chuyển tiếp.

Ví dụ:

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu…

Ta thấy có điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng) là chữ “thấy”.

>>> Tham khảo: Tác dụng của điệp ngữ trong bài Cảnh khuya


3.Tác dụng của điệp ngữ

Tác dụng nhấn mạnh

Điệp ngữ được sử dụng câu thơ, văn thường có tác dụng nhấn mạnh vào một sự vật, sự việc nào đó hoặc việc lặp lại có chủ đích nhấn mạnh tâm tư, tình cảm, nỗi lòng của nhân vật được nhắc tới trong câu.

Ví dụ:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!”

(Bếp lửa – Bằng Việt)

Trong khổ thơ trên “Một bếp lửa” được lặp lại 2 lần ở đầu mỗi câu thơ có tác dụng nhấn mạnh hình ảnh bếp lửa trong trí nhớ của người cháu. Từ đó thể hiện tình cảm là nỗi nhớ nhung da diết về “bếp”, về bà dấu yêu.

Tác dụng liệt kê

Điệp ngữ còn có tác dụng liệt kê các sự vật, sự việc được nói tới trong câu làm sáng tỏ ý nghĩa, tính chất của sự vật, sự việc.

Ví dụ:

“Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy

Có hương sen thơm

Trong hồ nước đầy

Có lời mẹ hát….

Có bão tháng bẩy

Có mưa tháng ba”

(Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa)

Điệp từ “có” lặp lại 5 lần tạo sự liệt kê làm nổi bật tinh túy làm nên hạt gạo đó là vị phù sa, hương sen, lời mẹ hát, bão tháng bảy, mưa tháng ba. Từ đó cảm nhận vất vả, nhọc nhằn hậu phương khi làm ra lương thực cung cấp cho tiền tuyến.

Tác dụng khẳng định

Các từ ngữ lặp lại tác dụng khẳng định điều tất yếu, niềm tin tác giả vào sự việc sẽ xảy ra.

Ví dụ:

“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập”.

(Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)

“Dân tộc đó phải” được lặp lại 2 lần là sự khẳng định điều chắc chắn, tất yếu “phải được độc lập” của dân tộc kiên cường, bất khuất.


4. Một số bài tập về điệp ngữ

Bài tập 1. Tìm và xác định dạng điệp ngữ trong các trường hợp sau:

(1) Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

(2) Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.

Trả lời:

(1) lồng....lồng → điệp từ cách quãng

chưa ngủ.... chưa ngủ → điệp từ chuyển tiếp

(2) Xa nhau … xa nhau … → điệp ngữ cách quãng

Một giấc mơ. Một giấc mơ → điệp ngữ vòng tròn.

Bài tập 2: Tác dụng của điệp ngữ buồn trông

Trong tám câu thơ cuối bài Kiều ở lầu Ngưng Bích, tác giả sử dụng bốn lần điệp ngữ "buồn trông" ở những hoàn cảnh khác nhau nhằm biểu đạt cảm xúc, tâm trạng của nhân vật Thuý Kiều.

+ Buồn trông cửa bể chiều hôm/ Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

+ Buồn trông ngọn nước mới sa / Hoa trôi man mác biết là về đâu?

+ Buồn trông nội cỏ rầu rầu/ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

+ Buồn trông gió cuốn mặt duềnh / Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

- "Buồn trông" nghĩa là buồn nhìn xa, trông ngóng một cái gì đó mơ hồ, vô vọng.

Điệp từ “buồn trông” đứng đầu mỗi câu, khắc họa nỗi buồn trông ra bốn phía, ngóng đợi những thứ xa xôi, mơ hồ làm thay đổi hiện tại bế tắc.

- Buồn trông cái thảng thốt, lo âu, mỗi sợ hãi của người con gái non nớt khi lạc vào cuộc đời ngang trái.

- Cụm từ “buồn trông” kết hợp với các hình ảnh đứng sau đã diễn tả nỗi buồn với những sắc thái cao độ khác nhau.

- Điệp ngữ lại kết hợp với các từ láy chủ yếu là từ láy tượng hình, dồn dập, tạo nhịp điệu, diễn tả nỗi buồn ngày càng dâng kín bủa vây lấy Kiều.

- Điệp ngữ tạo nỗi buồn, trở thành điệp khúc của đoạn thơ cũng là điệp khúc của tâm trạng.

Bài tập 3: Cho đoạn văn sau:

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy.

(theo Vũ Tú Nam)

a. Tìm và chỉ ra các điệp từ, điệp ngữ có trong đoạn văn trên và cho biết đó là dạng điệp ngữ gì?

b. Cho biết tác dụng của phép điệp từ, điệp ngữ đó.

Trả lời:

a. Điệp từ: hàng ngàn - điệp ngữ ngắt quãng

b. Tác dụng: nhấn mạnh và khẳng định sự hiện diện của rất nhiều các bông hoa, búp nõn ở trên cây gạo.

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu Tác dụng của điệp ngữ buồn trông. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có thông tin hữu ích khi đọc bài viết này, cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết. 

icon-date
Xuất bản : 17/10/2022 - Cập nhật : 17/10/2022