logo

Suy nghĩ về câu Mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ lót lá mà nằm

icon_facebook

Tuyển chọn những bài văn hay chủ đề Suy nghĩ về câu Mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ lót lá mà nằm. Các bài văn mẫu được biên soạn, tổng hợp chi tiết và đầy đủ từ các bài viết hay, xuất sắc nhất của các bạn học sinh trên cả nước. Mời các em cùng tham khảo nhé! 


Bài văn Suy nghĩ về câu Mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ lót lá mà nằm - Mẫu 1

Về nghĩa đen, qua phép điệp cấu trúc “Mồ côi… mồ côi…”, câu tục ngữ đã gợi đến hai hoàn cảnh đáng thương nhất của con người: mất đi cha và mẹ của mình. Phép tương phản hiện lên rất rõ, “ăn cơm với cá”, “liếm lá đầu đường” đã khái quát lên phần nào số phận của của con người trong hai hoàn cảnh mồ côi đó. Mồ côi cha ăn cơm với cá, hoàn cảnh ấy tuy có buồn thật nhưng vẫn phần nào sung sướng hơn cảnh “liếm lá đầu đường” ê chề biết bao, tủi nhục biết bao của cảnh mồ côi mẹ.

Từ đó, câu tục ngữ trên khái quát lên vai trò của người cha, và người mẹ trong việc chăm sóc con cái. Vắng đi người cha, dưới sự chăm sóc của người mẹ, những đứa con vẫn có cái ăn, thậm chí là ăn ngon. Nhưng vắng đi người mẹ, dưới sự chăm sóc của người đàn ông, những đứa con rơi vào cảnh bơ vơ, khổ sở, tủi nhục. Như vậy, về phương diện chăm sóc con cái, dân gian ta đã đề cao bàn tay của người mẹ, và đúc kết trong câu tục ngữ này.

Việc đúc kết của dân gian dựa trên sự quan sát trực quan những hiện tượng trong cuộc sống. Bằng việc phát hiện những hiện tượng lặp đi lặp lại, dân gian đã khái quát thành những quy luật, những kinh nghiệm để đúc kết trong từng câu tục ngữ. Việc khái quát này mang đậm cảm tính, đôi khi chưa khái quát được bản chất bên trong của vấn đề.Sự đúc kết của dân gian trong câu tục ngữ trên, tuy thế, không phải không có cơ sở. Người xưa cũng từng nói: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”.

Thiên chức của người phụ nữ vốn là việc chăm lo, vun vén cho gia đình, là sự cẩn thận, kĩ tính, khéo léo, ân cần trong các công việc bếp núc, nội chợ. Thiên tính nữ biểu hiện ở bản năng chăm sóc, và bản năng yêu thương. Đó là chức trách, cũng là khả năng trời phú riêng cho phái nữ. Chính vì vậy, trong chăm sóc con cái, thường thì người mẹ làm tốt hơn người cha, và vai trò của người mẹ trong việc nuôi nâng, dưỡng dục bầy con, cũng thể hiện rõ rệt hơn người cha.

Dẫu là vậy, thì câu tục ngữ trên cũng chỉ khái quát được phần nào bản chất vấn đề, chứ chưa phải là tất cả mọi trường hợp. Tính chất phổ quát của câu tục ngữ không phải tuyệt đối. Trong thực tế, vẫn có những người mẹ chăm sóc con cái không tốt, và vẫn có những người cha bảo bọc, che chở, chăm lo cho bầy con của mình không thua kém gì người mẹ. Câu tục ngữ “Mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ liếm lá đầu đường”, do vậy,thuộc loại câu tục ngữ đúng trong từng trường hợp cụ thể, tùy vào cách hiểu của từng người.

Trong kho tàng tục ngữ của Việt Nam ta, cũng không thiếu những câu tục ngữ đề cao vai trò của người cha:

 “Bé nhờ cha, lớn nhờ chồng, già nhờ con”

ay như nhóm tục ngữ “Con mất cha…”:

“Con mất cha như cây mất cành”

“Con mất cha như gà mất tổ”

 “Con mất cha như nhà không nóc”

“Con không cha thì con héo, cây không rễ thì cây hư”

“Con không cha thì con trễ, cây không rễ thì cây hư”

Dân gian ta không hề phủ định vai trò của người cha, mà trái lại, cũng rất thấu hiểu vai trò của người cha trong mỗi gia đình. Cha đối với con như cây với cành, như tổ với gà, như nóc với nhà, như rễ với cây… Cha đối với con là nguồn cội, là chỗ dựa, là nơi che trở, cha giúp con đứng vững, cha chống đỡ cho con trước phong ba bão táp của cuộc sống, cha là điểm tựa trong cuộc đời để con có thể nương vào mà trở nên vững vàng, cứng cỏi, kiêu hãnh trước cuộc sống.

Qua nhóm câu tục ngữ về vai trò của người cha, ta có thể hiểu một cách sâu sắc hơn câu tục ngữ “mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ liếm lá đầu đường”. Câu tục ngữ đề cao vai trò của người mẹ, nhưng không hề phủ nhận vai trò của người cha. Hay nói một cách khác, câu tục ngữ “mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ liếm lá đầu đường” và các câu tục ngữ “con mất cha…” đã soi chiếu vai trò của người cha, người mẹ trong những tiêu chí rất khác nhau. Việc so sánh ấy để làm gì? Phải chăng là để tìm ra xem giữa cha và mẹ, ai quan trọng hơn? Không, việc so sánh ấy khẳng định một chân lý: Cha và mẹ đều  vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi con người!

Đặt câu tục ngữ trong nhóm các câu tục ngữ về cha, về mẹ, ta càng hiểu sâu sắc, càng hiểu thấm thía, và tầng nghĩa cuối cùng của câu tục ngữ, phải chăng chính là một bài học sâu sắc về lòng yêu kính mẹ cha? Cha mẹ rất cần trong cuộc đời, quan trọng như nước, quan trọng như không khí, quan trọng như tất cả những gì bình dị nhất trong cuộc sống. Bình dị thế đôi lúc chúng ta quên đi, đôi lúc chúng ta xem việc có cha, có mẹ ở đời là một lẽ tất nhiên, không có gì to tát cả. Nhưng câu tục ngữ như một lời nhắc nhở: “Mồ côi… mồ côi…”, câu tục ngữ tạo cho ta cái ám ảnh đau đáu về sự mất mát to lớn không thể tránh khỏi của cuộc đời người. Như âm hưởng của một câu ca não lòng mà người ta vẫn thường hát khi dịp xuân về: “Mồ côi… tội lắm ai ơi…”. Nhắc nhớ, không phải để ta sợ hãi, không phải để ta bi lụy, mà nhắc nhớ, để ta biết trân trọng từng phút giây khi có cha, có mẹ bên cạnh, để sống thật xứng đáng.

Câu tục ngữ “Mồ côi mẹ ăn cơm với cá, mồ côi cha liếm lá đầu đường” còn gắn bó với những câu tục ngữ khác thể hiện truyền thống gia đình tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nếu tình cảnh mồ côi đúc kết trong câu tục ngữ trên thật đáng thương, thì dân gian cũng đã có câu tục ngữ khác như một lời an ủi: “Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì”. Việc bất hạnh trong đời không thể nói trước được, nhưng sợi dây tình cảm gia đình sẽ là chỗ dựa, sẽ là điểm tựa, sẽ cho con người một nơi chốn để tìm thấy sự bình yên và tìm thấy sự an ủi sau những nỗi đau.

Nghệ thuật sử dụng ngôn từ của dân gian trong câu tục ngữ “Mồ côi mẹ ăn cơm với cá, mồ côi cha liếm lá đầu đường” cũng rất đặc sắc.

Phép điệp “Mồ côi… mồ côi…” kết hợp với phép tiểu đối giữa hai vế “Mồ côi cha…mồ côi mẹ…”, cách phối thanh nhịp nhàng đã làm cho câu tục ngữ có một nhịp điệu cân xứng, hài hòa, êm ái, chính vì thế câu tục ngữ trở nên dễ nhớ, dễ thuộc, dễ đi vào lòng người.

Cách sử dụng thanh điệu cũng rất hài hòa với phép tương phản, nếu về “ăn cơm với cá” gợi một ý niệm về hoàn cảnh sung sướng toàn gắn với các thanh bằng, thì vế “liếm lá đầu đường”, gợi ý niệm về một hoàn cảnh đau khổ, ê chề, tủi nhục lại đi liền với một loạt thanh trắc. Sự biến đổi đột ngột về hình ảnh gắn với sự biến đổi đột ngột về thanh điệu tạo cảm giác nặng nề ở cuối câu tục ngữ, nó nhấn mạnh, nó xoáy sâu vào sự bất hạnh, bơ vơ của con người.

Cách hiệp vần cũng đầy sức gợi. Đó là hai vần “a” trong hai từ “cá” và “lá”. Âm tiết “a” là một âm tiết mở, nó có sức vang. Việc hiệp vần hai âm “a” trong cùng một câu tục ngữ tạo một âm hưởng vang vọng, đó chính là cái tình cảm, cái tư tưởng mà nhân dân muốn gửi gắm, giờ đây mãi rung ngân trong trái tim, trong lý trí của người đọc như những đợt sóng, như những tiếng chuông ngân, tạo một ấn tượng ám ảnh, day dứt.

Điểm ấn tượng nhất của câu tục ngữ này chính là nghệ thuật sử dụng hình ảnh đầy sức gợi. “Mồ côi mẹ liếm lá đầu đường” – “liếm lá đầu đường”, có ai mà không xót xa, có ai mà không đau đớn khi đọc những từ ngữ ấy, khi liên tưởng đến hoàn cảnh của con người được gửi gắm trong những con từ ấy? Hình ảnh ấy gợi đến cái gì đó xót thương, cái gì đó bơ vơ, cái gì đó ê chề, cái gì đó tủi phận, và những cảm giác ấy có sức ám ảnh khôn nguôi đến người đọc.

Tục ngữ – thể loại văn học dân gian gắn liền với các kinh nghiệm đúc kết, thường cô đọng và trung tính về mặt cảm xúc. Người ta không trông mong tìm thấy cảm xúc khi tìm đến các câu tục ngữ, mà người ta tìm đến câu tục ngữ để tìm đến kho tàng trí khôn của nhân dân, tìm đến những hạt ngọc trí tuệ, những kinh nghiệm quý giá được đúc kết bao đời: “Có chí thì nên”, “Có công mài sắt có ngày nên kim”, “Kiến tha lâu đầy tổ”, “Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa”, “Lá lành đùm lá rách”…

Thế nhưng trước câu tục ngữ “Mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ liếm lá đầu đường”, ta cảm thấy cái gì đó như rưng rưng, cái gì đó như nghèn nghẹn. Cái rưng rưng ấy phần nhiều do nghệ thuật sử dụng ngôn từ đầy sức gợi tả tác động trực tiếp vào trái tim của chúng ta. Nhưng còn một phần nữa: Câu tục ngữ đã chạm vào một vấn đề mang tính chất nhân loại, một nỗi đau mà bất kì ai trong cuộc đời này cũng đã, đang và sẽ phải trải qua: Nỗi đau mất đi những người yêu thương nhất. Ấn tượng mà câu tục ngữ mang lại, do vậy, không chỉ đơn thuần tư tưởng, mà còn là cảm xúc đau đáu khuôn nguôi, cảm xúc mà có lẽ là người đúc kết nên câu tục ngữ này cũng đã từng trải qua, hoặc đã từng chứng kiến, và có ấn tượng đau thương sâu sắc. Tìm đến câu tục ngữ, ta cảm nhận và đồng cảm với nỗi niềm của người xưa, đồng cảm với nỗi niềm của con người, và cảm thấy mình cũng như được an ủi phần nào.

Câu tục ngữ trên cũng có nhiều dị bản:

 “Mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ liếm lá đầu chợ”

 “Cha chết ăn cơm với cá, mẹ chết liếm lá đầu chợ”

 “Chết cha ăn cơm với cá, chết mẹ đội đá lên đường”

“Chết cha ăn cơm với cá, chết mẹ liếm lá đầu đường”

“Mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ lót lá nằm đường”

 “Mồ côi cha còn khá, mồ côi mẹ lót lá mà nằm”

Sự khác biệt của các dị bản đáng chú ý đó là hình ảnh tượng trưng được chọn sử dụng ở cuối câu tục ngữ. Có bản ghi là “đội đá lên đường”, có bản ghi là “liếm lá đầu đường”, có bản ghi là “lót lá mà nằm”, có bản ghi là “liếm là đầu chợ”.

Về việc chọn hành động, “đội đá lên đường” hay “liếm lá đầu đường”, hay “lót lá mà nằm”, tất cả đều gợi về ý nghĩa khổ cực, bơ vơ, nhọc nhằn. Tuy nhiên theo ý kiến của nhóm, giàu sức gợi hơn cả là cụm từ “liếm lá”, bởi vì cụm từ này còn gợi ý niệm về cái đói, mà như dân gian đã từng nói, “miếng ăn là miếng nhục”, từ cái đói còn gợi lên ý niệm về cái tủi, cái nhục, cái chua xót cho thân phận. Nếu ba hành động trên chỉ mang ý nghĩa về sự cực khổ thể xác, số phận, thì cụm “liếm lá” còn gợi ý nghĩa cả về sự khổ cực về tinh thần.

Việc chọn không gian “đầu đường” hay “đầu chợ” cũng có một chút khác biệt về sắc thái biểu cảm. “Đầu chợ” là nơi đông người qua lại, nhốn nháo, tấp nập, vui tươi, chính vì vậy hoàn cảnh “liếm lá đầu chợ” gợi cho người đọc ấn tượng mạnh về sự cô độc của con người, một mình mình đau đớn giữa cảnh rộn rã khắp nơi, cảnh đó mới ê chề biết nhường nào. Còn không gian “đầu đường”, hay “dọc đường” thì lại gợi cảm giác về sự bơ vơ, lạc lõng, trôi dạt không biết đi đâu, về đâu. Nghe cụm từ “liếm lá dọc đường”, ta cảm thấy như nhân vật trong câu tục ngữ đã trải qua một cuộc hành trình xa lắm, đi mãi, đi mãi mà vẫn bơ vơ, mà vẫn tủi phận, thật đáng thương.

Suy nghĩ về câu Mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ lót lá mà nằm hay nhất

Bài văn Suy nghĩ về câu Mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ lót lá mà nằm - Mẫu 2

Trong kho tàng ᴠăn ᴄhương bình dân Việt Nam ᴄó khá nhiều ᴄâu ᴄa nói ᴠề tình ᴄảm ᴄủa người ᴄon đối ᴠới ᴄha mẹ ; bổn phận ᴠà lòng biết ơn đối ᴠới những đấng ѕinh thành; mối quan hệ thiêng liêng ᴄủa tình ruột thịt… Điều nàу biểu tỏ rõ ràng rằng, người dân Việt luôn ᴄoi trọng ᴄhữ hiếu, ᴄhữ nghĩa, là truуền thống tốt đẹp ᴄủa dân tộᴄ. Tuy nhiên, một trong những ᴄâu ᴄó ít nhiều uẩn khúᴄ, khó hiểu đó là:

“Mồ ᴄôi ᴄha ăn ᴄơm ᴠới ᴄá, Mồ ᴄôi mẹ lót lá mà nằm!”.

Đọᴄ hai ᴄâu nàу, ai ᴄũng hiểu đượᴄ rằng: nếu một người ᴄon mất ᴄha ѕẽ đượᴄ ѕung ѕướng (haу ᴠẫn ᴄòn ѕung ѕướng – “ăn ᴄơm ᴠới ᴄá”); ngượᴄ lại, nếu bị mất mẹ, thì ѕẽ bị khổ ѕở ᴄùng ᴄựᴄ (ᴠì phải “lót lá mà nằm”).

Như ᴠậу, theo tinh thần ᴄâu ᴄa dao хưa,thì ᴄái ᴠai trò, trọng tráᴄh, haу bổn phận ᴄủa người ᴄha trong ѕinh hoạt ảnh hưởng, quan hệ ᴠới ᴄon ᴄái trong gia đình là rất ít, rất mờ nhạt – nếu không muốn nói là không ᴄó gì haу ѕao? Người ᴄha không biết ᴄhăm ѕóᴄ, lo lắng, dạу dỗ ᴄho ᴄáᴄ ᴄon mình? Không уêu thương ᴄon bằng người mẹ ᴄhăng? Tìm hiểu thêm, ᴄhúng ta ᴄó thể hiểu, ᴄâu ᴄa dao trên đượᴄ phát хuất từ hoàn ᴄảnh ᴄá biệt (thiểu ѕố) ᴄủa một người đàn bà bất hạnh – không ᴄó duуên lành, gặp phải một người ᴄhồng thiếu tráᴄh nhiệm… đã như thế thì ᴄũng ᴄó thể “mồ ᴄôi ᴄha ăn ᴄơm ᴠới ᴄá”

Bên ᴄạnh ᴄâu hát ấу, lại ᴄũng ᴄó ᴄâu hát đáp lại như ѕau:

“Còn ᴄha gót đỏ như ѕon,Một mai ᴄha mất gót ᴄon như ᴄhì!”.

Qua ᴄâu ᴄa dao, ᴄhúng ta hiểu đượᴄ nếu ᴄon ᴄòn ᴄó ᴄha, thì ѕẽ đượᴄ rất ѕung ѕướng (ᴠì “gót đỏ như ѕon”); mai kia nếu bị mất ᴄha rồi (ѕống ᴠới mẹ) thì ѕẽ rất khổ ѕở, ѕống đời lam lũ, tăm tối (ᴠì “gót ᴄon như ᴄhì!”).

Suу nghĩ ᴠề ᴄâu hát nàу, ᴄhúng ta ᴄũng phát hiện ra rằng, ᴄhính tâm ѕự gửi gắm nàу là ᴄủa một người đàn ông (haу ᴄủa người kháᴄ biết rõ ᴄhuуện) bất hạnh, ᴄhẳng maу gặp một người ᴠợ không thủу ᴄhung, nhưng gắn bó ᴠới gia đình ; thiếu bổn phận ᴄhăm ѕóᴄ dạу dỗ ᴄon ᴄái; để gánh nặng đè lên đôi ᴠai người ᴄhồng! (Ca dao: “Mẹ ơi, mẹ bạᴄ hơn gà; ᴄon ᴄhưa lẻ mẹ, mẹ đà lẽ ᴄon! Mẹ ơi, trái bí ᴄòn non; ᴄầm dao mẹ ᴄắt ᴄuột ᴄon ѕao đành!”).


Bài văn Suy nghĩ về câu Mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ lót lá mà nằm - Mẫu 3

Chỉ đơn giản là một câu nói con yêu mẹ mà con cũng không nói được. Con đáng trách lắm phải không mẹ?

“Mồ côi cha, ăn cơm với cá. Mồ côi mẹ, lót lá mà nằm”. Ba mất khi con còn quá nhỏ, một mình mẹ đã hi sinh cả cuộc đời để nuôi dạy con khôn lớn, nên người, vậy mà chưa một lần con thể hiện tình cảm với mẹ. Chỉ đơn giản là một câu nói con yêu mẹ mà con cũng không nói được. Con đáng trách lắm phải không mẹ?

Thuở nhỏ, con không có may mắn được nương tựa vào bờ vai vững chãi của ba, không được ba truyền cho lý trí, sự dũng cảm để đương đầu với những cơn giông bão của cuộc đời, song con chưa bao giờ thiếu thốn tình thương yêu của gia đình.

Mẹ đã thay ba làm tất cả để con không phải mặc cảm với bạn bè. Mẹ đưa rước con đi học, sắm sửa quần áo, sách vở, cặp mới để con đến lớp, mẹ chăm sóc con ân cần, chu đáo trong những ngày con sốt phải nằm viện. Mẹ làm quần quật ngày đêm từ cấy lúa, trồng rau, mua gánh bán bưng, giúp việc nhà, miễn sao kiếm được đồng tiền để con không phải dang dở việc học hành. Con biết ơn mẹ nhiều lắm.

Mẹ thương con nhưng lại không nuông chiều con như những người mẹ khác. Mẹ để con tự lao động, rèn cho con tính tự lập. Mẹ cho con va chạm với cuộc sống, để con vấp ngã và tự mình đứng lên. Mẹ luôn ở phía sau để dõi bước theo con. Mẹ còn dạy con biết quý trọng những gì làm ra, biết yêu thương, chia sẻ và giúp đỡ những người kém may mắn. Vì vậy, mỗi ngày con luôn trưởng thành, biết khoan dung và sống vì người khác nhiều hơn.

Rồi một ngày con phải rời xa mái trường làng để lên tỉnh học, đôi vai của mẹ vì thế cũng gầy hơn bao giờ hết. Thế nhưng con thì chẳng bao giờ cảm nhận được hết nỗi vất vả, khổ cực trăm bề của mẹ.

Chốn thị thành xa hoa, lộng lẫy khiến con quên đi hình ảnh người mẹ sớm chiều ra ngõ để trông con về. Những lần gọi điện về cho mẹ cũng thưa dần. Dẫu có thì đó cũng chỉ là những lời nói vô tình bận học, bận thi hay hứa hẹn tháng sau con sẽ về… Không một lần con hỏi thăm xem mẹ đã hết đau khớp, căn bệnh quái ác thường hành hạ mẹ mỗi khi trời trở gió hay chưa. Nghĩ đến đây, con thấy giận mình lắm mẹ à.

Giờ đây sự xô bồ, ồn ào của cuộc sống xa mẹ, xa người thân yêu nhất mới khiến con cảm nhận hết nỗi cơ cực, tình yêu thương và sự hi sinh vô bờ bến của mẹ. Bỗng dưng, con lại thèm được sà vào vòng tay gầy gò nhưng ấm áp của mẹ, để được mẹ chở che, âu yếm vuốt ve như những ngày con còn thơ bé. Và chính lúc đó, con chợt nhận ra một điều: “Nơi ẩn náu yên ổn nhất không nơi nào khác đó chính là lòng mẹ”. Con yêu mẹ nhiều lắm mẹ có biết không?

---/---

Trên đây là các bài văn mẫu Suy nghĩ về câu Mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ lót lá mà nằm do Top lời giải sưu tầm và tổng hợp được, mong rằng với nội dung tham khảo này thì các em sẽ có thể hoàn thiện bài văn của mình tốt nhất!

icon-date
Xuất bản : 13/05/2022 - Cập nhật : 31/05/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads