Đề 1 : Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố).
Mở bài:
Giới thiệu khái quát tác giả Ngô Tất Tố và tác phẩm "Tức nước vỡ bỡ".
Giới thiệu về nhân vật Chị Dậu
Thân bài:
+ Hoàn cảnh:
Gia đình khó khăn, bị thế lực quan trên chèn ép, chịu sưu cao thuế nặng, phải đóng sưu cho người em đã chết, khó khăn chồng chất khó khăn
Tính cách:
+ Đảm đang và thương yêu chồng con:
- Lo lắng khi chồng bị đánh đập trở về
- Xin được bát gạo, nấu cháo để chồng ăn và chăm sóc cho chồng, múc cháo phần cho con
- Nhún nhường trước sự hống hách của bọn cai lệ chỉ mong bảo vệ được chồng mình
+ Biết đấu tranh trước những bất công, đàn áp của bọn cai lệ:
- Khi những lời lẽ chịu đựng không khiến chúng tha cho chồng mình, chị đứng lên đấu tranh, phản ứng mạnh mẽ bằng sự kiên quyết trong cả lời nói và hành động của mình.
Kết bài:
Khẳng định lại vẻ đẹp của chị Dậu thể hiện trong tác phẩm
Đề 2 : Số phận và tính cách nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.
Mở bài:
Giới thiệu về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên
Thân bài:
+ Hoàn cảnh của Lão Hạc:
- Vợ lão mất sớm, một mình nuôi con
- Cậu con trai vì bất mãn vì không có tiền cưới vợ mà bỏ đi làm đồn điền cao su mấy năm trời không về
- Lão sống cùng con chó mà lão gọi với cái tên yêu thương là cậu Vàng, sớm hôm vui vầy cùng nó
- Làm thuê kiếm sống
+ Nhân cách:
- Yêu thương con, hết lòng lo lắng cho con
- Đến chết cũng không nỡ bán mảnh vườn vì muốn để lại cho con
- Khổ đau, day dứt, xót xa khi bán đi cậu Vàng vì không có gì cho nó ăn
- Là người rất có lòng tự trọng, không muốn làm phiền tới những người hàng xóm, chấp nhận cái chết đớn đau bằng bả chó
Kết bài:
Khẳng định về ý nghĩa của hình tượng nhân vật Lão Hạc.
Đề 3 : Lấy nhan đề “Tình đời trong chiếc lá”, em hãy viết bài nêu suy nghĩ của mình về đoạn trích truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri.
Mở bài:
Giới thiệu về tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của nhà văn Ô-hen-ry
Nếu vấn đề về tình người trong tác phẩm
Thân bài:
+ Tình bạn của Xiu và Giôn -xi:
- Cùng sống chung, giúp đỡ nhau trong công việc
- Giôn-xi ốm, Xiu hết lòng chăm sóc cho bạn
- Xíu lo lắng khi thấy tinh thần của bạn ngày một suy sụp gắn số phận của mình vào những chiếc lá thường xuân
- Động viên Xiu mỗi ngày cùng cố gắng
+ Sự yêu thương, hy sinh của cụ Bơ-men dành cho Xiu và Giôn-xi:
- Xem Xiu và Giôn- xi như những cô con gái
- Thương xót khi Xiu có những suy nghĩ ngu ngốc về chiếc lá
- Cố gắng vẽ chiếc lá trong đêm mưa gió để mang lại hy vọng sống cho cô gái trẻ
- Đổi lấy hy vọng sống cho cô gái trẻ bằng chính mạng sống của mình
Kết bài:
Khẳng định lại giá trị của tình người trong tác phẩm và ý nghĩa trong đời sống.
Đề 4 : Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go
Mở bài:
Giới thiệu về tác phẩm Mây và sóng của Ta- go
Thân bài:
+ Vẻ đẹp mộng mơ:
- Hình ảnh thiên nhiên, bầu trời cao có áng mây gọi mời bé thơ, dưới biển rộng, có sóng nước mời gọi bé.
- Những trò chơi hấp dẫn lạ lùng nên thơ trên mây, dưới sóng đều rất đẹp, rất thu hút, gợi tả bằng những hình ảnh kiều diễm, lung lĩnh
+ Ý nghĩa sâu sắc bài thơ gửi gắm:
- Thiên nhiên đẹp lạ thường cần được nâng niu, gìn giữ
- Tình cảm mẹ con sâu nặng, bền chặt, không một ai có thể chia cắt, luôn bất diệt và cháy mãi.
Kết bài:
Khẳng đinhn lại vẻ đẹp và ý nghĩa sâu xa mà bài thơ mang lại.
Đề 5 : Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh.
Mở bài:
Giới thiệu khái quát về Tức cảnh Pác Pó và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.
Thân bài:
+ Vẻ đẹp trong cách sống Bác Hồ:
- Sinh hoạt bình dị, gần gũi với thiên nhiên: sáng- bờ suối; tối - vào hàng
- Những thức ăn đạm bạc, sẵn có: cháo bẹ, rau măng
+ Vẻ đẹp trong công việc và lý tưởng của Bác:
- Nơi làm việc còn thiếu thốn, khó khăn: bàn ghế chông chênh
- Kiên trì với việc nghiên cứu cách mạng: dịch sử Đảng
- Lạc quan với lý tưởng của cách mạng cao đẹp giải phóng dân tộc
Kết bài:
Khẳng định lại vẻ đẹp trong nhân cách và lối sống của Bác Hồ thể hiện trong bài thơ.
Đề 6 : Trình bày suy nghĩ về khổ thơ kết thúc bài “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
Mở bài:
Giới thiệu khái quát về bài thơ và khổ cuối tác phẩm "Ánh trăng" của Nguyễn Duy
Thân bài:
+ Ánh trăng vẫn cứ xinh đẹp, dịu hiền và tròn đầy trên bầu trời cao dẫu cho thời gian chảy trôi, con người thay đổi, vô tình và lãng quên
+ Ánh trăng không trách móc, chẳng hờn giận hay buông lời nặng lòng, vậy mà vẫn khiến lòng người day dứt khó tả
+ Trăng đã thức tỉnh con người, thức tỉnh những kẻ dại khờ dễ dàng quên đi quá khứ ân tình, để con người thấy ăn năn, " giật mình" nhận ra những lỗi lầm của bản thân
Kết bài:
Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ
Đề 7 : Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
Mở bài:
Giới thiệu về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Bằng Việt
Thân bài:
+ Bếp lửa gắn với những kỉ niệm lúc ấu thơ những ngày còn khó khăn của tuổi thơ tác giả
+ Bếp lửa gắn với những kỉ niệm bên bà, những ân cần bảo ban dạy dỗ, chăm sóc của bà dành cho cháu
+ Bếp lửa đã thắp lên ngọn lửa của niềm tin yêu, của hy vọng trong trái tim cháu
+ Bếp lửa đã truyền cho cháu những ước mơ, khát vọng và là hành trang trọng mỗi bước đường trưởng thành của cháu
+ Bếp lửa là biểu tượng của tình thân, của tình yêu gia đình, quê hương và tình yêu đất nước.
Kết bài:
Khẳng định lại ý nghĩa của hình ảnh bếp lửa
Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 9 siêu ngắn tập 2