a. Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì? Đặt nhan đề
Văn bản nghị luận về vẻ đẹp của anh thanh niên đang làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu tại Sa Pa
- Đặt nhan đề cho văn bản: “Vẻ đẹp của người thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa”
b. Tìm luận điểm
- Vẻ đẹp của anh thanh niên trước hết thể hiện ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm hết mực với công việc lắm gian lao, khổ cực của mình “Trước hết người thanh niên này đẹp ở tình yêu đời, yêu nghề,…”
- Tiếp đó là vẻ đẹp của tinh thần hiếu khách, biết quan tâm đến người khác một cách chu đáo, nhiệt thành xuất phát từ nỗi” thèm người” của 1 chàng thanh niên vì đặc thù công việc mà phải ở nơi heo vắng, xa xôi “ Sống trong hoàn cảnh như thế …”
- Tuy làm công việc rất vất vả và luôn hi sinh một cách thầm lặng nhưng anh thanh niên vô cùng khiêm tốn “ Công việc vất vả, có những đóng góp quan trọng cho đất nước như thế …”
c. Người viết lập luận như thế nào? nhận xét luận cứ
- Đầu tiên là câu nêu chủ đề bài viết thể hiện: anh thanh niên là người hội tụ những phẩm chất cao quý
- Sau đó liền liệt kê 3 luận điểm thành 3 đoạn văn và chứng minh nó ( xem mục 3 luận điểm đã được nêu ở câu b)
- Chốt lại và mở rộng vấn đề: Cuộc sống con người là kết tinh của những sự phấn đấu, hi sinh thầm lặng. Tấm lòng nhiệt thành, yêu lao động, yêu cuộc sống như anh thanh niên thực sự rất đáng quý, đáng trân trọng
- Ở luận điểm 1: tác giả liệt kê 1 loạt những gian khổ mà anh gặp phải, sau đó phân tích màn đối đáp giữa anh và những người khách xa lạ, qua đó làm nổi bật sự lạc quan, yêu đời của anh dù hoàn cảnh có bao nhiêu gian khổ, nhọc nhằn.
- Ở luận điểm 2: tác giả liệt kê 1 loạt hành động làm dẫn chứng cho tính hiếu khách của anh thanh niên: biếu bác lái xe củ tam thất, hái hoa tặng cô kĩ sư,…
- Ở luận điểm 3, qua cách mà anh thanh niên nói về những người lao động khác đã thể hiện tính tôn trọng công việc và khiêm tốn của anh.
- Vấn đề nghị luận: Hoàn cảnh bị đẩy vào sự lựa chọn nghiệt ngã của nhân vật lão Hạc, qua đó khắc họa được vẻ đẹp nhân cách của nhân vật.
- Các ý của đoạn văn:
+ Lão Hạc bị đặt vào tình hướng phải lựa chọn giữa cái sống và cái chết;
+ Lão Hạc đã chọn chết trong thay vì phải sống khổ, sống nhục.
- Bằng những cách lập luận trên, nhân vật Lão Hạc được khắc họa là một con người giàu lòng tự trọng và rất ngay thẳng. Kể cả khi đứng giữa ranh giới sống – chết, lão vẫn giữ cho mình một nhân cách sống cao đẹp, thà chết chứ không để mình bị tha hóa biến chất.
Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 9 ( chi tiết)