Đề 1: Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ (Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng)
- Giới thiệu tác giả
- Giới thiệu đoạn trích
+ Vị trí: Đoạn trích Trong lòng mẹ là chương IV của tác phẩm.
+ Nội dung: Đoạn trích vừa ghi lại những kì ức tuổi thơ cay đắng của Nguyên Hồng đồng thời cũng là mẩu chuyện đầy cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng.
- Giới thiệu vấn đề: Đoạn trích thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng nhưng cũng đầy trắc trở của nhân vật.
- Hoàn cảnh của Nguyên Hồng
+ Mồ côi cha từ nhỏ, mẹ phải tha phương cầu thực.
+ Cậu bé sống thiếu thốn hơi ấm gia đình và còn phải chịu sự ghẻ lạnh của người cô.
+ Do vậy mà lúc nào cậu bé cũng nhớ mẹ, khát khao được gặp mẹ, sống trong tình mẹ.
- Tình thương của bé Hồng dành cho mẹ
+ Chưa bao giờ cậu nguôi nỗi nhớ mẹ trong suốt khoảng thời gian mẹ đi kiếm sống xa nhà.
+ Cậu đau khố khi biết được hoàn cảnh sống nghèo khổ, lay lắt của mẹ
+ Khi nghe cô nói xấu mẹ mình, cậu không những không căm ghét, ghẻ lạnh mẹ mà còn thấy thương mẹ nhiều hơn. Tình thương ấy càng bền vững và sâu sắc hơn khi cậu phải đối diện với những lời miệt thị và khinh miệt của những người trong gia đình nói về mẹ cậu
+ Vui mừng khi thoáng nhìn thấy một người phụ nữ ngồi trên xe và đã nghĩ ngay đó là mẹ mình.
+ Cảm giác hạnh phúc ngập tràn, được mơn man trong da thịt khi được sà vào lòng mẹ, được mẹ vỗ về ôm ấp.
- Tình cảm của mẹ dành cho bé Hồng
+ Dù biết rằng sẽ phải đối diện với những lời mỉa móc, cay nghiệt của miệng đời và của gia đình chồng nhưng người mẹ ấy vẫn trở về nhà trong ngày giỗ đồng của chồng chỉ cốt để gặp lại con.
+ Dù hoàn cảnh khó khăn, phải tha hương cầu thực nhưng người mẹ ấy luôn mong được sống bên con để yêu thương, chăm sóc con.
- Suy nghĩ của bản thân về tình mẫu tử thiêng liêng
+ Đây là thứ tình cảm thiêng liêng, sâu sắc nhất.
+ Dù ở hoàn cảnh nào thì tình cảm ấy không những không bị vùi dập, tàn lụi mà càng trở nên sâu sắc, mãnh liệt.
+ Tình cảm ấy giúp con người có thêm niềm tin để vượt lên hoàn cảnh khốn khó, khắc nghiệt để tiếp tục sống, tiếp tục mơ ước về ngày được đoàn tụ.
- Tác phẩm khẳng định sức sống bất diệt của tình mẫu tử
- Qua đó thắp lên trong ta niềm tin về vẻ đẹp tình mẫu tử và luôn xem đó là nguồn động lực để vượt lên tất cả và vui sống.
Đề 2: Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Giới thiệu tác giả
- Giới thiệu tác phẩm Làng
- Khái quát về những chuyển biến trong tình cảm của người nông dân Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (lưu ý chỉ liệt kê qua, không phân tích cũ tránh bị trùng lặp với thân bài).
a. Tóm tắt câu chuyện
Ông Hai là người làng Chợ Dầu nhưng phải tản cư do chiến tranh. Tuy phải xa làng mình nhưng lúc nào ông cũng nhớ làng và luôn dõi theo tin tức cách mạng.. Khi nghe tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc, càng yêu làng bao nhiêu thì ông càng đau khổ, xấu hổ, nhục nhã bấy nhiêu. Ông thu mình lại trong căn nhà mình mà không dám tiếp xúc với những người xung quanh bởi sợ nghe đồn về làng ông theo giặc. Càng buồn hơn khi ông nghe tin rằng người ta không cho những người làng ông ở nhờ vì là làng Việt gian. Bao nỗi niềm ấy ông chẳng biết tỏ cùng ai nên đành nói chuyện với thằng con út cho vơi nỗi buồn. Chỉ khi nghe được tin báo làng của ông vẫn giữ vứng truyền thống anh hùng thì tâm trạng ông trở nên vui vẻ, thoải mái hơn. Tình yêu làng và tự hào lại càng dâng trào trong ông.
b. Tình yêu dành cho làng
(1) Nghe tin kháng chiến nổ ra, dù biết sẽ phải đối diện với nguy hiểm cận kề nhưng ông Hai không muốn đi tản cư
+ Muốn sống mãi với quê hương, gắn bó như máu như thịt.
+ Ông muốn chết trên mảnh đất quê hương chứ không muốn tản cư
→ Bởi quá yêu nơi chôn rau cắt rốn của mình nên ông không muốn rời xa nơi gắn bó với mình như máu thịt, dù có chết cũng là chết ở quê hương mình chứ không muốn sống ở nơi tản cư. Có thể nói rằng, tình yêu đất nước của ông Hai đã ẩn sâu trong tình yêu làng quê. Nhưng cuối cùng gia đình ông Hai cũng phải đến nơi tản cư.
(2) Ở nơi tản cư
+ Ông Hai chưa bao giờ nguôi ngoai nỗi nhớ làng Chợ Dầu của ông. Mọi kí ức về từng nếp nhà, lũy tre, con người quê ông đều in đậm trong kí ức của người con vì hoàn cảnh mà buộc phải xa xứ này.
+ Ông đi đầu cũng kể về cái làng Chợ Dầu của mình.
(3) Sự đấu tranh khi nghe tin làng theo giặc
+ Đùng một cái, ông nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc
=> Bàng hoàng, không tin đó là ngôi làng ông hằng yêu quý, tự hào lại có thể theo giặc => Nỗi tục nhục, đau đớn, sụp đổ đặt nặng lên ông.
+ Đấu tranh giữa tình yêu làng và lý tưởng cách mạng, độc lập dân tộc. Cuối cùng, tình yêu nước mãnh liệt hơn, ông tin yêu theo Đảng, theo cụ Hồ. Đứng giữa sự lựa chọn đầy nghiệt ngã ấy, ông quyết không vì làng mà bỏ kháng chiến.
+ Cuối cùng, khi hay tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính khiến ông như trút đi gánh nặng, khiến ông lại càng yêu làng, yêu nước.
c. Rút ra sự chuyển biến trong tình cảm của người nông dân
+ Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai là tiêu biểu cho tình cảm của người nông dân có ý thức giác ngộ cao: tình yêu làng hòa quyện trong mối quan hệ với tình yêu đất nước, thống nhất và sâu đậm.
+ Yêu nước chính là vì cái chung, vì lý tưởng cách mạng chứ không vì tình cảm vị kỉ mà ảnh hưởng đến cái chung.
→ Bước chuyển đáng kể trong nhận thức và tình cảm của người nông dân trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Khẳng định vị trí của Kim Lân và tác phẩm Làng trong nền văn học Việt Nam giai đoạn bấy giờ
- Tình yêu làng hòa quyện, thống nhất với tình yêu nước của người nông dân trong kháng chiến chống Pháp.
Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 9 ( chi tiết)