logo

Soạn bài: Vượt thác (chi tiết)

TOPLOIGIAI giới thiệu đến các bạn phần Soạn bài Vượt thác của nhà văn Võ Quảng, các bạn hãy cũng chúng tôi cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ cùng với những con người dũng cảm, gan dạ chống chọi với sức manh của thiên nhiên


Tóm tắt Vượt thác

Soạn văn 6: Vượt thác | Soạn văn lớp 6 chi tiết


Soạn bài Vượt thác

Câu 1 (trang 40 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Bố cục

Đoạn trích được chia làm 3 đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến … chân thác nước

+ Đoạn 2: Tiếp đến … Cổ Cò.

+ Đoạn 3 : Còn lại

Soạn văn 6: Vượt thác | Soạn văn lớp 6 chi tiết

Câu 2 (trang 40 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

- Cảnh dòng sông hai bên bờ:

+ Đoạn sông ở vùng đồng bằng: hai bên bờ rộng rãi, trù phú với những bãi dâu bạt ngàn…

+ Sắp đến đoạn nhiều thác ghềnh: Vườn tược um tùm, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt , núi cao như đột ngột hiện ra trước mặt

- Vị trí quan sát để miêu tả: trên con thuyền đang di chuyển và vượt thác

- Vị trí quan sát này vô cùng thích hợp vì phạm vi cảnh rộng lại thay đổi liên tục vì vậy việc chọn vị trí này sẽ giúp tác giả miêu tả sinh động và rõ nét hơn

Câu 3 (trang 40 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

- Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả: thuyền vùng vàng cứ chực trụt xuống quay đầu chạy về, rồi thuyền cố lấn lên …

- Chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của Hương Thư:

+ Ngoại hình: đánh trần, như một pho tượng đúc đồng, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, như hiệp sĩ oai linh hùng vĩ…

+ Động tác: ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại, những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt

- Được so sánh như một pho tượng đúc đồng, như hiệp sĩ oai linh hùng vĩ -> ngoại hình hiện lên gân guốc, vững chắc vô cùng vững mãnh, tư thế hiên ngang của con người trước thiên nhiên

⇒ Nghệ thuật miêu tả cảnh, miêu tả người từ điểm nhìn của con thuyền cảnh con thuyền vượt thác trên sông Thu Bồn hiện lên với vẻ đẹp kì vĩ và sức mạnh của con người lao động oai phong sẵn sàng chinh phục thiên nhiên

Câu 4 (trang 40 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ trên bờ sông. Hãy chỉ ra và cho biết tác giả đã sử dụng cách chuyển nghĩa nào ở mỗi hình ảnh và nêu ý nghĩa của từng trường hợp.

+ “Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.”:

như báo trước về khúc sông dữ, chứa đầy hiểm nguy, vừa như mách bảo con người phải chuẩn bị tinh thần, sức mạnh sẵn sàng vượt thác

+ “Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom  xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.”:

⇒ Thể hiện tâm trạng hứng khởi, tự hào trước sự mạnh mẽ của con người vượt qua thác ghềnh nguy hiểm đưa con thuyền tiếp tục vượt mọi gian khó tiến về phía trước.

Câu 5 (trang 40 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Cảm nhận như thế nào về hình ảnh con người và thiên nhiên qua văn bản.

Thiên nhiên hiện lên trong “ Vượt thác” qua mắt nhìn của tác giả là con sông Thu Bồn cũng có phần thơ mộng, bình yên những cũng không kém phần dữ dằn, hùng vĩ. Trước thiên nhiên dữ dằn hình ảnh con người lao động hiện lên oai hùng lẫm liệt, dù cho thiên nhiên có dữ dằn đến đâu thì con người cũng vượt qua. Thông qua tác phẩm nhà văn muốn thể hiện sức mạnh và quyết tâm của con người luôn muốn chinh phục thiên nhiên và cũng khẳng định sẽ chinh phục được thiên nhiên.


Cảm nhận về nhân vật Dương Hương Thư trong Vượt thác

Soạn văn 6: Vượt thác | Soạn văn lớp 6 chi tiết

Tham khảo các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác